Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ – Nhóm Văn Hóa – HaUI

  1. VÙNG VĂN HÓA

    CHÂU THỔ BẮC BỘ
    A.KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Không gian văn hóa
    a) Vị trí địa lý
    Bắc bộ là vùng cực bắc lãnh thổ Việt Nam. Phía bắc giáp với vùng văn hóa Việt
    Bắc, phía Nam giáp với vùng văn hóa Trung Bộ, phía Tây giáp với vùng văn hóa Tây
    Bắc, phía Đông giáp với Biển Đông.
    Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục
    chính: Tây – Đông và Bắc – Nam.
    Vùng có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: Thủ đô HÀ NỘI – trái tim của cả
    nước, là đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa KH-GD… Nó còn là
    cái nôi của nền văn minh lúa nước, tạo sự tăng trưởng kinh tế và giao lưu của các vùng
    trong nước và quốc tế.
    b) Lãnh thổ
    Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam.
    Đây được coi là cái nôi của Văn hoá – Lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có
    nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là
    khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Như vậy
    thì có thể xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam,
    Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần
    đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh
    Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
    c) Địa hình
    Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng
    phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ
    cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại
    vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên
    Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi
    như Chương Sơn, núi Đọi, v.v…
    d) Khí hậu
    Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ
    lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa.Trong khi một phần
    khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa
    ẩm từ đất liền.

  2. Toàn vùng có

    khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu
    và đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông
    Nam.Vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng
    giêng. Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên
    Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết
    rơi.
    Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết,
    trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa
    trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng.
    e) Môi trường nước
    Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2,
    gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương
    máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa
    nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng
    chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục.
    Sông Hồng là con sông lớn nhất ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Sông Hồng có tổng
    chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển
    Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền
    văn hóa lúa nước Việt Nam.
    Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà (tiếng Trung: 紅河 Honghe), hay
    sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ
    Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang (元江, bính âm yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn
    có tên là Lễ Xã Giang (禮社江). Đoạn từ chảy từ Lào Cai đến “ngã ba Hạc” ở Việt Trì
    (Phú Thọ) được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử
    Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.
    Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là
    nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn.
    Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù
    sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở
    vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã
    cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
    Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy
    ra, vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh
    lũ lụt ngăn nước.
    2. Lịch sử hình thành và chủ thể văn hóa của vùng
    a. Chủ thể văn hóa

  3. Vùng châu thổ

    Bắc Bộ bao gồm 2 tộc người là tộc người Kinh và tộc người Mường.
    Trong đó tộc người Kinh là chủ thể văn hóa chính của vùng.
    Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta có thể biết cư dân nguyên
    thủy sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam đương thơi đều thuộc các chủng tộc
    Nam Á (Việt- Mường, Môn- Khơ Me, Hán- Thái). Qua thời gian, các nhóm tộc người đó
    ít nhiều hòa lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn, cùng sống hoặc sống gần
    nhau số lượng khá đông và có ít nhiều phong tục tập quán giống nhau.
    Trong quá trình phát triển, dần dần nhóm Việt Mường phát triển mạnh hơn các nhóm
    kia và dần trở thành chủ thể văn hóa chính của vùng. Những giá trị văn hóa của vùng là
    những sản phẩm từ sự sáng tạo, cần cù của nhóm Việt Mường, trong đó dân tộc Kinh
    đóng vai trò cốt lõi.
    b. Lịch sử hình thành
    Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh của
    vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng
    Long- Hà Nội. Từ vùng đất thủy tổ là vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, văn hóa Đại
    Việt, Việt Nam phát triển và lan rộng sang các vùng khac và phát triển trên toàn lãnh thổ
    như hiện nay. Vùng cũng là nơi bắt nguồn của văn hóa Trung Bộ và Nam Bộ. Đây là cái
    nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa
    bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống trên đường đi tới xây dựng nền văn hóa hiện đại,
    đậm đà bản sắc dân tộc.
    c. Về kinh tế
     Nông nghiệp lúa nước đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu vừa tạo ra cơ sở cho định
    cư lâu dài, vừa tạo ra lương thực cần thiết hàng ngày của người dân ở vùng châu thổ
    Bắc Bộ. Người dân ở đây sống với nghề làm lúa nước, làm nông nghiệp một cách
    thuần túy.
     Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ. Người nông dân Bắc Bộ là những
    người nông dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối, đánh cá trên biển.
    Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng
    làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.
     Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu, chăn tằm,
    nuôi trâu bò, lợn gà cũng rất phát triển.
    Trong khi đó đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, cư dân đông đúc do vậy để tận
    dụng thời gian nhàn rỗi của một vòng quay vụ mùa, người dân đã làm thêm nhiều
    nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng…

