Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa (3 mẫu) – Ngữ Văn 8 – Phòng GD&DT Sa Thầy
Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa (3 mẫu).
Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa mang tới 3 đoạn văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa văn hóa, trang phục để hoàn thiện đoạn văn của mình thật hay.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa (3 mẫu) – Ngữ Văn 8
Trang phục bao gồm các loại quần áo, vật dụng đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng… Nhìn vào trang phục của một người cũng phần nào đoán được tính cách, lối sống của người đó. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu sâu sắc hơn:
Đoạn văn về trang phục và văn hóa
Trang phục là một phần của nét đẹp văn hóa cũng như nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của mỗi con người trong cuộc sống. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và đẹp chính là để nhằm tôn trọng mình cũng như tôn trọng người đối diện. Chúng ta cần tránh xa kiểu ăn mặc lố lăng, bẩn thỉu, không gọn gàng. Quần áo ko cần quá đẹp nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ. Hơn nữa, việc mặc những trang phục truyền thống của quốc gia dân tộc chính là mang nét đẹp của dân tộc vươn ra thế giới. Chúng ta có quyền tự hào về trang phục của đất nước và quê hương mình. Tuy nhiên trang phục thì chúng ta nên hòa nhập với các quốc gia khác nhưng ko nên hòa tan quá mức. Trang phục chúng ta mặc vẫn nên mang bản sắc văn hóa của nước mình. Tóm lại, trang phục là nét đẹp văn hóa khi mỗi người biết mặc đẹp và chứa đựng tinh thần dân tộc.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa
Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về trang phục văn hóa không thể không nói tới. Trang phục là tất cả những thứ mà người ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng… Hiện nay, một số học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Họ nghĩ ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá. Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Những loại quần áo đó vừa tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc khuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại. Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc. Vì thế, chúng ta cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không đua đòi, chạy theo mốt.
Đoạn văn nghị luận về quan hệ giữa văn hóa và trang phục
Trang phục mở ra cánh cửa của thiện cảm. Người ta sẽ đánh giá bạn trước hết ở cách bạn thể hiện ở bề ngoài. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Thậm chí, nhiều bạn có lối ăn mặc hết sức lố lăng, kệch cỡm, “làm màu” quá đáng theo kiểu quái dị, dung tục, vô văn hóa. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”. Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ. Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn. Từ cách ăn mặc theo xu hướng tầm thường ấy, kéo theo nó là sự suy thoái đạo đức, nhân cách, nhân phẩm của con người. Ăn mặc không phải làm tốt cho mình, thỏa mãn sở thích của bản thân mà để tôn trọng kẻ khác. Hãy ăn mặc để thành công. Hình ảnh rất quan trọng.