Vị trí, ý nghĩa, vai trò của thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông – 123docz.net

8. Cấu trúc của Luận văn

1.3.1. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông

Yếu tố cốt lõi nhất trong quá trình dạy học diễn ra trên lớp là mục tiêu dạy
học (MTDH), nội dung dạy học (NDDH), phương pháp dạy học (PPDH), GV và
HS, TBDH. Các yếu tố này có sự tác động, liên kết, hỗ trợ qua lại cho nhau. Ở
đó TBDH được xem là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy

học, là vật chất thể hiện mục tiêu và phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học là
chiếc cầu nối mà GV và HS sẽ tương tác qua lại để chiếm lĩnh tri thức và đạt
được mục tiêu đề ra. Thiết bị dạy học có vai trò to lớn trong việc thực hiện nguyên
lý “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội”.

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố của quá trình dạy học (Theo tài liệu ôn tập nghiệp vụ
chuyên ngành thiết bị)

Trong quá trình dạy học, TBDH chịu sự chi phối của nội dung và PPDH.
Ngược lại, TBDH có vai trò hỗ trợ cho nội dung và PPDH. Nội dung dạy học sẽ
quy định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi khi sử dụng TBDH nhất thiết
phải tính đến một cách toàn diện các đặc điểm về nội dung, chương trình. Mỗi
TBDH khi được sử dụng cần được cân nhắc, lựa chọn để phù hợp với nội dung,
đáp ứng được các yêu cầu về khoa học, thẩm mỹ, an toàn cho GV và HS nhằm
đạt được MTDH đã đề ra. Thiết bị dạy học sẽ giúp GV tổ chức tốt quá trình học
tập, HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể tự khai thác nội dung chương trình,
TBDH nếu có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chủng loại, đảm bảo về chất
lượng và phù hợp với nội dung chương trình sẽ có tác dụng lớn đến việc thực
hiện có hiệu quả PPDH. Vì vậy, TBDH là một bộ phận không thể thiếu của
PPDH. Hầu hết các TBDH hiện nay đều là các sản phẩm khoa học kĩ thuật có

tính năng động và mục đích sư phạm rõ rệt, chứa đựng hàm lượng tri thức phong
phú, đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức.

Thiết bị dạy học đóng vai trò là “người minh chứng khách quan” những
vấn đề lý luận, liên kết giữa lý luận và thực tiễn. Mặt khác, TBDH là phương tiện
thực nghiệm, trực quan. Bất kì một hoạt động nào của con người cũng luôn đi
liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động. Vì vậy, TBDH sẽ tạo ra sự
trọn vẹn của hoạt động nhận thức.

Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học
và nâng cao chất lượng giáo dục.

Thiết bị dạy học được xem là một nhân tố quan trọng để đổi mới PPDH.
Ngoài mối quan hệ với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. TBDH còn có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động mạnh đến các thành tố khác như GV (người dạy,
người tổ chức, điều khiển) và HS (người học, chủ thể tự điều khiển) của quá trình
dạy học nhằm tạo nên sự cộng tác tối ưu giữa lực lượng tham gia quá trình dạy
học với các thành tố khác của quá trình dạy học.

Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học còn giúp làm giảm lối dạy học truyền
thống, truyền thụ một chiều, “thầy đọc, trò chép”, tăng cường lối dạy học “lấy
người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác
trong hoạt động học tập, nghiên cứu, trong cả cách tiếp cận tri thức, lĩnh hội tri
thức và trình bày những tri thức đã lĩnh hội được. TBDH được xem là phương
tiện và điều kiện quan trọng để tiến hành quá trình dạy học tích cực. TBDH nếu
đủ và đa dạng sẽ cho phép tổ chức nhiều hình thức hoạt động dạy học phong phú
góp phần vào việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học.

Thiết bị dạy học được xem là nhân tố đảm bảo chất lượng dạy học. Do đặc
trưng của tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể nên trong quá trình dạy học, việc sử
dụng phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu kiến
thức của HS. Khoa học đã chứng minh rằng trong các kênh thu nhận thông tin
thì kênh hình có hiệu quả cao hơn. Với các hình ảnh trực quan mà TBDH mang
lại sẽ giúp tạo ấn tượng, biểu tượng về kiến thức cho HS, từ đó giúp các em ghi
nhớ nhanh hơn, lâu bền hơn kiến thức. Đồng thời TBDH còn góp phần đảm bảo

chất lượng các kiến thức trong dạy học như tính chính xác, khoa học, tổng quát,
hệ thống, chuyển hóa, vận dụng được và bền vững…

Thiết bị dạy học góp phần nâng cao hiệu quả sư phạm. Thiết bị dạy học
đặc biệt là các TBDH hiện đại có ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông
tin và truyền thông là công cụ lao động của người GV, giúp GV tổ chức, điều
khiển hoạt động nhận thức của học sinh dễ dàng hơn. Sử dụng hiệu quả và hợp
lý TBDH trong dạy học sẽ giúp giảm lý thuyết, tiết kiệm thời gian để mô tả, thể
hiện được những yếu tố trong thực tế không thể quan sát, tiếp cận được. Các
TBDH hiện đại góp phần xây dựng hệ thống kiến thức, củng cố và vận dụng nó
vào thực tiễn. Thiết bị dạy học không những tạo điều kiện nghiên cứu kĩ hơn các
sự vật hiện tượng mà còn cho phép tìm hiểu các vấn đề trìu tượng một cách cụ
thể và tường minh hơn. Nhờ các TBDH, một lượng thông tin lớn của bài học có
thể được hình ảnh hóa, mô hình hóa, trực quan hóa, phóng to, thu nhỏ, làm nhanh
hay chậm… mang lại cho người học một “không gian học tập” rộng, gần với
thực tế hơn. Thiết bị dạy học có khả năng hỗ trợ rất lớn cho người dạy và người
học như đẩy nhanh tốc độ truyền tải thông tin mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
Việc thực hiện các PPDH tích cực có sự hỗ trợ của TBDH sẽ tạo ra và mở rộng
vùng cộng tác giữa GV và HS, rèn luyện kĩ năng thực hành nhằm củng cố kiến
thức đồng thời làm tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu, kích thích tính chủ động,
tích cực, sáng tạo, tăng cường độ lao động của cả GV và HS trong suốt quá trình
dạy học, tăng cường kĩ năng, kĩ xảo cho HS, học đi đôi với hành, bài học được
gắn với đời sống thực tế, nhờ vậy, không khí học tập trở nên sôi nổi từ đó nâng
cao hiệu quả học tập.

Thiết bị dạy học phản ánh các đối tượng nghiên cứu, phản ánh quá trình
dạy học. Thiết bị dạy học chứa đứng trong nó di sản vật chất và phi vật chất của
các thế hệ trước để lại. Đó là các thông tin về các đối tượng vật chất. Ngoài ra,
TBDH còn là biểu trưng văn hóa của nền giáo dục. Nó là phương tiện để tái hiện
kiến thức và phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học, giúp rút ngắn quá
trình nhận thức và tạo niềm tin khoa học cho người học.

Xổ số miền Bắc