Vietsciences

Mục lục bài viết

 

 



Hàm răng và
quai hàm của khủng long ăn cỏ và khủng long
ăn thịt

 

2) Thiên nhiên đã
chỉ định cho chúng ta ăn gì?

Những
cuộc nghiên cứu gần đây của các khoa học gia
đã chứng minh rằng trên phương diện sinh lý, con
người khác với vật ăn thịt. Thí dụ ăn rau đậu
giúp ích cho cơ thể của con người, làm  cho
có thêm sức khỏe và sống lâu hơn. Các cuộc thí
nghiệm  dựa vào hai yếu tố:  cấu trúc
của cơ thể con người theo giải phẫu học và
thứ hai và tiến trình tiêu hóa của  rau và 
thịt trong cơ thể của con người 

a) Bàn
tay và răng của loài người

Răng
của loài người được cấu tạo môt cách đặc
biệt giống như răng của các loài động vật ăn
thảo mộc, dùng để nghiềnnhai nát
các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn
thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén
nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn
thịt, nhưng có răng hàm xương quai hàm
để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. 

Ðộng
vật ăn thịt
có răng nanh rất bén nhưng không
có răng hàm
và xương quai hàm. Do đó khi ăn
thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chớ không
nhai. 

Bàn
tay
của loài người không có móng vuốt sắc bén
nên chỉ dùng để hái trái, trong khi loài động
vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất
mạnh để vồ mồi và xé thịt.

b) Sự
tiêu hóa

Trong
bao tử của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu
hóa chứa đến 10 lần lượng acid clohydric 
nhiều hơn ở trong bao tử của loài động vật ăn
rau quả và loài người. Sự khác biệt chủ yếu
trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn
rau quả và loài người với loài động vật ăn
thịt là đường ruột, nơi thức ăn được tiêu
hóa để biến thành dưỡng chất rồi được
hấp thụ vào máu. Sau khi màng ruột đã tinh lọc
lấy chất dinh dưỡng rồi, chất cặn bã còn
lại sẽ tích lũy lâu trong cơ thể và sẽ sinh ra
nhiều độc tố, nguyên nhân và mầm móng gây ra các
bệnh tật nguy hiểm. Để giúp loài thú có thói
quen ăn thịt ít bị các chứng bịnh hiểm nghèo,
đường tiêu hóa của chúng chỉ dài gấp 3 lần
chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu
hóa của loài người và loài động vật ăn rau
quả thì dài gấp 6 lần chiều dài của thân
thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài
thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng
hơn, khỏi bị nhiễm trùng vi sự thối rã của thức
ăn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của
loài người và loài động vật ăn cây cỏ lâu hơn,
sanh ra độc tố nhiều hơn.