  4. d.Về tổ chức

    làng, xã
     Làng là đơn vị văn hóa cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, là tế bào sống của xã hội Việt
    Nam. Là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các
    vương chiều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của
    mình và no trở thành các làng quê.
     Làng, xã Bắc Bộ là những làng xã điển hình của nông thôn Việt với sự khép kín rất
    cao: lũy tre dày, cổng làng đóng mở sáng tối,….
    B. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA
    1. Văn hóa vật chất
    a. Văn hóa nhà ở và cách thức kiến trúc
    Do những đặc điểm về địa lý và khí hậu, kiến trúc xây dựng nhà ở và cách sắp xếp,
    bài trí không gian sống trong ngôi nhà nông thôn Bắc bộ có những nét độc đáo,
    phản ánh một phần kho tàng văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của dân tộc, thể hiện
    sự sáng tạo và tài hoa của những cư dân nơi đây.
    Ngôi nhà từ xưa đến nay trong quan niệm của người Việt không chỉ là nơi che nắng che
    mưa, mà còn là mái ấm gìn giữ văn hóa truyền thống, nét đẹp của gia đình, nơi nuôi
    dưỡng tâm hồn Việt.
    b. .Mô hình kiến trúc khuôn viên nhà nông thôn Bắc Bộ
    Kho tàng văn hóa và nghệ thuật kiến trúc độc đáo của dân tộc
    Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ xưa khá giống nhau, đó là những ngôi
    nhà một tầng đơn sơ, nền làm sát mặt đất, vật liệu chủ yếu là tre, nứa lá, rơm rạ. Khuôn
    viên nhà gồm: qua cổng đến vườn cây, vào đến sân rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà
    bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao
    quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng… tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn – ao
    – chuồng.
    c. Tìm hểu sâu về đình làng – nét đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ
    Ở từng làng quê, đình, làng là ngôi nhà to, có kiến trúc đẹp đẽ và hoành tráng nhất, vượt
    lên giữa cảnh quan xóm, làng trồng lúa nước và một vành đai tre xanh ngút ngàn. Đình
    làng vừa như điểm tập kết, vừa như điểm toả chiếu tâm thức và tình cảm con người, là
    trung tâm tín ngưỡng thờ Thành hoàng, trung tâm của bộ máy chính quyền quân chủ
    làng, xã, trung tâm cộng cảm, trung tâm giao duyên của tình yêu đôi lứa. là nơi hội tụ
    của trai thanh gái lịch, là nơi ”phường phố” của làng quê, nơi gặp gỡ, hò hẹn tình yêu đôi
    lứa, đã làm xao xuyến rung động bao nhiêu con tim của trai làng, gái quê.
    d.Biểu tượng “Cây đa- giếng nước- sân đình” trong nền văn hóa truyền thống Việt
    Nam.

  5.  Hình ảnh

    cây đa, bến nước, sân đình, đến luỹ tre rủ bóng mát trên đường làng, hay
    vườn cây, ao cá… vốn là nét đẹp đặc trưng của làng quê Việt. Làng được bao bọc
    bởi những luỹ tre xanh, sau luỹ tre là những mái nhà tranh ấm cúng.
     Từ ngàn năm nay hình ảnh “Cây đa- giếng nước- sân đình” đã sớm đi sâu vào đời
    sống văn hóa của người Việt Nam. Bộ ba “Cây đa- giếng nước- sân đình” gắn bó
    thủy chung son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa
    nước.
     Ca dao việt nam có câu: “Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng
    chờ”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say”
     Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi
    nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ, ngọn đa lại là
    chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân
    Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho
    xóm cho làng. Phải chăng “thần cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong
    những biểu tượng của làng.
     Xét trên mối quan hệ duy vật biện chứng thì “Cây đa- giếng nước- sân đình” chỉ
    đơn thuần là ba hình ảnh, ba đối tượng đơn lẻ khác nhau, không có vai trò hay tác
    động gì bổ trợ cho nhau cả. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết mang một nội dung ý nghĩa
    riêng biệt: Cây đa có tác dụng cho bóng mát và bầu không khí trong lành; giếng
    nước cung cấp nước sạch đảm nhiệm vai trò phục vụ đời sống nhân dân; sân đình
    là nơi sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, thờ tự tính ngưỡng của người dân.
    Khi đề cặp đến vấn đề này thật là thiếu xót nếu ta không nhắc đến hình ảnh chú Cuội và
    gốc cây đa. Đây như là một hình ảnh đặc thù cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nó
    ăn sâu vào tâm thức và đời sống của đông đảo người dân từ thành thị cho đến nông thôn,
    từ đồng sâu cho đến hải đảo. Ngày nay cây đa còn là biểu trưng cao quý cho một giai
    đoạn của đời người đó chính là hình ảnh “Cây cao bóng cả” trong các chương trình dành
    cho người cao tuổi; cây đa còn biểu trưng cho sự đoàn kết, tập hợp mọi người. Trong đời
    sống cộng đồng làng xã của các ngôi làng Việt hiện nay thì giếng nước lại là một nơi sinh
    hoạt cộng đồng lí tưởng, ở đây cứ vào mỗi sáng, mỗi chiều thì các anh các chị lại thông
    thả ghánh từng ghánh nước ngọt lịm đem về để chuẩn bị cho buổi cơm với mùi hương
    gạo mới.
    e. Nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Bắc Bộ

  6. Bắc bộ là

    nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở
    thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ
    nhàng, có vị chua nhẹ.
    Ẩm thực Bắc Bộ bao gồm nhiều nền ẩm thực khác nhau như: Ẩm thực Tây Bắc, ẩm thực
    vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên ẩm thực Bắc Bộ thường mang những nét chung đó
    là không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm
    loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như
    tôm, cua, cá, trai, hến v.v. .
    f. Một số món ăn nổi tiếng của ẩm thực Bắc Bộ: Cốm
    Cốm làng Vòng
    Là một trong những thứ quà ngon nổi tiếng của ẩm thực Bắc Bộ. Đầu tiên họ trồng lúa,
    đợi đến lúc lúa khum ngọn, hãy còn sữa thì gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm thì
    không được vò hay đập mà phải tuốt. Sau đó cho vào nồi rang. Cốm rang xong phải
    mang giã ngay, không được để nguội. Trong quá trình giã phải có kỹ thuật, không được
    giã mạnh tay quá cốm sẽ nát. Khi giã phải luôn tay đảo cốm từ trên xuống, dưới lên cho
    đều. Giã khoảng 10 lần thì đem cốm đi sáng và hồ, rồi đựng vào lá sen. Cốm thường
    được ăn cùng với chuối tiêu trứng cuốc nhưng ngon nhất vẫn là ăn với trái hồng chín đỏ.
    Và Thạch Lam trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường” đã ví: “Cái màu xanh tươi của cốm
    như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một
    thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng”.
    Có thể nói thương hiệu “cốm làng Vòng” của ẩm thực Bắc Bộ đã nổi tiếng không chỉ
    riêng ở miền Bắc mà còn nổi tiếng khắp Việt Nam, thậm chí là nước ngoài.
    Ngoài ra nền ẩm thực Bắc Bộ còn có rất nhiều món ăn ngon, nổi tiếng khác. Đáng kể đến
    là Bánh cuốn Thanh Trì, Phở Hà Nội, Cơm Lam, chả cá Lã Vọng…
    g. Văn hóa trang phục

