Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trường học

A. PHẦN MỞ ĐẦU
 
 I. Bối cảnh của đề tài:                      
Xây dựng và thực hiện QTUXVH  trong các nhà trường nói chung và TrMN nói riêng được nhà chuyên môn quan tâm. Năm 2007 Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants) đưa ra khái niệm khác cụ thể hơn
“Bộ quy tắc ứng xử là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực hoặc những quy tắc ứng xử để hướng dẫn việc ra quyết định, quy trình và hệ thống của một tổ chức nhằm đóng góp cho phúc lợi của những người hưởng lợi chính của tổ chức ấy, và tôn trọng quyền của tất cả những người chịu ảnh hưởng bởi công việc của tổ chức
 Văn hóa ứng xử là VH của một tổ chức bởi  mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm, đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị điểm mạnh và điểm yếu riêng, do những con người cụ thể mọi thế hệ tạo lập. Trường học nào ở Việt Nam cũng có 
Văn hóa ứng xử trong nhà trường nói chung và các TRMN nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh và là một trong những yếu tố quyết định đến hình ảnh của bất cứ trường học nào. Vì vậy, vấn đề xây dựng và thực hiện QTUXVH được coi là mối quan hàng đầu của mỗi nhà trường, là một bộ phận quan trọng trong văn hóa giáo dục của mỗi TrMN. Nhà trường bên cạnh đề cao chất lượng dạy – học còn cần đưa ra các biện pháp để nâng cao VHUX của BQL, GV, NV cha mẹ trẻ và khách đến cơ sở giáo dục; đồng thời phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường nhằm mục đích xây dựng trường học hạnh phúc.
II. Lý do chọn đề tài:
Văn hóa ứng xử là gì?  chúng ta có thể hiểu đó là những cái hay, cái đẹp được tích lũy thành giá trị, thành chuẩn mực trong ứng xử, trong giao tiếp. Có nhiều khía cạnh ứng xử: giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh và học sinh cũng như giữa thầy cô và phụ huynh.
Nhưng thực trạng trong môi trường giáo dục hiện nay có rất nhiều những thông tin về những ứng xử không đẹp trong môi trường giáo dục ở Việt Nam như học sinh không tôn trọng giáo viên, thầy cô đối xử không công bằng, thiếu trách nhiệm, bạo lực với học sinh… Các thông tin này được công khai trên các trang thông tin làm nhiều người lo lắng, hoang mang, nhất là các bậc phụ huynh có con đang ở tuổi học đường.
           Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi không đẹp trên, nhưng một trong những nguyên nhân là chính ứng xử của người thầy cô chưa đẹp, chưa chuẩn mực, thậm chí còn vi phạm đạo đức nhà giáo, thuần phong mĩ tục, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, cần có những giải pháp gì?
Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Ngày 12/4/2019 Bộ Giáo dục –Đào tạo ban  hành Thông tư 06 Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổng thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, UXVH trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm.  Nhưng trong thực tế đang có tình trạng hiệu trưởng nóng nảy, chưa nhẹ nhàng trong góp ý cho GV, chưa gương mẫu trong trang phục, thời gian…, GV đang to tiếng, mày,  tao khi tranh cãi với nhau, ăn quà trước mặt trẻ, quát nạt trẻ, phạt trẻ khi trẻ không vâng lời, cô giáo chưa hài lòng với phụ huynh thể hiện qua lời nói, thái độ hàng ngày, phụ huynh bình luận, thể hiện sự không hài lòng của mình qua các trang nhóm trên mạng xã hội….Từ những suy nghĩ trên tôi đã đi sâu nghiên cứu  đề tài “Xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mầm non”
III. Phạm vi, đối tượng1.Phạm vi nghiên cứu:  Những biện pháp tổ chức xây dựng văn hoá  ứng xử trong TrMN theo chuẩn quy tắc ứng xử tại TrMN trên địa bàn TPHT trong điều kiện hiện nay
          2. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh.
IV. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp XDVH theo chuẩn quy tắc ứng xử TrMN có tính khả thi, phù hợp với thực tế quản lý giáo dục ở các TrMN tại TPHT, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Mong muốn điều chỉnh, thay đổi cách ứng xử của CBQLGVNV, cha mẹ học sinh theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng VH của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở khoa học.
