Web App là gì? Những ưu điểm và cách thức hoạt động của Web App

Khái niệm Web App là gì ngày càng được nhiều người quan tâm. Nếu như một website thông thường hầu như chỉ có vai trò cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp… Thì Web Application còn làm được nhiều hơn thế. Gmail, Google Trang tính hay Google Tài liệu chính là những ví dụ điển hình của Web App.  

Web App là gì?

Web App (hay Web Application) được gọi là “ứng dụng web” – một chương trình máy tính kết hợp giữa trình duyệt và công nghệ web để tiến hành các tác vụ ngay trên mạng Internet. Cùng Cánh Cam tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng web thông qua các nội dung bên dưới nhé.

Web App còn gọi là Ứng dụng web
Web App còn gọi là Ứng dụng web

Tổng quan về Web Application (Ứng dụng web)

Ngày nay, Internet được coi là một trong những kênh truyền thông tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và cung cấp thông tin cho các khách hàng mục tiêu, đồng thời tiến hành các giao dịch một cách thuận tiện, an toàn.

Vấn đề đặt ra đó là: để các hoạt động trên diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước thu thập, lưu trữ, xử lý các dữ liệu cần thiết và cung cấp kết quả cho người dùng.

Các ứng dụng web chính là giải pháp hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Webp app sử dụng đồng thời các server-side scripts (ASP và PHP) nhằm lưu trữ và truy xuất dữ liệu, kết hợp với client-side scripts (HTML và JavaScript) để hiển thị dữ liệu tới người dùng.

Như vậy, Web App đã trở thành nền tảng để người dùng có thể dễ dàng tương tác với doanh nghiệp thông qua giỏ hàng mua sắm, hệ thống quản lý nội dung, biểu mẫu trực tuyến… Bên cạnh đó, ứng dụng web còn là nơi để các nhân viên trong công ty có thể tạo và chia sẻ tài liệu, cộng tác trên các dự án mọi lúc, mọi nơi.

Web App giúp người dùng dễ dàng tương tác với doanh nghiệp
Web App giúp người dùng dễ dàng tương tác với doanh nghiệp

Nguyên lý hoạt động của Web App là gì?

Người ta thường mã hóa các Web App bằng HTML hay JavaScript. Đây là những ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ và render chương trình thực thi dựa trên trình duyệt. Một số Web App động đòi hỏi xử lý từ phía máy chủ, còn các Web App tĩnh sẽ không yêu cầu điều này.

Để Web Application hoạt động cần một số thành phần sau:

  • Web server: Nhằm kiểm soát các yêu cầu gửi đi từ máy khách
  • Application server: Thực hiện các tác vụ được yêu cầu, một số công nghệ application server phổ biến là ASP và ColdFusion, ASP.NET, PHP và JSP…
  • Database: Lưu trữ dữ liệu

Nguyên lý hoạt động của ứng dụng web như sau:

  1. Người dùng gửi yêu cầu đến web server thông qua giao diện người dùng của ứng dụng, qua trình duyệt web hoặc Internet.
  2. Web server truyền đi yêu cầu từ người dùng tới máy chủ ứng dụng web (Web Application server) phù hợp.
  3. Máy chủ ứng dụng web tiến hành nhiệm vụ được yêu cầu. Ví dụ như xử lý dữ liệu hoặc truy vấn cơ sở dữ liệu. Sau đó kết quả của dữ liệu được yêu cầu sẽ được máy chủ tạo ra.
  4. Web Application server gửi kết quả đã là dữ liệu đã qua xử lý hoặc thông tin được yêu cầu đến web server.
  5. Web server phản hồi người dùng bằng cách cung cấp và hiển thị thông tin được yêu cầu trên màn hình của người dùng.

Cách thức hoạt động của Web App là gì
Cách thức hoạt động của Web App là gì

Một số ví dụ về Web Application (Ứng dụng web)

Các ứng dụng web hiện nay vô cùng đa dạng. Tuy nhiên nhìn chung có một số loại ứng dụng web phổ biến nhất đó là:

  • Biểu mẫu trực tuyến (online forms)
  • Giỏ hàng (shopping carts)
  • Bộ xử lý văn bản (word processors)
  • Bảng tính (spreadsheets)
  • Trình chỉnh sửa video và ảnh (video and photo editing)
  • Trình chuyển đổi định dạng tệp (file conversion)
  • Trình quét tệp (files scanning)
  • Các chương trình email (email programs)

Ngày nay, web app xuất hiện ở khắp mọi nơi. Thậm chí có những chương trình mà bạn vẫn đang sử dụng hàng ngày nhưng không hề hay biết đó là ứng dụng web. Ví dụ như AOL, Yahoo, Gmail, Google Apps (Google Trang trình bày, Google Trang tính, Google Tài liệu)…

Hiện nay, các ứng dụng web thường được tích hợp tính năng lịch trực tuyến, chia sẻ tài liệu hay cộng tác làm việc. Nhờ những tính năng này mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể xem, chỉnh sửa tài liệu trong cùng một thời điểm.

Google Apps là một trong những ví dụ điển hình về Web App
Google Apps là một trong những ví dụ điển hình về Web App

Những ưu điểm nổi bật của Web App là gì?