  7. Vào thời kỳ

    Hùng Vương, sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa
    giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại
    ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước
    bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội, họ mặc váy xoè,
    cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây. Tóc ít khi để tóc mà thường được búi lên ở đỉnh đầu
    hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau. Có lúc họ buộc một tấm khăn cởi trần, mặc khố, đầu
    cạo trọc. Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ Bắc Bộ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ
    thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá
    toạ, áo cánh màu nông sồng. Phụ nữ cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Bộ lễ
    phục củ phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu
    non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả
    ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên
    trong chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Lễ phục của đàn ông
    là chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. “Nào đâu cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ
    cái quần nái đen” – những câu thơ giản dị và mộc mạc về hình ảnh chiếc áo tứ thân đậm
    đà hồn người con gái truyền thống Việt Nam, khơi gợi nét thôn quê, dân dã của nhà thơ
    Nguyễn Bính đã trở nên rất quen thuộc với những người dân Việt Nam.Trang phục nữ
    Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh,
    váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong…. tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một
    chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là “khăn vuông mỏ
    quạ”.Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt Bắc Bộ đã thay đổi. Bộ âu phục
    dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng
    được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công
    việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày
    vu
    nét đẹp văn hoá vùng châu thổ

  8. h.Các làng nghề

    ở Bắc Bộ
    Bắc Bộ có tới 500 làng nghề,tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc
    Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định. Có làng gốm sứ Bát Tràng có lịch sử 500 năm,
    từ Hà Nội ngược về phía Đông Bắc, ta đến với miền đất trù phú “bên kia sông Đuống”,
    với làng tranh Đông Hồ. Xuôi về phía Nam, ta đến với các làng nghề lụa Hà Đông (Hà
    Tây), đũi Nam Cao (Thái Bình)…. Bên cạnh đó còn một loại hình nghệ thuật rất độc đáo,
    đó là nghệ thuật múa rối nước và tiểu biểu là Rối nước Bùi Thượng ( hải dương) vốn
    bình dị, gắn bó chặt chẽ với đời sống thôn làng, với hội hè, đình đám và trở thành một nét
    sinh hoạt văn hoá đặc sắc của quê hương Hải Dương và đươc cộng nhận là di sản văn
    hóa.
    i. di tích lịch sử
    Mặt khác, nói tới văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ là nới tới một vùng văn hoá có một bề
    dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hoá. Các di tích
    khảo cổ, các di sảnvăn hoá hữu thế tồn tại ở khắp cácđịa phương như chùa một cột, đền
    ngọc sơn, chùa dâu, … Và chúng ta ko thể không nhác đến ngôi chùa Trấn Quốc ngôi
    chùa cổ nhất ở Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), có tên là
    Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa (sau được đổi là Yên Phụ) trên một bãi
    cạnh sông Hồng. Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ, chùa Trấn
    Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày
    rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây
    như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà
    vua. Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn
    gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho
    tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm
    liên hoa) cũng bằng đá quý. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó, chùa được công
    nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989. Chùa Trấn Quốc ngày nay
    không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành
    lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch
    Hà Nội.
    2. Văn hóa tinh thần
    a. Phong tục tập quán
    Phong tục : “phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, “tục” là thói quen lâu đời.

  9. Phong tục tập

    quán Giao tiếp: miếng trầu là đầu câu chuyện, kính lão, khiêm nhường
    trong giao tiếp.
    Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập
    tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính
    lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử.
    Ở Việt Nam, tương truyền, tục ăn trầu cau (tục ăn trầu) có từ thời Hùng Vương, gắn liền
    với truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, kể về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn
    bó vượt non, vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt
    bên nhau. . Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét
    đẹp văn hóa truyền thống.
    Miếng trầu gồm bốn loại nguyên liệu: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng),
    vôi (vị nóng). Cây cau vươn cao biểu tượng của trời (dương). Vôi chất đá biểu tượng của
    đất (âm). Dây trầu mọc từ đất, quấn quýt thân cây cau, biểu tượng cho sự trung gian.
    Miếng trầu gồm miếng cau, lá trầu quết vôi, phụ thêm miếng vỏ cây chát (miếng rễ). Ăn
    trầu cau thì miếng trầu có vị ngọt của hạt cau, vị cay ở lá trầu, chát nóng từ vôi, cái bùi
    của rễ… tất cả như tạo nên sự kích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi…
    Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng những dấu tích vật chất còn lại chủ yếu gặp
    trên bộ dụng cụ ăn trầu từ thời Lý (1010 – 1225), Trần (1225 – 1400) tới ngày nay. Bộ
    dụng cụ ăn trầu phong phú, đa dạng, từ dao bổ cau, têm trầu, bình vôi, ống vôi đến xà
    tích, chìa vôi dùng đựng, lấy vôi têm trầu. Khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn… dùng
    đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ. Cột chìa ngoáy dành cho người cao tuổi, răng
    yếu để giã nát trầu, kèm theo chìa cối là hộp đựng. Trong bộ dụng cụ ăn trầu, bình vôi là
    vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong tục ăn trầu.
    Đặc biệt, với người Việt xưa, những chiếc bình vôi còn được coi trọng và tôn kính như
    một vị thần nên được gọi là “Ông vôi” hay “ông bình vôi. Bình vôi, khi sử dụng đã cạn
    thì đổ thêm vôi đã tôi vào, lâu ngày, lớp vôi cũ bám chặt vào thành bình phía trong và
    cứng dần, không thể nạo vôi được, làm cho lòng bình và thành bình hẹp dần, không dùng
    được nữa. Theo tục lệ, thay vì vứt bỏ bình vôi, người ăn trầu mang bình vôi đến bỏ dưới
    gốc cây cổ thụ trong làng. Vào những ngày lễ cổ truyền, người ta đến thắp hương cúng
    ông Bình Vôi.
    Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người
    với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các
    nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục… Trầu cau là biểu