Văn hóa ứng xử trong TrMN có vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị và chuẩn mực đạo đức cho học sinh MN ngay từ giai đoạn đoạn đầu tiên nhằm thực hiện mục tiêu GDMN chính là việc giúp trẻ phát triển về thể chất đồng thời lấy trẻ làm trung tâm giáo dục,  trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ. Khi hình thành cũng như phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực cũng như phẩm chất đều mang tính nền tảng. Những kỹ năng sống cần thiết sẽ phù hợp với lứa tuổi MN. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo, giáo dục tính tự lập cho trẻ.
 Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng một nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt.
II. Thực trạng vấn đề:
1. Thuận lợi:
 Tr­ường luôn nhận đư­ợc sự quan tâm chỉ đạo đầu tư­ của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phư­ơng và các cấp lảnh đạo, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Trư­ờng đã đạt chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ có cảnh quan sư­ phạm  rộng rãi, xanh sạch đẹp.
Cán bộ quản lý là những ng­ười có bề dày về kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn giỏi, nhiệt tình năng nổ, gương mẫu trong đời sống, sinh hoạt, trong công tác thường đứng mũi chịu sào những việc khó, hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời gian và hiệu quả.
Đội ngũ CBGVNV có trình độ chuyên môn, tâm huyết yêu nghề, sáng tạo, đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. đoàn kết th­ương yêu, biết tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mỗi ngày đến trường mọi người đối xử với nhau thân ái, yêu thương, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, trong công việc, chia sẻ tận cùng với nhau khi vui, buồn.
Phụ huynh nhà trường đồng hành với cô giáo để hướng tới mục đích chăm sóc các con ngoan, khỏe mạnh, thông minh…Các trò nhỏ của trường chúng tôi vô cùng đáng yêu, các con khỏe mạnh, năng động, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường…Các yếu tố đó chính là những yếu tố quan trọng giúp cho CBGVNV trường chúng tôi thấy được niềm vui trong mỗi ngày đến lớp, yên tâm công tác, toàn tâm nhiệt huyết chăm lo trường lớp, xem trường là nhà.
2. Khó khăn
Giáo viên giỏi các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của trường
Một số  GV có sức ì, thiếu sự sáng tạo linh hoạt, bằng lòng với những gì hiện có,  chưa chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của nhà trường. Thiếu tính rèn luyện trong đạo đức, tác phong, lối sống như quan hệ, giáo tiếp, ứng xử, thực hiện nề nếp văn hóa nơi cộng cộng; chưa chịu khó học hỏi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc cập nhật kiến thức chưa kịp thời.
Đời sống  nhân viên hợp đồng còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc ổn định đội ngũ. Nguồn kinh phí động viên khen thưởng hạn hẹp chưa đáp ứng phong trào thi đua phấn đấu của cán bộ giáo viên.
Bên cạnh đó cũng không thể không nói đến các yếu tố không thuận lợi có tác động đến cuộc sống, công việc, tâm tư tình cảm  của đội ngũ CBGVNV từ phía gia đình, phụ huynh, con trẻ, thời gian, áp lực công việc,…. xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức dến vị thế của cô giáo mầm non.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết
1. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trường mầm non
Căn cứ công văn số 224/PGD – ĐT ngày 04/5/2019 của Phòng giáo dục – Đào tạo Thành phố Hà Tĩnh về xây dựng văn hóa ứng xử trường học. Nhà trường đã xác định rõ trách nhiệm của CBGVNV trong trường đối với việc xây dựng và thực hiện quy tắc. Trong đó, BGH nhà trường tổ chức cho CBGVNV góp ý dự thảo theo từng tổ chuyên môn, tổ chức thảo luận, thống nhất các nội dung,  học tập và triển khai  thực hiện Quy tắc ngay từ đầu năm học 2019-2020, ngoài ra còn có trách nhiệm vận động phụ huynh, học sinh thực hiện đúng các quy định tại QT ƯXVHTH cần
 Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong trường đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.
 Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của CBQLGVNV và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.
 Đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi; bảo đảm tính dân chủ và nhân văn.
Quy tắc được xây dựng với 12 điều, trong đó Quy định chung 3 điều, quy định cụ thể 6 điều, Tổ chức thực hiện 3 điều.
Quy định chung về thời gian làm việc, trang phục, tác phong, quy định chi tiết  về ứng xử với phụ huynh học sinh, ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, ứng xử trong hội họp sinh hoạt tập thể….được quy định rõ về yêu cầu thực hiện.
2. Vai trò của người đứng đầu trong việc xây dựng và thực hiện quy tắc.
Để có được uy tín trong quản lý nhà trường nói chung và để thực hiện tốt vai trò của người đứng đầu trong nhà trường thì phải xây dựng và thay đổi văn hóa giao tiếp trong  trường mầm non một cách mạnh mẽ và sâu rộng. Người đầu tiên phải thay đổi đó chính là HT, HT phải là người lãnh đạo gương mẫu, là tấm gương cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường noi theo từ tác phong, lời nói, trang phục, hiệu quả công việc, tính kỷ luật, lời nói phải đi đôi với việc làm…. HT chính là người hình thành VH giao tiếp thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với CBGVNV, phụ huynh học sinh và cộng đồng. giao tiếp lịch sự, cởi mở, thân thiện, tạo cho đối tượng được giao tiếp cảm giác gần gũi,  dễ chia sẻ, gây tình cảm ngay lần tiếp xúc đầu tiên. Luôn lắng và thấu hiểu nhằm nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc, từ đó tạo điều kiện để mỗi CBGVNV và học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực của bản thân.
Từ ảnh hưởng của người đứng đầu đến với các phó hiệu trưởng, GVNV trong trường cùng nhau tạo nên một bầu không khí làm việc thân thiện, lịch sự, hiệu quả.
3. Thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học
Muốn thực hiện tốt ƯXVHTH điều đầu tiên nhà trường phải thực hiện tốt công khai dân chủ, mọi việc CBGVNV phải được biết, phải được bàn, phải chịu trách nhiệm. Công khai chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng, tiền ngày lễ tết, phân công nhiệm vụ, số lượng học sinh, các mức thu, chi, thi đua khen thưởng, hợp đồng thực phẩm, giá các loại hàng được nhập vào trường….tất cả mọi người trong trường đều thấy mình thực sự là người chủ nhân của nơi mình đang làm việc, có quyền biết, quyền hưởng thụ đồng thời hiểu và thực hiện trách nhiệm  từ đó tránh việc nghi kỵ, nghi ngờ, so sánh, …để giữ mối đoàn kết nội bộ.
Khi tập thể thực sự đoàn kết việc thực hiện ƯXVHTH sẽ có hiệu quả, trước hết nhà trường cần xác định rõ trách nhiệm của các CBGVNV trong trường đối với việc thực hiện quy tắc. Trong đó, BGH có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền vận động triển khai  thực hiện Quy tắc này cho CBGVNV  phụ huynh thực hiện thông qua các hình thức gửi  bản QT ƯXVHTH cho mỗi CBGVNV nắm vững cấc nội dung, thông qua các buổi họp hội đồng, hội ý, họp phụ huynh, lồng ghép vảo nội quy quy chế, tiêu chí thi đua hàng tháng… Thường xuyên nhắc nhở hướng dẫn lẫn nhau ở mọi lúc mọi nơi khi thấy cần thiết, một điều quan trọng đó là  “ Trăm nghe không bằng một thấy ”
Ví dụ: Điều 6. Lối sống, tác phong
– Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó đi lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư theo tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Có lối sống hòa hợp với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; ủng hộ, khuyến khích những lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
– Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
– Trang phục khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục và theo quy định đồng phục của nhà trường, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của trẻ.
– Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực với đồng nghiệp và với trẻ.
– Xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.
