WAFORT – CỘNG ĐỒNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Việt Nam đang có tổng cộng 39 di sản được UNESCO công nhận – WAFORT – CỘNG ĐỒNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM

Việt Nam đang có tổng cộng 39 di sản được UNESCO công nhận

Việt Nam là đất nước rất đáng tự hào khi là một vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử đa dạng cũng như thiên nhiên vô cùng phong phú. Thế nên tính đến năm 2022, đã có tổng cộng 39 di sản được UNESCO công nhận, bao gồm các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới, di sản thế giới hỗ hợp, di sản văn hóa phi vật thể… Nếu bạn đang quan tâm đến các di sản này, thì hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu về các di sản Việt Nam được được UNESCO công nhận ở bài viết dưới đây nhé.

Tên các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận

Các di sản thế giới tại Việt Nam

Hiện tại, có 8 di sản thế giới ở Việt Nam tất cả, và chúng được chia thành như sau:

Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

Bạn muốn đặt tên cho con ý nghĩa, hợp mệnh & may mắn, giàu sang? Liên hệ đội ngũ chuyên gia chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Gồm 3 di sản thiên nhiên, đó là:

  1. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): được công nhận năm 1994.
  2. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình): được công nhận năm 2003.
  3. Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang): được công nhận năm 2010.

Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam

  1. Di tích Cố đô Huế: được công nhận năm 1993.
  2. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam): được công nhận năm 1999.
  3. Phố cổ Hội An (Quảng Nam): được công nhận năm 1999.
  4. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long: được công nhận năm 2010.
  5. Thành nhà Hồ: được công nhận năm 2011

Di sản văn thế giới hỗn hợp của Việt Nam

  1. Quần thể danh thắng Tràng An: được công nhận năm 2014, theo các tiêu chí (VII) và (VIII) của một di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V).

Nếu bạn muốn tìm hiểu, khám phá các di sản này, bạn có thể tham khảo:

  • Kinh nghiệm du lịch Hội An
  • Kinh nghiệm du lịch Hạ Long
  • Kinh nghiệm du lịch Phong Nha Kẻ Bàng

Các di sản văn hóa phi vật thể ở Niệt Nam

Tính đến hiện tại, có tổng cộng 31 di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận và ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và cần được bảo vệ khẩn cấp, bao gồm:

  • Nhã nhạc cung đình Huế: được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang): được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 30/9/2009.
  • Ca trù: được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 01/10/2009.
  • Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng (Hà Nội): được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 16/11/2010.
  • Hát xoan (Phú Thọ): được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 24/11/2011.
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 6/12/2012.
  • Đờn ca tài tử Nam Bộ: được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 27/11/2014
  • Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: được công nhận là là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 5/12/2013.
  • Nghi lễ kéo co ở Việt Nam: được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02/12/2015.
  • Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam: được công nhận ngày 1/12/2016
  • Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ: được công nhận năm 2017
  • Thực hành Then của người Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam: được công nhận năm 2019.

Các di sản tư liệu tại Việt Nam

Bao gồm có 3 di sản tư liệu thế giới là:

  1. Mộc bản triều Nguyễn: được công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009
  2. Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long: được công nhận ngày 9/3/2010.
  3. Châu bản triều Nguyễn: công nhận là di sản tư liệu thế giới năm 2017.

Cùng với đó là 4 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

  1. Kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang): được công nhận ngày 16/5/2012.
  2. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế: được công nhận ngày 18 đến 21/5/2016.
  3. Mộc bản trường Phúc Giang (Hà Tĩnh): được công nhận vào 5/2016.
  4. Hoàng Hoa Sứ trình đồ (dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) được công nhận ngày 30/5/2018.

Các khu dự trữ sinh quyển thế giới

Ở mục này Việt Nam có 9 di sản tất cả:

  1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2000.
  2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2001.
  3. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2004.
  4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2004.
  5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2006.
  6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2007.
  7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2009.
  8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau: được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2009.
  9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt): được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2015.

Các công viên địa chất toàn cầu

  • Công nguyên đá Đồng Văn: được UNESCO công nhận vào năm 2018.
  • Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng: được UNESCO công nhận vào năm 2018.
  • Công viên Địa chất Đắk Nông: được UNESCO công nhận vào ngày 07/07/2020.

Trên đây là danh sách các di sản thế giới ở Việt Nam, các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam… đã được UNESCO công nhận. Bạn hãy ghi nhớ và đừng quên bảo tồn cũng như quảng bá chúng đến bạn bè quốc tế nhé.

Theo Internet