Việt Nam vượt mặt Indonesia và Thái Lan, đứng top 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới
Bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới của US News & World Report dựa trên những đánh giá khách quan về mức độ ảnh hưởng của các quốc gia, chính sách đối ngoại cũng như sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của các quốc gia trên toàn cầu.
Bảng xếp hạng này là một phần của báo cáo thường niên “Các quốc gia tốt nhất thế giới”, bao gồm 85 quốc gia dựa trên phản hồi của 17.000 người tham gia.
Những quốc gia đứng đầu khá vững vàng
3 vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng không có gì thay đổi so với năm 2021. Trong top 30 các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, Mỹ vẫn đứng ở vị trí thứ 1 với GDP 23 triệu USD, tiếp đến là Trung Quốc và Nga.
Đức đã vươn lên 2 bậc từ vị trí thứ 6 lên thứ 4 trong khi Ấn Độ tụt hạng mạnh từ vị trí thứ 4 xuống 13.
Vương quốc Anh và Hàn Quốc đều tăng hạng lần lượt lên hạng 5 và 6, khiến Pháp phải lùi về hạng 7. Nhật Bản tụt xuống 1 hạng và đứng ở vị trí thứ 8.
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đi từ hạng 11 lên đến hạng 9 trong khi Israel vẫn vững vàng ở hạng 10.
Về dân số, Trung Quốc vẫn đang đứng đầu thế giới với 1,41 tỷ người. Tuy nhiên, dân số Ấn Độ có khả năng sẽ đuổi kịp và thậm chí vượt qua cả Trung Quốc. Dân số của hai quốc gia này đang bỏ xa các quốc gia còn lại.
STT
Quốc gia
GDP (tỷ USD)
Dân số
(triệu người)
1
Mỹ
23.000
332
2
Trung Quốc
17.700
1.410
3
Nga
17.800
143
4
Đức
4.220
83,1
5
Vương quốc Anh
3.190
67,3
6
Hàn Quốc
1.800
51,7
7
Pháp
2.940
67,5
8
Nhật Bản
4.940
126
9
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất
359
9,99
10
Israel
482
9,36
11
Ả Rập Xê-út
834
35,3
12
Canada
1.990
38,2
13
Ấn Độ
3.170
1.390
14
Ukraine
200
43,8
15
Italy
2.100
59,1
16
Úc
1.540
25,7
17
Thổ Nhĩ Kỳ
815
85
18
Iran
232
85
19
Tây Ban Nha
1.430
47,3
20
Thuỵ Sĩ
813
8,7
21
Brazil
1.610
214
22
Thuỵ Điển
627
10,4
23
Qatar
180
2,93
24
Hà Lan
1.020
17,5
25
Bỉ
600
11,6
26
Singapore
397
5,45
27
Đan Mạch
397
5,86
28
Belarus
68,2
9,34
29
Mexico
1.290
130
30
Việt Nam
363
98,2
Nguồn: US News & World Report
Sự thăng hạng của Việt Nam
Những cải cách chính sách kinh tế Đổi Mới bắt đầu từ năm 1986 đã giúp Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia hiện đại và cạnh tranh hơn. Việt Nam cũng đang nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững thông qua thương mại và công nghiệp cởi mở, bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất hàng may mặc, chế tạo máy và khai thác mỏ.
Theo US News & World Report, Mỹ hiện là đối tác thương mại nổi bật nhất của Việt Nam. Quan hệ này được củng cố bởi chuyến thăm của cựu Tổng thống Obama tới Việt Nam vào năm 2016.
Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh hội nhập quốc tế khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tham gia đàm phán thương mại tự do với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2010.
Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên của Liên Hợp Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cùng với các tổ chức quốc tế khác.
Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng lọt vào danh sách 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và đứng ở vị trí thứ 26.
Bên cạnh đó, Indonesia xếp thứ 33 và Thái Lan xếp thứ 36.
Như vậy, Việt Nam đã ‘vượt mặt’ Indonesia và Thái Lan và đứng ở vị trí thứ 30 trong bảng xếp hạng và chỉ xếp sau Singapore trong số các quốc gia Đông Nam Á.
Bảng xếp hạng khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng được đánh giá cao về “sức mạnh mềm.”
Nguồn: Tổng hợp