Xây dựng gia đình văn hóa – nền tảng hình thành con người văn hóa

Xây dựng gia đình văn hóa – nền tảng hình thành con người văn hóa

Lượt xem: 93

Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người; đồng thời, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến trong xây dựng gia đình văn hóa và là nền tảng hình thành con người văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước.

anh tin bai

(ảnh minh họa)

    Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hướng đến xây dựng đồng bộ
môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó, xây dựng gia đình văn hóa được xác định
là một nội dung nòng cốt và luôn được các cấp, các ngành, trong xã quan tâm,
dành nguồn lực để triển khai thực hiện. Nhờ đó, xây dựng gia đình văn hóa đã và
đang trở thành phong trào sâu rộng và có sức lan tỏa đến từng gia đình, dòng
họ, cơ sở xóm, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, ý thức tự giác của các gia đình
trong xây dựng gia đình văn hóa được thể hiện qua nhiều phong trào ý nghĩa, như
“Nuôi con khỏe dạy con ngoan”; “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”,
“Gia đình hiếu học”, “Gia đình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn
kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”…

    Theo
đánh giá của ngành văn hóa, thể thao khi tiến hành tổng kết 20 năm
thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thì các gia
đình văn hóa tiêu biểu đã trở thành những tấm gương sáng ở cộng đồng dân cư
trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. Đồng
thời, trở thành những nhân tố tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn
các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc trước các tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Qua đó, góp phần nâng
cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa và đời sống
kinh tế – xã hội địa phương. Công tác bình xét, công nhận danh hiệu gia đình
văn hóa hàng năm được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định,
với tỷ lệ gia đình văn hóa tăng qua từng năm. Năm 2021, toàn xã có 2548/2818 gia
đình đạt danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 90,4%;

    Mặc dù
vậy, chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói
chung, xây dựng gia đình văn hóa nói riêng, ở một số cơ sở xóm chưa thực sự bền
vững, chưa đi vào chiều sâu. Đặc biệt, các giá trị văn hóa truyền thống của gia
đình, dòng họ tại các khu dân cư chưa được phát huy và duy trì thường xuyên. Tệ
nạn xã hội, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến việc xây dựng môi
trường sống an toàn, lành mạnh cho các thành viên cũng như tác động tiêu cực
đến các giá trị truyền thống của gia đình… Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, Như vậy, để hình thành con người văn hóa cần xây dựng đồng bộ môi trường
văn hóa, trong đó gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

    Muốn
vậy, trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, bên cạnh việc khắc phục những
hạn chế, thiết nghĩ cần hướng phong trào đi vào chiều sâu hay hướng đến những
mục tiêu cao hơn. Đó là hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào
việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân – thiện – mỹ.
Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu của nền kinh
tế tri thức và xã hội học tập. Đặc biệt, cần xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi
người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự
trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Chú trọng nâng cao
thể lực, tầm vóc, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng
sống. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các
quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa,
làm tha hóa con người…

Bùi Thắng_VH