  10. tượng của tình

    yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình, hạnh phúc. Trầu cau
    không chỉ đóng vai trò lễ vật trong các nghi lễ truyền thống mà còn trở thành hình ảnh
    đặc trưng cho văn hóa Việt , và được đưa vào ca dao , tục ngữ:
    Vườn em tốt đát trồng cau
    Cho anh trồng ghé bụi trầu một bên
    Bao giờ cau nọ tốt lên
    Trầu kia bén ngọn ta nên vợ chồng.
    Gặp đây ăn một miếng trầu
    Còn hơn đám cưới mổ trâu ăn mừng.
    Yêu nhau cau sáu bổ ba
    Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
    Trong hội Lim, Bắc Ninh vào mỗi dịp xuân sang, người con gái Kinh Bắc đầu chít khăn
    mỏ quạ, áo tứ thân trong dải yếm đào, mở khăn đựng trầu, đặt lên lòng bàn tay chàng trai
    một miếng trầu têm cánh phượng thật đằm thắm…Tết nguyên đán: Tết Nguyên đán (Tết
    Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt từ hàng ngàn đời nay, là điểm
    giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
    Đặc trưng của tết nguyên đán ở bắc bộ là hoa đào, bánh trưng xanh, câu đối đỏ, bát dưa
    hành… ngoài ra còn có một số tục lệ khác như cúng Ông công ông táo(23 tháng chạp),
    cúng giao thừa, cúng thổ công, hái lộc đầu năm, xông nhà, xin chữ…với chung ý nghĩa là
    câu mong sự may mắn.Tục lễ đầu xuân: lễ động thổ, lễ khai hạ (hạ cây nêu), lễ thần
    nông, lê thượng nguyên… Tết thanh minh: thường là khoảng tháng tư âm lịch.Vào ngày
    này có tục tảo mộ: con cháu đi viếng mộ ông bà tổ tiên, dọn dẹp sửa sang lại mộ cho sạch
    đẹp, cắm mấy nén hương, đốt vàng mã…, sau cuộc tảo mộ con cháu trong dòng họ sễ tụ
    tập quây quần tại nhà trưởng họ vả làm lễ cúng gia tiên . Đặc biệt ở một số địa phương
    của bắc bộ làm lễ tảo mộ vào tháng 12 âm lịch và chỉ có con trai mới được tham gia.Một
    số lễ tết tiêu biểu: Tết hàn thực, têt trung thu bắt nguồn từ Trung Hoa, tết đoan ngọ(5/5
    âm lịch).Tục cưới hỏi,ma chay rất cầu kì ,mang tính truyền thống và dược truyền qua
    nhiều thế hệ.
    Không những sở hữu tục ăn trầu truyền thống, vùng châu thổ Bắc Bộ còn có một kho báu
    vô giá truyền từ đời nọ sang đời kia. Đó là một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa
    dạng và phong phú : là nguồn ca dao , ngạn ngữ , huyền thoại , truyện cười , giai thoại

  11. ,…, là các

    lễ hội truyền thống lâu đời đặc sắc , là cái nôi của ca nhạc dân gian , trò diễn,
    …Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hóa nghệ thuật của dân tộc Vệt Nam
    ươm chồi, nảy lộc.
    Trên đất nước Việt Nam , đất nước của ca dao , thần thoại , văn học dân gian Bắc Bộ là
    một trong những viên ngọc quý giá nhất , mang nhiều nét đặc trưng. Vùng có một kho
    tàng đồ sộ những tích truyện , truyện cổ dân gian , truyền thuyết, truyện cười … Nếu như
    tuổi thơ của những đứa trẻ vùng Nam Bộ gắn liền với những câu hò , lời hát ầu ơ ví dầu
    thì những hình ảnh ông Bụt, cô Tấm, những chàng Sơn Tinh , Thủy Tinh đã đi vào tâm
    khảm của mỗi tâm hồn trẻ thơ Bắc Bộ hàng thế kỷ qua.
    Ở đây, các loại hình thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc
    thái vô cùng đậm nét, bao gồm hát chèo , hát quan họ , múa rối…Nhắc tới nghệ thuật sân
    khấu Bắc Bộ , chúng ta không thể không kể đến một loại nghệ thuật ca hát cổ truyền của
    Việt Nam , đang được quan tâm bảo tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản
    văn hóa phi vật thể : nghệ thuật chầu văn còn được gọi là hát văn hay hát bóng. Đây là
    hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡngTứ phủ (Đạo Mẫu), đó
    là Mẫu Thượng thiên, Mẫu Địa, Mẫu Nhạc, Mẫu ThoảiThiên phủ:
    -Mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa,
    gió bão, sấm chớp.
    -: Mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng
    sinh.
    -: Mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước
    và ngư nghiệp.
    – Mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
    và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Bằng cách sử
    dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được
    coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh.Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là
    cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm
    do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển.
    Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu
    đồng, lên đồng).Hát thờ được hát vào ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ tiết, tiệc Thánh. Hát
    thi dùng trong các cuộc đua tài thi hát và thường là hát đơn. Hát lên đồng dùng trong quá
    trình thực hiện nghi lễ hầu đồng, hầu thánh.
    Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào thân xác ông đồng, bà cốt.