Để thực hiện 6 nội dung của điều 6. Tôi đã tuyên truyền vận động, xây dựng và đưa vào nội quy, tiêu chí  đánh giá thi đua hàng tháng, cụ thể hóa trong thực hiện như sau
          – Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tích cực thi đua dạy tốt, sáng tạo đổi mới trong các hoạt động giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp với chủ đề, tiết kiệm điện, nước bằng cách ra khỏi phòng tắt điện, cuối ngày cắt điện, nước trong phòng, giáo dục các cháu uống hết nước trong cốc, vặn vòi nước vừa đủ để rửa tay..
– Sống lành mạnh không tham gia các tệ nạn xã hội như đánh bạc, lô đề, sử dụng và tàng trữ ma túy…, thân ái với đồng nhiệp, người thân trong gia đình, vui vẻ niềm nở với phụ huynh, không chụp những hình ảnh phản cảm, hoặc những hình ảnh nhạy cảm liên quan đến trường, lớp đưa lên Facebook, không bình luận hoặc đọc báo mạng trong điện thoại, máy tính…  trong giờ làm việc,
– CBGVNV đến trước giờ làm việc 10 phút, có sổ ghi chép khi tham gia hội họp, có ý kiến tham gia phát biểu khi được sự cho phép của chủ trì, không xưng hô mày tao trong trường, nhất là trước mặt học sinh. Giáo viên đến lớp phải niềm nở, vui vẽ với phụ huynh các cháu và đồng nghiệp, không được lạnh lùng, doạ nạt trẻ, không được dùng que, thước để quản trẻ
– Giáo viên lên lớp mặc trang phục áo phông cổ bẻ màu đỏ quần đen cạp cao, dép, giày thấp, ngày lễ hội mặc áo dài đồng phục của trường. Trang phục của GH: áo có cổ, không mặc quần bò mài, rách gấu. Bộ phận nuôi dưỡng đeo khẩu trang, tạp dề, mũ khi làm việc.
– Góp ý chân thành thẳng thắn với cấp dưới và đồng nghiệp, không nói xấu sau lưng, không to tiếng, giúp đỡ nhau tận tình khi đồng nghiệp cần như khi ốm, đau, khi gia đình có niềm vui, nối buồn
Ví dụ: Bố trí nhân sự giúp đỡ khi gia đình có việc tang, cưới, sẵn sàng đến sớm để lấy đồ ăn, nước uống cho các cháu khi lớp bạn nghỉ một GV… khi tổ mình đã hoàn thành xong nhiệm vụ tự giác giúp tổ bạn hoàn thành việc của tổ bạn chưa xong…
–  Tham gia hội họp, các hoạt động tại khu dân cư nơi gia đình sống một cách đầy đủ nghiêm túc. Không vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội, giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng…
Ví dụ: Điều 9:  Ứng xử của giáo viên, nhân viên:
– Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, không có biểu hiện cơ hội đố kị ghanh ghét.
– Tuân thủ kỹ luật phát ngôn, chấp hành nghêm Luật An ninh mạng, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được  kiểm chứng, phiến diện một chiều.
– Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt của trẻ, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ cháu; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, không vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi xâm hại trẻ.
– Ứng xử với cấp trên: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cấp trên, không nịnh bợ lấy lòng vì mục đích động cơ không trong sáng. Khi thực hiện các quyết định của cấp trên nếu thấy có căn cứ trái pháp luật phải báo cáo ngay cho lãnh đạo nhà trường. Nếu trường hợp vẫn phải thi hành thì không phải chịu trách nhiệm.
– Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
– Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
– Ứng xử với phụ huynh và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Lịch sự, vui vẻ cỡi mở, sẵn sàng trao đổi, giải thích, hợp tác với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ khi có yêu cầu, tuyên truyền, tư vấn với phụ huynh về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. Không lợi dụng sự tín nhiệm, thân thiết gần gũi của phụ huynh để vay mượn tiền và tải sản, gây phiền hà với phụ huynh làm mất đi uy tín và danh dự của người giáo viên
Tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBGVNV được thông qua các hình thức học qua các Moddun, học qua kiến tập thao giảng, dự giờ, qua các chuyên đề bồi dưỡng … Phát ngôn có VH, không phát ngôn bừa bãi, không nói tục, nói tiếng lóng, không sử dụng mạng Pacebook để chia sẻ, bình luận các nội dung chưa được kiểm chứng, không tích cực, phản động,… Trong ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, phụ huynh, trẻ,,,đều sử dụng lời nói dễ hiểu, không nói to, âm lượng vừa phải, đủ nghe, thái độ luôn vui vẻ, niềm nở thân thiện, thể hiện chính kiến, sự thẳng thắn chân tình trong tiếp xúc.
