Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thao tác lập luận so sánh – Ngữ văn Lớp 11 – Bài tập Ngữ văn Lớp 11 – Giải bài tập Ngữ văn Lớp 11

Nhắc đến “Bình Ngô đại cáo”, người ta thường nhắc về một áng văn chương bất hủ của đại thi hào Nguyễn Trãi, có giá trị như một bản Tuyên ngôn độc lập lúc bấy giờ của dân tộc. Trong bài cáo, Nguyễn Trãi đã rất tài tình khi đưa ra sự so sánh đối chứng giữa phương Nam và phương Bắc qua đoạn :
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Ở đây, trước tiên, tác giả đã chỉ ra những điểm giống nhau của hai quốc gia, đó là cả hai quốc gia đều có nền văn hóa, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, chính quyền, hay các hào kiệt. Tuy nhiên với nước Nam ta, đó là một nền văn hóa mà đã có từ lâu đời “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” chứ không phải bây giờ mới hiện hữu. Nước ta cũng là một nước đã có lãnh thổ, có chủ quyền, đây là điều không thể chối cãi, thậm chí đã từng được khẳng định trong “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt khi viết “ Nam quốc sơn hà nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” . Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng khẳng định một chân lý rằng, phong tục của hai nước Bắc Nam là hoàn toàn khác biệt, không thể trộn lẫn vào nhau.. Đặc biệt hơn hết, là hai quốc gia cũng có chính quyền riêng, không bên nào thua kém nhau. Nếu phương Bắc có các triều đại Hán, Đường ,Tống, Nguyên thì phương Nam cũng có các nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần trong suốt cả một chiều dài lịch sử dân tộc. Chính những sự khác nhau cơ bản đó đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia hoàn toàn độc lập về mọi mặt, dù là bất kỳ quốc gia nào có ý định muốn xâm lấn, thôn tính Đại Việt ta thì đều là điều không thể chấp nhận và trái với đạo lý muôn đời. Nguyễn Trãi chỉ qua một vài lập luận đơn giản đã có thể khẳng định một cách đanh thép về độc lập dân tộc.

Xổ số miền Bắc