  12. Trong nghi lễ

    đó, hát Chầu văn phục vụ cho quá trình nhập đồng, hiển thánh.. Mỗi vấn
    hầu thường có 3 bước: Bước 1 là mời thánh nhập hay Thánh giáng (ca ngợi công đức),ví
    dụ một đoạn lời chầu văn , thỉnh Đức Thánh Mẫu:
    “ Thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên
    Sắc phong Chế Thắng xe loan ngự về
    Phủ Dày, Vân Cát thôn quê
    Nghĩa Hưng, Thiên Bản họ Lê cải trần
    Hình dung cốt cách thanh tân
    Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy”
    Cùng với đó là miêu tả diện mạo ông hoàng, bà chúa; bước 2 là Thánh nhập (hay dùng
    trà, thuốc, rượu) và bước cuối là Đồng thăng, bài hát thường chấm dứt với câu: “Xa loan
    thánh giá hồi cung!”
    Mở đầu mỗi vấn hầu, thủ nhang/pháp sư thường đăng đàn cúng Phật, Thánh, sau đó
    người hầu đồng vào xin phép loan giá ngự đồng. Ông/bà đồng ngồi vào giữa hai hoặc bốn
    người hầu dâng và được người hầu dâng trùm lên đầu một vấn khăn màu đỏ, gọi là khăn
    phủ diện, và bắt đầu vấn hầu. Thường là mở đầu bằng giá Tam tòa thánh Mẫu. Tiếp theo
    đó, người có căn Đức Thánh Trần thì hầu giá Đức Thánh Trần. Trong nghi lễ hầu đồng,
    có tất cả 36 giá đồng, mỗi giá thờ một vị Thánh, nhưng một buổi hầu không phải bao giờ
    cũng hầu đủ 36 giá, mà thường là từ 8 đến 15 giá, tùy thuộc vào tâm nguyện của ông/bà
    đồng.
    Cung văn phục vụ trong mỗi cuộc hầu đồng thường gồm từ 3 đến 5 nhạc công, sử dụng
    đàn nguyệt, trống con, phách, cảnh, thanh la, đồng thời là những người biết hát văn. Cung
    văn phải luôn nhạy bén, ứng tác kịp thời và phù hợp với các hành động của ông/bà đồng,
    góp phần tạo điều kiện cho sự thăng hoa của người hầu đồng. Tuỳ theo sự tích, công
    trạng, tính cách của từng vị thánh, thần mà ông/bà đồng thực hiện các điệu múa khác
    nhau, người ta gọi đó là múa đồng (múa thiêng) như: múa tay không, gồm: múa bắt
    quyết, múa ra ấn, múa tung nước thánh, múa ban lộc; múa có đạo cụ, gồm: múa mở hay
    khai quang (dâng nhang, dâng đèn), múa quạt, múa kiếm, múa long đao, múa kích, múa
    cung, múa hèo, múa lân…
    Có thể thấy rằng Nghi lễ hầu đồng của người Việt là một sự tổng hợp hài hòa giữa yếu tố
    tâm linh, tính nghệ thuật của lời hát, điệu múa, âm nhạc và cả những giai thoại lịch sử về
    các vị thánh. Và Nghi lễ Chầu văn không chỉ đơn giản là một loại hình nghệ thuật mà nó
    còn chứa đựng cả một quá trình lịch sử, văn hóa và đời sống tâm linh của con người Việt
    Nam.

  13. Chầu văn là

    một loại hình nghệ thuật có sức lan tỏa lớn, nếu như trước đây chầu văn chỉ
    được biết đến bởi những vị cao niên và tin tưởng hình thức thờ đạo Mẫu thì hiện nay
    chầu văn đã được thế hệ trẻ biết đến, học hát chầu văn từ rất sớm để bảo tồn nghệ thuật
    độc đáo này.
     Tín ngưỡng
    Có thể nói tín ngưỡng là một nhân tố văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần
    của người dân Việt. Nếu nhìn trên lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, tín ngưỡng đã
    lắng đọng ở đây những nét văn hoá.
    Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ta thấy rõ được tính đa
    dạng, phong phú của nó, trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá tín ngưỡng.
    Văn hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn hoá đặc thù chứa
    nhiều nội dung như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín Ngưỡng
    thờ thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ nghề và tín ngưỡng lễ hội,…:
     Tín ngưỡng thờ tổ tiên
    Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình nào dù nghèo
    hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà. Con cháu
    xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê. Những dòng họ lớn, có học thức
    thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của
    gia đình.
     Tín ngưỡng phồn thực
    Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt nói chùng và
    người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín ngưỡng phồn thực.
    Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con
    người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng.
    Có thề thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ trên các tượng
    bằng đất nung (di tích Mã Đồng – Hà Tây); một số hình điêu khắc ở những ngôi đình
    như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng), đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ
    (Nam Định). Trong một số bức tranh Đông Hồ (Hứng Dừa, Đánh ghen) cũng phảng
    phất văn hoá tín ngưỡng phồn thực. Ngoài ra, cư dân Bắc Bộ còn thể hiện văn hoá tín

  14. ngưỡng này qua

    những trò chơi trong các lễ hội cổ truyền: trò múa mo Sơn Đồng
    (Hoài Đức, Hà Tây), trò chen lễ hội làng Nga Hoàng (Bắc Giang).
    Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà, đa dạng và độc đáo, quán xuyến đời sống tâm
    linh của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Tư chất, tâm lý, tính cách của họ được in hình
    rõ nét qua văn hoá tín ngưỡng phồn thực.
     Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp
    Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang
    đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo – tôn giáo du nhập từ
    Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một
    trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông
    nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ,
    Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm,
    chớp.
    Các di vật tồn tại trong văn hóa Đông Sơn và nhà nước Văn Lang cho thấy nhân dân
    ta đã có một số tín ngưỡng bản địa hình thành từ việc chinh phục đồng bằng và phát
    triển nghề trồng lúa nước. Do quan niệm vạn vật hữu linh, những hiện tượng thiên
    nhiên như mây, mưa, sấm, chớp đối với những con người sơ sử là những thế lực siêu
    nhiên cần được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai.
    Đầu tiên, Phật Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu, Bắc Ninh.
    Nhưng ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phổ biến tại nhiều vùng miền thuộc đồng
    bằng Bắc bộ. Có thể kể đến một số chùa như sau:
    Tại vùng Bắc Ninh có chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng, Thiên Định)
    thờ Pháp Vân, Pháp Vũ. Chùa Tướng(chùa Phi Tướng thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (chùa
    Phương Quang) thờ Pháp Điện. Ngoài ra còn có chùa Tổ Phúc Nghiêm (Mãn Xá) thờ
    Phật Mẫu Man Nương, và các chùa Tứ Pháp Dâu, Đậu, Dàn, Tướng đều quay hướng
    Tây chầu về chùa Tổ. Chùa Tứ Pháp rải rác tại các thôn Ngọc Trì, Thuận An, Đức
    Nhân và Nghi An thuộc xã Trạm Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
    Tại Hà Nội có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thờ Pháp Vân như chùa Keo (Dâu),
    chùa Nành (Gia Lâm), chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh Trì, Chùa Đậu (chùa Thành
    Đạo, chùa Vua, chùa Bà, chùa Pháp Vũ) thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân.

