Vì sao nhân viên cần văn hóa công sở lành mạnh?

Nghiên cứu của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte cho thấy 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng với thành công của doanh nghiệp.

Dưới đây là những tác dụng quan trọng của văn hóa công sở lành mạnh

Thu hút và giữ chân nhân viên

Văn hóa công sở tích cực được xây dựng dựa trên công việc có ý nghĩa, giao tiếp cởi mở và các giá trị cốt lõi. Khi nhân viên được làm việc trong môi trường lành mạnh như thế, rất ít người muốn nghỉ việc.

Để thu hút các ứng viên hàng đầu và giữ chân họ, các tổ chức cần giúp nhân viên mới được hưởng văn hóa công sở tích cực, thể hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ngay từ ngày đầu. Điều này giúp nhân viên nhanh chóng kết nối với doanh nghiệp, cũng như tích cực thể hiện vai trò của mình ở đó.

Dữ liệu của Workhuman iQ (công ty chuyên phân tích trải nghiệm nhân viên) cho thấy, một nhân viên đánh giá văn hóa công ty của họ càng cao thì khả năng họ rời bỏ công ty càng thấp.

Khi các tổ chức áp dụng chính sách nhằm nâng cao trải nghiệm của người lao động, chẳng hạn công nhận nỗ lực của họ và giờ làm việc linh hoạt, nhân viên sẽ cảm thấy yên tâm, được hỗ trợ trong công việc.

Tăng sự gắn bó của nhân viên

Văn hóa công sở tích cực thay đổi và phát triển dựa trên các nhu cầu, thái độ khác nhau của nhân viên, cũng như có các cơ chế để ngăn chặn, giải quyết các vấn đề độc hại. Với những cơ chế này, nhân viên làm việc tốt hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Văn hóa công sở tích cực sẽ như thế nào?

Cở mở cảm xúc

Đối với Nataly Kogan, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Happier, chỉ khi quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của chính mình, cô ấy mới có thể tạo văn hóa làm việc tích cực cho nhân viên.

“Thực hành cởi mở cảm xúc là rất cần thiết không chỉ với người khác mà với chính chúng ta. Cảm xúc giả tạo bên ngoài là giả vờ thấy tốt khi bạn không thoải mái. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây kiệt sức, một dạng lao động tình cảm khiến bạn không còn năng lượng”, cô nói.

Thấy an toàn và yêu thích nơi làm việc

Tiến sĩ Patrick Malone nghiên cứu động lực tại nơi làm việc trong hơn hai thập kỷ nhận thấy tài chính, năng suất không đóng vai trò quyết định. Yếu tố quyết định là sự an toàn về tâm lý – thứ đang ngày càng ít hơn trong những năm gần đây.

Tiến sĩ Zina Sutch nói: ”Nếu bạn tạo ra không gian làm việc có tình yêu và sự tôn trọng, tình trạng cạn kiệt cảm xúc giảm xuống, nhân viên ít nghỉ hơn. Tinh thần đồng đội của nhân viên tăng, sự hài lòng cũng sẽ tăng lên”.

Có hy vọng và lòng biết ơn thành

Dan Tamasulo, giáo sư tâm lý học tại ĐH Columbia cho biết, có bốn yếu tố thực sự quan trọng đối với kinh doanh và công việc, là hy vọng, sự tự tin, khả năng phục hồi và lạc quan.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “trong nghiên cứu của tôi, điều quan trọng nhất là hy vọng”.

Văn hóa công sở bền vững là văn hóa cung cấp cho nhân viên sự hỗ trợ và nguồn lực để xây dựng vốn tâm lý để họ có thể làm việc tốt nhất. Xây dựng không gian để nhân viên cảm nhận những điều này một cách cởi mở trong môi trường làm việc, đặc biệt là niềm hy vọng, làm tăng hạnh phúc và khả năng phát triển.

Đề cao tính nhân văn trong công việc

Các tổ chức trong tất cả các ngành, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe, có thể tiếp thêm nhân văn vào văn hóa nơi làm việc.

Tất cả chúng ta đều là con người với những mong muốn và nhu cầu riêng biệt, nhưng khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dành cả ngày để chăm sóc người khác, họ rất dễ quên đi nhu cầu của chính mình.

Nhật Minh (Theo workhuman)