 Ví dụ : Điều 10. Ứng xử của cháu
– Đối với cô giáo: Kính trọng, lễ phép, chào hỏi lễ phép, trung thực
– Đối với bạn bè: Thân ái giúp đỡ, đoàn kết yêu thương nhau. Không nói tục chửi bậy, miệt thị bạn bè, chấp nhận sự khác biệt của các bạn
– Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
– Ứng xử với khách đến thăm trường lớp: Tôn trọng, lễ phép, than thiện
– Đến lớp chuyên cần, tích cực tham gia các  hoạt động của lớp của trường, chấp hành tốt quy định mặc đồng phục, giờ đến lớp, trực nhật. Tự phục vụ bản than trong sinh hoạt hằng ngày phù hợp theo độ tuổi.
Với các con trẻ chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu và việc làm cụ thể  như sau để thực hiện điều 10
Giáo viên phải dạy cho các con khi nói với người lớn là ông bà, bố, mẹ, cô giáo… không được nói ngang, nói trống không, xin phép khi muốn đề đạt ý kiến, cảm ơn khi được nhận quà hoặc được giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai… tất cả những hành vi đó tưởng như đơn giản nhưng tực tế GV phải dạy trẻ thường xuyên, nhắc đi nhắc lại một cách kiên trì trẻ mới thực hiện được, ngoài ra phải phối hợp với phụ huynh sát sao để cùng đồng hành  với GV. Dạy cho trẻ chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi, không đánh nhau, không nói bậy, giúp dỡ yêu thương những bạn yếu hơn mình, tự phục vụ bản thân như xúc cơm ăn, vệ sinh, rửa cốc uống nước, cất dọn bàn, ghế, chuẩn bị và thu dọn chỗ ngũ, tự lấy và cất dồ chơi, đồ dùng sau khi chơi xong, học xong….
Như vậy, xây dựng QTUXVH không chỉ dừng lại ở việc xây dựng văn bản mà cái quan trọng nhất là phải tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong nhà trường cùng nhau thực hiện tốt theo bộ quy tắc đã đề ra. Đó là những biểu hiện cụ thể trong các mối quan hệ giữa CBQL với GV, giữa GV với GV, GV với học sinh, GV  với cha mẹ học sinh, học sinh với học sinh, CBQL với học sinh và các mối quan hệ khác.
Thông qua các buổi họp hội đồng, hội ý cuối tuần có những sự việc gì xảy ra trong tuần, trong tháng được đưa ra  để rút kinh nghiệm, nêu ý kiến xử lý của cá nhân mình, nêu các tình huống và cách xử lý tình huống tương tự để mọi GV cùng tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm. Ngoài ra tôi thường lồng ghép các nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp thông qua các câu chuyện, các ví dụ cụ thể và cách xử lý cụ thể, nên như thế nào ? không nên như thế nào ? tại sao lại phải như thế ?
Công tác phối hợp với phụ huynh trong QT ƯXVHTH rất quan trọng vì phụ huynh là đối tượng rộng, đa dạng về cách nghĩ, cách nói, cách hành xử,… vì thế thông qua các buổi họp với ban đại diện hội phụ huynh trường tôi trao đổi với ban đại diện  cha mẹ học sinh của các lớp để triển khai cho phụ huynh lớp mình, thông qua kênh Pacebook của trường, trang zalo của lớp để làm công tác tuyên truyền
Ví dụ:  Yêu cầu phụ huynh đưa đón trẻ đúng giờ, không mặc quần đùi, áo cộc khi đến trường, không hút thuốc lá trong khu vực trường, không đưa đón trẻ khi đã uống bia rượu, không quát nạt con hay trẻ em trong trường. Không đưa những thông tin sai sự thật hoặc chưa được kiểm chứng, thông tin phiến diện một chiều lên trang mạng xã hội làm mất uy tín danh dự của giáo viên và nhà trường.