Không phải ngẫu nhiên, ứng dụng web lại được ưa chuộng đến vậy. Web app được các doanh nghiệp và người dùng đánh giá cao nhờ những ưu điểm nổi bật như:

  • Web Application hoạt động được trên nhiều nền tảng khác nhau, trên mọi thiết bị và hệ điều hành. Chỉ cần có trình duyệt tương thích là bạn có thể truy cập và sử dụng Web App.
  • Chỉ có một phiên bản ứng dụng web duy nhất được cung cấp đến tất cả người dùng. Điều này nhằm khắc phục hạn chế không tương thích của các ứng dụng đơn thuần.
  • Web App không yêu cầu phải cài đặt trên ổ cứng của thiết bị. Vì vậy mà chúng tốn ít tài nguyên, giúp người dùng tiết kiệm dung lượng lưu trữ của ổ cứng.
  • Những Web App dựa trên đăng ký (ví dụ như loại hình SaaS) góp phần làm giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền.
  • Giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và cả người dùng cuối. Đó là bởi doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ và bảo trì cho những ứng dụng web này. Bên cạnh đó các Web App có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ mà không đưa ra yêu cầu cao đối với thiết bị của người dùng cuối.

Web App mang đến nhiều lợi ích cho người dùng cuối và doanh nghiệp
Web App mang đến nhiều lợi ích cho người dùng cuối và doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Website và Web App là gì?

Trên thực tế, ranh giới để phân biệt giữa một trang web thông thường và một ứng dụng web khá mong manh. Một số trang có thể được coi là website đơn thuần với người dùng nhưng lại là Web App đối với admin và các biên tập viên. Mặt khác, có không ít web được tích hợp những  tính năng như tìm kiếm, bình luận dành cho người dùng cuối nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức website, chưa phải là Web App.

Sau đây Cánh Cam sẽ đưa ra bảng so sánh giữa Website và Web App (mang tính tương đối) để bạn dễ dàng phân biệt giữa hai khái niệm này:

So sánh giữa Website và Web App
So sánh giữa Website và Web App

Một số ngôn ngữ sử lập trình Web Application phổ biến nhất

Ngôn ngữ Java

Java là một trong những ngôn ngữ lập trình được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi nhất. Nó đặt ra các tiêu chuẩn viết code chung cho mọi nền tảng. Java có thể hoạt động trên diện rộng và tương thích với mọi hệ điều hành.

Cần lưu ý, Java và JavaScript là hai ngôn ngữ lập trình khác nhau. JavaScript chủ yếu là một ngôn ngữ front-end. Mặc dù vậy, Java và JavaScript đều sử dụng cú pháp tương tự nhau.

Ngôn ngữ PHP

Trong số các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, PHP đứng ở vị trí thứ 6. Ngôn ngữ này cho phép lập trình viên tìm nạp dữ liệu từ database một cách thuận tiện. Đặc biệt, nó còn có thể nhúng trực tiếp vào HTML và từ đó phát triển các Web App.

Với vai trò là một ngôn ngữ mã nguồn, PHP sẽ được phát triển và nâng cấp liên tục. Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP hiện nay còn khá thấp nhưng có lẽ sẽ tăng cao trong những năm tới.

Ngôn ngữ Python

Sự linh hoạt khiến cho ngôn ngữ Python vô cùng phù hợp để phát triển các ứng dụng. Python đi kèm với những tập lệnh đơn giản và nó còn cho phép liên kết dễ dàng với database. Bên cạnh đó, ngôn ngữ này cũng có khả năng tương thích với hệ thống lớn, cung cấp thư viện tiêu chuẩn đồ sộ.

Ngoài ra, Python còn cho phép các lập trình viên thỏa sức sáng tạo. Thậm chí nó còn có thể tạo ra Neural Network cho AI.

JavaScript

JavaScript vẫn giữ vững “ngôi vương” trong số các ngôn ngữ lập trình dùng để phát triển ứng dụng doanh nghiệp nhờ vào những tính năng linh hoạt của mình. JavaScript tương thích với cả CSS và HTML nhằm mục đích tạo ra các ứng dụng tương tác.

Một số ngôn ngữ lập trình ứng dụng web
Một số ngôn ngữ lập trình ứng dụng web

Lưu ý khi thiết kế và triển khai Web App là gì?

  • Bảo mật dữ liệu khách hàng: Đây là yếu tố thiết yếu hàng đầu đặt ra đối với các ứng dụng web. Dữ liệu khách hàng có thể là thông tin cá nhân, thông tin thanh toán…
  • Trách nhiệm pháp lý: Bảo vệ thông tin khách hàng cũng là nội dung đã được luật pháp quy định. Chủ sở hữu ứng dụng web có trách nhiệm pháp lý trong việc bảo mật các thông tin mà khách hàng cung cấp cho mình.
  • Lựa chọn đơn vị phát triển web chuyên nghiệp: Để có được một ứng dụng web chất lượng cần đến một đơn vị thiết kế, phát triển web dày dặn kinh nghiệm. Từ đó hạn chế tối đa các rủi ro đến từ lỗ hổng bảo mật, tấn công mạng, tin tặc…

Mong rằng với bài viết trên đây thì khái niệm Web App là gì đã trở nên rõ ràng hơn với bạn. Nếu đang có nhu cầu thiết kế ứng dụng web thì bạn hãy đến với Canhcam.vn để được trải nghiệm dịch vụ thiết kế Web App trọn gói với mức chi phí cạnh tranh nhất. Cánh Cam luôn sẵn sàng đồng hành và mang đến giải pháp Web App tối ưu nhất cho mô hình kinh doanh của bạn.

Giữ vai trò lãnh đạo trong công ty, tôi mong muốn góp phần gia tăng cơ hội cạnh tranh thương hiệu Việt thông qua cánh cửa thần kỳ internet.

CEO Hứa Thiện Vương

Xổ số miền Bắc