Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng, Công thức tính khoảng vân giao thoa và Bài tập vận dụng – Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng, Công thức tính khoảng vân giao thoa và Bài tập vận dụng. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là hiện tượng trong vùng hai chùm sáng gặp nhau lại có những vạch tối, những vạch tối này là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau.

Vậy hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì, thí nghiệm Y-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng thực hiện như thế nào? Công thức tính khoảng vân sáng, vân tối trong giao thoa ánh sáng viết như nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn Đang Xem: Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng, Công thức tính khoảng vân giao thoa và Bài tập vận dụng

I. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì?

– Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

– Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.

II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì?

1. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng

– Thí nghiệm được minh họa như hình sau:

Hiện tượng giao thoa ánh sáng

– Ánh sáng từ đèn D qua khe hẹp F, rồi F1,F2 tới màn M, khi đó trên M trông thấy một hệ vân có nhiều màu.

– Đặt lăng kính màu K (đỏ) thì trên màn M chỉ có những vạch sáng đỏ và tối xen kẽ, song song và cách đều nhau.

– Như vậy, từ thí nghiệm Y-âng chứng tỏ rằng hai chùm ánh sáng cũng có thể giao thoa được với nhau, nghĩa là ánh sáng có tính chất sóng.

– Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Những vạch sáng và tối xen kẽ nhau chính là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng.

2. Vị trí các vân sáng, công thức và cách tính

vị trí các vân ánh sáng

– Với a = F1F2; D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa F1F2đến màn M; d1, d2 là khoảng cách từ A tới F1, F2.

• Gọiλ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc thì:

Công thức xác định vị trí các vân sáng (cực đại) xs:

1572669536wcm65qt6kn 1639651652

1572669538albqmaz4cp 1639651652

15726695399cty0aawlc 1639651652

Công thức xác định vị trí các vân tối (cực tiểu) xt:

1572669541pd6bor3995 1639651653

1572669542ugitvw1e9v 1639651653

1572669544vqpzaflday 1639651653

3. Khoảng vân, định nghĩa, công thức cách tính

– Định nghĩa: Khoảng vân i là khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp.

– Công thức tính khoảng vân:

15726695458f07r7lkl3 1639651654

Xem Thêm : Vật Lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 30

– Tại điểm O là vân sáng bậc 0 của mọi bức xạ, vân chính giữa hay vân trung tâm, hay vân số 0.

4. Ứng dụng của giao thoa ánh sáng

– Đo bước sóng ánh sáng,vì nếu biết i, a, D thì từ:1572669547b5kq6vv5p0 1639651654

III. Bước sóng ánh sáng và màu sắc

1. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng trong chân không xác định.

2. Các ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ 380 nm (ứng với màu tím trên quang phổ) đến chừng 760 nm (ứng với màu đỏ) mới gây ra cảm giác sáng là các ánh sáng nhìn thấy được (khả kiến).

3. Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0 đến ∞. Nhưng chỉ các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm là giúp được cho mắt nhìn mọi vật và phân biệt màu sắc.

4. Bảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy trong chân không:

bảng bước sóng ánh sáng trong chân không

IV. Bài tập về Giao thoa ánh sáng

* Bài 1 trang 132 SGK Vật Lý 12:Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y–âng là gì?

° Lời giải bài 1 trang 132 SGK Vật Lý 12:

– Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y–âng là ánh sáng có tính chất sóng.

* Bài2 trang 132 SGK Vật Lý 12:Viết công thức xác định vị trí các vân sáng?

° Lời giải bài2 trang 132 SGK Vật Lý 12:

–Công thức xác định vị trí các vân sáng:1572669548b3vnktoipt 1639651654

– Trong đó:

k: bậc giao thoa, là các số nguyên.

a: là khoảng cách giữa 2 khe

D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh.

λ: là bước sóng ánh sáng

* Bài3 trang 132 SGK Vật Lý 12:Viếtcông thức tính khoảng vân.

° Lời giải bài3 trang 132 SGK Vật Lý 12:

–Công thức tính khoảng vân:157266955071ucrvfb2r 1639651655

– Trong đó:

λ: là bước sóng ánh sáng

D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh.

a: là khoảng cách giữa 2 khe

* Bài4 trang 132 SGK Vật Lý 12:Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng nào?

° Lời giải bài4 trang 132 SGK Vật Lý 12:

Xem Thêm : Vật lý 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng, Công thức định luật Faraday về cảm ứng điện từ và bài tập

– Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm.

* Bài5 trang 132 SGK Vật Lý 12:Nêu những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc.

° Lời giải bài5 trang 132 SGK Vật Lý 12:

¤ Những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc:

– Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.

– Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

– Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định, gọi là màu đơn sắc.

– Các ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ 380 nm (ứng với màu tím) đến 760 nm (ứng với màu đỏ) mới gây ra cảm giác sáng. Đó là các ánh sáng nhìn thấy được.

* Bài6 trang 132 SGK Vật Lý 12:Chỉ ra công thức đúng để tính khoảng vân.

A.157266955071ucrvfb2r 1639651655

B. C.1572669554wbiatchp9i 1639651655 D.1572669556npwabqd59g 1639651656

° Lời giải bài 6 trang 132 SGK Vật Lý 12:

¤Chọn đáp án: A.157266955071ucrvfb2r 1639651655

* Bài 7 trang 133 SGK Vật Lý 12:Chọn câu đúng. Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng λ bằng:

A.0,589mm B.0,589nm C.0,589μm D.0,589pm

° Lời giải bài7 trang 133 SGK Vật Lý 12:

¤Chọn đáp án: C.0,589μm

–Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng λ≈ 589nm = 0,589μm

(chú ý: 1mm = 10-3m; 1μm = 10-6m; 1nm = 10-9m; 1pm = 10-12m)

* Bài8 trang 133 SGK Vật Lý 12:Trong một thí nghiệm Y–âng với a= 2mm, D = 1,2 m, người ta đo được i = 0,36 mm. Tính bước sóng λ và tần số f của bức xạ.

° Lời giải bài8 trang 133 SGK Vật Lý 12:

– Bài ra, ta có: a = 2mm = 2.10-3(m); i = 0,36mm = 0,36.10-3(m)

– Từ công thức tính khoảng vân, ta có công thức bước sóng:

15726695592vqw8lc1p8 1639651656

1572669560r18dgr6azq 1639651656

– Ta lại có: 1572669562c4k5ojf8iz 1639651657

nên ta suy ra tần số của bức xạ:

– Đáp số:λ = 0,6μm; f = 5.1014(Hz).

Hy vọng với bài viết Giao thoa ánh sáng, Công thức tính khoảng vân giao thoa và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để bmt.edu.vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt

Nguồn: https://bmt.edu.vn
Danh mục: Vật lý

Xổ số miền Bắc