  15. Tại Hưng Yên

    có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ, chùa
    Hồng Thái thờ Pháp Điện, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi (xã Lạc Hồng). Chùa Lạc
    Đạo (thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùa Tân Nhuế (Pháp Điện), Hướng
    Đạo (Pháp Lôi) tại xã Lạc Đạo.
    Tại Nam Định chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn (Kim Bảng) thờ Pháp
    Vân, chùa Bà Đanh (Kim Bảng), chùa Trinh Sơn (Thanh Liêm) thờ Pháp Vũ. Chùa
    Đặng Xá (Kim Bảng), chùa Nứa (Duy Tiên) thờ Pháp Lôi, chùa Bà Bầu thờ Pháp
    Điện (Phủ Lý).
     Tín ngưỡng thờ thành hoàng
    Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống quần xã, hình thành nên các đơn
    vị làng xã. Do vậy, tục thờ thành hoàng làng được xem là điều không thể thiếu trong
    đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
    Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng riêng cho làng
    mình. Vị Thành Hoàng đó được xem như là một vị thánh của làng, là người mà đương
    thời có công lớn đối với quê hương, đất nước. Với những người dân vùng văn hoá
    Bắc Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có
    không ít khó khăn sóng gió của họ. Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn
    hoá tín ngưỡng của cư dân Bắc Bộ.
     Tín ngưỡng thờ mẫu
    Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng văn hoá Bắc
    Bộ. Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn
    chầu, truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự, hát xướng, hát chầu văn, lên
    đồng, múa bóng…
    Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân thần, trong đó
    có khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng Đạo (Vị vua cha). Nhân
    vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những điện, đền, phủ… mà những di tích
    này nằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hoá Bắc Bộ.
     Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề
    Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thù công rất phổ biến
    ở các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ. Những làng quê đó dần được phát triển thành

  16. những làng nghề

    chuyên nghiệp. Do đó, việc thờ các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc
    đồng…) là nét không thể thiếu trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc
    Bộ.
     Nền văn hoá bác học
    Cùng với văn hoá dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là
    “nơi phát sinh nền văn hoá bác học”. Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng
    người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Từ cuối
    đời trần, đặc biệt sang thời Lê sơ, khoa cử đã trở thành một trong những phương thức
    tuyển lựa quan lại chủ yếu của triều đình phong kiến.
    Sang thế kỷ XVII, XVIII, hầu hết các làng ở Đàng ngoài và sau đó ở Đàng trong đều
    có lớp học tư do các thầy đồ phụ trách. Làng đã dành một số ruộng (gọi là học điền)
    phục vụ việc nuôi thầy và khuyến khích học tập. Lệnh thành lập các trường công ở xã
    thời Tây Sơn tuy chưa được thực hiện nhưng có tác dụng khuyến khích rất lớn. Khi
    Nho giáo suy đồi, đấu tranh giai cấp tăng lên thì giáo dục trở thành diều quan trọng để
    nhân dân nói lên những nguyện vọng, tâm tư và tình cảm của mình. Nơi đầy có Văn
    Miếu – Quốc Tử Giám, là trường đại học đầu tiên của nước Việt. Xứ Bắc có một đội
    ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hoá tầm cỡ. Thời thuộc Pháp,
    Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. Hiện tại,
    đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (80% các viện
    nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông nhất,
    chiếm 57% tổng số trí thức cả nước.
    Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hoá bác học. Đó là
    điều kiện để tiếp nhận vốn văn hoá dân gian, vốn văn hoá bác học Trung Quốc, Ấn
    Độ, phương Tây. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình
    sáng tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này. Nói đến văn hoá bác học, không thể
    không nói đến văn hoá nghệ thuật. Có thể nói hầu hết các thơ phú (chủ yếu từ thế kỷ
    XV trở về trưcớ) đều thấm đượm tình cảm yêu nước và toát lên niềm tự hào dân tộc
    chân chính. Đáng chú ý nhất là các bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà… của Lý Thường
    Liệt, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông
    Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Qua sông Bạch Đằng của Phạm Sư Mạnh, Phú núi
    Chí Linh và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… Những bài thơ phú đương thời còn
    là đỉnh cao của nghệ thuật thanh thoát, khôi kỳ, hùng vĩ, hào phóng và cao siêu
    “không thua kém gì Đỗ Phủ, Lý Bạch thời Thịnh Đường”.

