XE CƠ GIỚI LÀ GÌ? – Thiết bị cơ giới chuyên dùng
Chúng ta thường nghe tới thuật ngữ “xe cơ giới”. Nhưng nhiều người chưa hiểu chính xác “xe cơ giới là gì”. Bài viết hôm nay, chúng tôi giải thích khái niệm Xe cơ giới là gì? Xe cơ giới gồm những loại xe nào?
Mục lục bài viết
XE CƠ GIỚI LÀ GÌ?
Để hiểu được xe cơ giới là gì? Hãy tìm hiểu theo quy định của Pháp luật. Theo Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, căn cứ theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, tại Điều 3, Chương 1 đã định nghĩa:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi là xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự.
Tóm lại, xe cơ giới là gì? Là tất cả những loại xe có tham gia giao thông đường bộ kể cả xe dành cho người khuyết tật có sử dụng động cơ và tốn nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới. Trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn.
Hiện nay số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đang chiếm nhiều nhất chính vì vậy mà cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời thì những người điều khiển xe cơ giới cũng cần tuân thủ luật để đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác. Dưới đây là những lưu ý cho người sử dụng xe cơ giới khi tham gia giao thông.
Thực trạng giao thông đường bộ của nước ta hiện nay
Tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam hiện nay quả thực đáng báo động. Thống kê từ Ủy ban ATGT Quốc gia thì cho tới tháng 10/2019 nước ta đã xảy ra 14.251 vụ tai nạn giao thông, có 6318 người chết và 10.873 người bị thương. Trung bình, tai nạn giao thông đã gây thiệt hại từ 350 – 500 tỷ đồng trong 1 ngày.
Cho tới nay thì các tai nạn vẫn xảy ra hàng ngày. Đây không chỉ là nỗi đau cho các nạn nhân, gia đình mà nó còn làm ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế của đất nước. Do vậy, không cách nào tốt hơn là mỗi cá nhân khi tham gia giao thông phải chấp hành Luật an toàn giao thông.
Quy định tốc độ xe cơ giới
Tốc độ khi tham gia giao thông là quy định mà người điều khiển xe cơ giới bắt buộc phải chấp hành nghiêm chỉnh. Chạy quá tốc độ đang là một trong những nguyên nhân gây tai nạn hàng đầu hiện nay.
Điều 12, Chương II Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe đã quy định rõ tốc độ cho người sử dụng xe cơ giới và tham gia giao thông. Trong đó:
- Người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an tonà đối với xe chạy liền trước của mình; ở nơi có biển báo, cự lỵ tối thiểu giữa hai xe phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
- Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Cụ thể, căn cứ theo thông tư số 13/2009 TT-BGTVT năm 2009 quy định về tốc độ như sau:
- Tốc độ tối đa xe ô tô chở trên 30 chỗ, ô tô tải trọng dưới 3.5 tấn trong khu dân cư là 50km/h, ngoài khu dân cư là 80km/h.
- Tốc độ tối đa xe ô tô chở trên 30 chỗ, ô tô tải trọng trên 3.5 tấn, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy trong khu dân cư là 40km/h.
- Ô tô tải có tải trọng trên 3500 kg tốc độ tối đa ngoài khu dân cư là 70km/h.
- Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô tối đa ngoài khu dân cư là 60km/h.
- Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy tối đa ngoài khu dân cư là 50km/h.
- Khoảng cách an toàn được quy định: 60km/h là 30m, trên 60km/h – 80km/h là 50m, trên 80 – 100km/h là 70m, 100 – 120 km/h là 90m.
- Ngoài ra đối với các xe cơ giới như xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô, xe 3 gác máy, xe chuyên dùng thì tốc độ không được vượt quá 30km/h.
Quy định về xử phạt đối với xe cơ giới
Các mức xử phạt đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông mà vi phạm được quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trong bài này thì chúng tôi đề cập tới xử phạt khi vượt quá tốc độ.
- Điều khiển xe tốc độ thấp hơn xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải làn đường xe chạy, trừ trường hợp xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ thì sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 5km/h – dưới 10km/h phạt từ 600.000 – 800.000 đồng.
- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
- Điều khiẻn xe chạy quá từ 20km/h – 35km/h phạt từ 5.000.000 – 6.000.000 đồng.
- Điều khiển xe chạy quá trên 35km/h phạt 7.000.000 – 8.000.000 đồng.
Đồng thời khi bị phạt, người điều khiển xe cơ giới sẽ bị tịch thu giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng tùy mức độ vi phạm.
Ngoài ra, cũng còn nhiều quy định khác dành cho xe cơ giới. Bạn hãy tìm hiểu nhiều hơn ở Luật giao thông đường bộ 2008 nhé.
Như vậy các bạn đã hiểu rõ hơn xe cơ giới là gì? Và quy định về tốc độ cũng như các mức xử phạt dành cho người điều khiển xe cơ giới. Chúc các bạn lái xe an toàn và tuân thủ luật nhé.
Xem thêm:
Quy trình đăng kiểm xe cơ giới
Đăng kiểm xe cơ giới tại TPHCM