  17. Những tập thơ

    ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của hội Tao Đàn
    thế kỷ XV là sự tiếp nối và nâng cao của thơ văn thời trước. Mặt khác bên cạnh dòng
    văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời này còn chứng kiến sự hình thành của văn học
    chữ Nôm. Đó là: Trần Nhân Tông với Cụ trần lạc đạo phu, Mặc Đĩnh Chi với Ngọc
    Tỉnh liên phú, huyền quang với Vịnh hoa yên tử phú, Nguyễn Thuyên với Phí sa tập.
    Ngoài ra còn có các tác giả văn Nôm khác như Chu Văn An, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý
    Ly v.v… Đặc biệt bộ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ bằng chữ Nôm
    và bộ Thơ Quốc âm của Lê Thánh Tông còn được lưu truyền đến ngày nay.
    Cùng với thơ ca, việc sưu tầm và dựng lại những câu chuyện cổ tích, những truyền
    thuyết về nguồn gốc dân tộc, về phong tục tập quán, về sự tích các anh hùng có công
    dựng nước và giữ nước được tiến hành rộng rãi trong nhân dân, nhằm khẳng định về
    mặt tinh thần, văn hoá, nền độc lập của dân tộc, của đất nước.
    Sang thế kỉ XVI – XVIII với sự suy đồi của Nho giáo và sự thay đổi của hoàn cảnh đã
    làm cho nguồn cảm hứng dân tộc phai nhạt đi trong tư tưởng của giai cấp thống trị.
    Văn học chữ Hán được sáng tác nhiều, song không còn chứa đựng những tình cảm
    yêu nước, yêu quê hương như trước. Một số nhà nho đã về với nhân dân, với cuộc
    sống thực của đất nưcớ. Họ đã tìm thấy những đề tài mới mẻ hơn trong những sáng
    tác thơ văn của mình. Nét đáng chú ý của văn học thời kỳ này là văn Nôm được khởi
    phát từ các giai đoạn trước đã ngày càng phát triển. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh
    Khiêm, các nhà nho Đào Duy Từ v.v.. là những người tiêu biểu.
    Thể truyện văn xuôi được sáng tác nhiều, tiêu biểu là Truyền kì Mạn lục của Nguyễn
    Dữ. Bên cạnh dòng văn học chính thống của các nhà nho, các quan chức, hình thành
    cả một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú bao gồm truyện, ca dao, tục
    ngữ, hò vè, hát ví, hát dặm, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười đều nở rộ trong
    thời kì này. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào đều
    phát triển rất mạnh mẽ.
    Tương ứng với sự phát triển của nền văn học viết bằng chữ Nôm là sự phát triển của
    thể thơ lục bát và song thất lục bát. Những tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất,
    kinh nghiệm ứng xử, đặc sản và đặc tính địa phương v.v… được đúc kết dưới dạng ca
    dao, tục ngữ. Những suy tư của cá nhân về cuộc sống và chế độ bóc lột của giai cấp
    thống trị, về vua quan, về chiến tranh phong kiến, quan hệ xã hội, tình yêu nam nữ,
    tình yêu thiên nhiên v.v… được thi vị hoá đã làm giàu và làm đẹp cuộc sống tình cảm,
    tinh thần của con người, đồng thời nói lên khát vọng sống tự do, hoà bình tỏng tình
    thương yêu đồng bào ruột thịt – một cuộc sống rất nhân bản của những người nông

  18. dân lao động

    chất phác. Giải phóng người lao động, giải phóng phụ nữ khỏi mọi bất
    công của xã hội, khỏi mọi tai hoạ do sự tham lam, ích kỷ, độc ác của một số người
    thuộc tầng lớp trên gây ra, hoà nhập với sự tỏng sáng của tự nhiên… là nội dung tư
    tưởng, tình cảm chủ đạo của văn học bình dân.
    Trào lưu văn học dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp nho sĩ có tâm huyết đối
    với dân tộc, với nước. Xuất hiện những tài năng văn học viết như Đoàn Thị Điểm với
    bản dịch Chinh phụ ngâm, Cung oán Ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân
    Hương, thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị
    Độ Mai, Quan âm thị Kính, Phạm Công – Cúc Hoa – Phạm Tải – Ngọc Hoa, Hoàng
    Trừu, Thạch Sanh v.v… Là những tác phẩm có giá trị nhất, không chỉ với thời đại này
    mà ngay cả với thời đại sau, ở thế kỷ XIX có tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
    và Truyện Lục Vân Tiên của nhà văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Trong khi mong
    muốn được sống tự do và giải phóng, người lao động đương thời vẫn không vượt qua
    được tư tưởng vua quan phong kiến, không vượt qua được những luỹ tre làng. Các đô
    thị nặng tình xóm làng và sản xuất thủ công không đủ điều kiện tạo nên một cuộc
    sống riêng của người đô thị, góp tiếng nói của mình vào văn học.
     Các lễ hội của vùng
    Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống bằng nghề nông
    nghiệp trồng lúa nước. Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất mùa vụ và hình thức lễ hội
    ra đời trong thời gian đó. Ban đầu, nó đơn thuần chỉ là hính thức văn hoá giải trí. Dần
    dà, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín
    ngưỡng.
    Ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú, đa dạng, rực rỡ về thời gian, số lượng, mật
    độ, nội dung… Theo thời gian, có thể chia lễ hội làm nhiều loại: Lễ hội mùa xuân, lễ
    hội mùa thu… Theo không gian địa lý, lễ hội được phân làm những dạng: Lễ làng, lễ
    hội vùng, lễ hội cả nước… Tuy vậy, dù vào thời gian nào hay ở địa phương nào, lễ hội
    ở vùng văn hoá Bắc Bộ đều có đặc điểm chung là mang tính chất lễ hội nông nghiệp.
    Điều này thể hiện rõ trong các hình thức lế hội như thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, cầu
    mưa…
    Lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về văn hoá mà còn
    mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo. Những lễ hội thường được đồng nhất với lễ
    chùa chiền, miếu mạo. Nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định.

  19. Hội Gióng –

    Di sản phi vật thể của nhân loại
    Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa
    Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim. (Bắc
    Ninh)… những lễ hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hoá dân tộc được kế thừa,
    chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng qui cách và những nghi
    thức trong lễ hội mà mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm thông cảm của toàn
    thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó, thấy
    mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn
    Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hoá tín ngưỡng
    của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ. Tựu trung lại với những sắc thái đặc trưng, những
    giá trị lớn, văn hoá tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp một phần không nhỏ trên hành
    trình xây dựng một nền văn hoá tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
     Giao lưu, tiếp biến trong tiến trình văn hoá
    Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người
    (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến
    đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm.
    Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng.
    Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự phát
    triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự
    tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc
    phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”. Trong
    lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm “giao lưu và tiếp biến văn hóa” chứ không có khái
    niệm “hội nhập văn hóa”. Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụngchocáclĩnhvựcngoàivănhóa,
    chẳnghạnnhưkinhtế…
    Việt Nam nằm ở một vị trí địa lí thuận lợi: cửa ngõ Đông Dương, đầu mối thông
    thương giữa các nước Đông Nam Á và thế giới. Đường bờ biển dài gần 3000km cũng
    là một điều kiện vô cùng thuận tiện cho việc mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế với
    bên ngoài. Do vậy, vấn đề tiếp biến văn hóa với các quốc gia khác là điều không thể
    tránh khỏi.
    Với vị trí ngã tư đường của các nền văn minh, người Bắc Bộ đã tiếp thu nhiều giá trị
    văn hoá nhân loại. Quá trình tiếp biến văn hoá của vùng diễn ra lâu dài hơn cả với nội
    dung phong phú hơn cả.

  20. Văn hóa Đông

    Sơn
    -VHĐS là 1 nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh vùng Bắc Bộ VN ( Phú
    Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), có vị trí và vai
    trò quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa VN.
    – Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu ấn đầu tiên của nó
    được phát hiện. Đó là làng cổ Đông Sơn ẩn chứa nhiều minh chứng cho nề VHĐS
    rực rỡ 1 thời.
    – Là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là
    Văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đồng Đậu và van hóa Gò Mun.
    – VHĐS có những điểm chính phải nhấn mạnh sau:
    + Kỹ thuật đúc đồng mà đỉnh cao là các trống đồng Đông Sơn.
    + Kỹ thuật về quân sư mà đỉnh cao là thành Cổ Loa.
    + Sự tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh theo phương thức xã thôn tự trị mà đỉnh
    cao là sự thành lập nhà nước Văn Lang.
    + Người Việt có truyền thống coi trọng mồ mả của tổ tiên, yêu ca hát, lễ hội,
    nhảy múa.
    I. Lịch sử khám phá
    – Được xác định tồn tại trong khoảng từ cuối thời đại đồ đồng thau đến thời
    đại đồ sắt ( TK VIII-VII TCN đến TK I-II sau CN).
    – Mùa hè năm 1924, di tích ĐS đầu tiên do 1 người nông dân đi câu cá tìm
    thấy ở làng ĐS ven sông Mã thuộc địa bàn Thanh Hóa.
    – Sau đó các cuộc khai quật ĐS được tiến hành trong đó lần đầu tiên dưới sự
    điều khiển của 1 viên quan Pháp Pajo-L.
    – Năm 1934, thời kỳ của nền văn hóa này được định danh là “ Văn hóa Đông
    Sơn”.
    – Hiện nay, có khoảng gần 400 di tích ĐS được phát hiện và nghiên cứu.
    II. Các loại hình văn hóa Đông Sơn
    1. Loại hình Sông Hồng:
    – Địa bàn: vùng núi phía Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm là
    làng Cả (Việt Trì)
    – Đặc trưng: sự phong phú, đa dạng mang nhiều sắc thái địa phương rõ rệt.
    2. Loại hình sông Mã:
    – Đại bàn: lưu vực sông Mã, sông Chu. Ranh giới phía Bắc tiếp giáp với địa
    bàn của loại hình Sông Hồng, trung tâm là làng Đông Sơn.
    – Đặc trưng: mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn điển hình. Đặc biệt đồ
    đồng thuộc trung tâm ĐS là tiêu chí để nhận biết cho đò đồng thuộc các loại hình
    địa phương khác hay phân biệt giữa ĐS với nền văn hóa kim khí khác.
    3. Loại hình sông Cả

  21. – Được phát

    hiện lần đầu năm 1972.
    – Địa bàn: trung tâm là làng Vạc (Nghệ An)
    – Đực trưng: có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và
    văn hóa Điền ( Trung Quốc).
    III. Các hiện vật được tìm thấy của VHĐS.
    Đồ dùng ĐS
    Các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu, các thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, và
    các loại thạp có nắp hay không nắp vớ những đồ án hoa văn trang trí phức tạp. (
    Thạp đồng Đào Xá).
    Đồ trang sức ĐS
    Các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhẫn, hoa tai, móc đai lưng, lắc tay, lắc chân.
    (Lắc ty, lắc chân)
    Tượng đồng
    Tượng đồng người, tượng thú vật (cóc, chim, voi, gà,..)
    Các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn.
    Mộ thuyền chôn cất người chết (mộ thuyền Châu Can cùng di vật được tìm thấy
    ở Hà Tây năm 1997)
    Mộ thuyền là 1 cách chôn cất khá độc đáo của người Việt Cổ thuộc VHĐS.
    Ngôi mộ có quan tai hình thuyền độc mộc chở người ĐS vào cõi vĩnh hằng từ
    2,500 năm trước. trong quan tài ngoài người chết còn có 1 số hiện vật đi kèm là đồ
    gốm, hạt thực vật.
    Vũ khí ĐS
    Vũ khí ĐS dành cho quân sự thì đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng.(
    mảnh áo giáp chạm khắc, bộ phận khóa nỏ máy bắn tên, mũi tên Cổ Loa, Dao găm
    có trang trí hình người ở chuôi dao, dao găm ĐS, rìu đồng lưỡi hài, gót vuông.)
    Ngoài ra còn phát hiện giáo, lao, kiếm, giáp che ngực và mũ kiếm bằng đồng,..
    Trống đồng ĐS
    Trống đồng là di vật điển hình nhất của vhĐS, là loại nhạc khí lâu đời đại diện
    cho quyền lực và tín ngưỡng tâm linh củ cha ông ta..Trống đồng có phần trên
    phình ra, giữa thắt lại hình trj tròn, phần chân loe ra hình phễu.Kỹ thuật chạm
    trống đồng tạo ra những hình ảnh khắc chìm trên mặt trống và hình khắc nổi trên

  22. thân trống.Các hình

    ảnh được khắc trên trống: người múa, giã gạo, đánh trống, nhà
    sàn, tượng hình chó, cóc, người thổi kèn, chim bay,… tất cả diễu hành quanh ngôi
    sao giữa mặt trống.Để đúc thành công trống đồng, người nghệ nhân phải đạt được
    hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có 1 nhiệt độ cao đẻ nung chảy kim
    đồng, tìm vật chịu lửa làm khuôn đúc, phải nắm vững tính năng vật lý hóa chất của
    mỗi loại kim loại trong hợp kim đồng
    Ý nghĩa của các họa tiết trên hiện vật ĐS
    Các họa tiết thể hiện tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín
    ngưỡng sùng bái con người. Ở VN tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài dưới dạng biểu
    hiện: thờ sinh khí nam và nữ và thờ cả hành vi giao phối.