Đặc biệt, việc tiếp xúc hàng ngày giữa GV với phụ huynh là thời điểm quan trọng nhất để làm tốt công tác phối hợp
Ví dụ: Nhờ mẹ hôm sau cho cháu đi học trước 8h để ổn định lớp và cho con tham gia hoạt động cùng các bạn
 Nhờ mẹ về nhà cùng phối hợp để hướng dẫn con tự ăn cơm, tự lấy nước uống, tự lau miệng vệ sinh
  Nhờ mẹ về nói với bố hôm sau đi đón cháu không hút thuốc trong trường
4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QT ƯXVHTH
Nhà trường  thường xuyên kiểm tra, giám sát các CBGVNV và các thành viên có liên quan trong việc thực hiện các QT ƯXVHTH, xử lý nghiêm khắc khi các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện qua loa, thiếu trách nhiệm các nội dung đã được ban hành.
Thực hiện  QT ƯXVHTH là việc làm thường xuyên, thường ngày, nó biểu hiện trong bất kỳ hòan cảnh môi trường nào khi chủ thể thực hiện biểu đạt thực tế.
Ví dụ: Hiệu trưởng thể hiện xử lý một tình huống với phụ huynh khi phụ huynh có ý kiến và thái độ, lời nói nóng nảy  về việc con mình bị xây xát do bạn lỡ va chạm mạnh vào đó để lại vết thâm
Hiệu trưởng bình tĩnh tìm hiểu sự việc qua GVCN, xin lỗi phụ huynh để phụ huynh bớt nóng, sau đó giải thích về việc xảy ra, bày tỏ ý kiến cá nhân là việc đó GV và nhà trường đã sơ suất khi để xảy ra sự việc trên, xin lỗi phụ huynh và xin rút kinh nghiệm để chấn chỉnh GV trong việc quản lý trẻ.  Phụ huynh sẽ giảm dần sự nóng nảy và sẽ đồng tình với cách giải quyết trên, sẽ phải suy nghĩ và rút kinh nghiệm về thái độ khi tiếp xúc với hiệu trưởng.
Tuy nhiên, muốn đánh giá việc thực hiện QTƯXVHTH cũng phải đưa vào nội quy, tiêu chí để đánh giá hàng tháng, kỳ, năm.
Ví dụ: Trang phục của CBGV trong khi làm việc, thời gian đi làm, hội họp, phát ngôn, xử sự với phụ huynh, với đồng nghiệp,  đối xử với trẻ….
     Vì vậy kiểm tra, đánh giá kết quả của việc thực hiện QTƯXVHTH để thấy được việc thực hiện có thường xuyên không, có đem lại kết quả như mong muốn không, trong quá trình thực hiện có gặp vướng mắc gì không, từ đó có những quyết định kịp thời chấn chỉnh để đảm bảo thực hiện  QTƯXVHTH mầm non có hiệu quả.
IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến.
1. Đối với bản thân:
– Tự bản thân thấy việc thực hiện QTƯXVHTH vô cùng cần thiết nó giúp cho bản thân thấy được mình trở thành một người lịch sự, được tôn trọng, có uy tín với phụ huynh, với CBGVNV, tạo cho bản thân thêm yêu trường lớp, hạnh phúc khi được làm việc tại trường. Nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của tập thể GV cũng như phụ huynh học sinh.
2. Đối với giáo viên:
– Giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng, có các kỹ năng ứng xử giao tiếp sư phạm tốt hơn
– Biết vận dụng mọi cơ hội trong quá trình tổ chức cho trẻ nhằm giáo dục trẻ về lễ giáo.
– Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hạnh phúc khi được cống hiến và làm việc tại trường
3. Đối với phụ huynh: Biết được tầm quan trọng giao tiếp văn minh trong ứng xử để cùng thực hiện và phối hợp giáo dục trẻ.
– Hỗ trợ tinh thần tham gia tích cực, nhiệt tình cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả, tin tưởng khi gửi con mình học tại trường sẽ được hưởng sự yêu thương từ cô giáo và một nền giáo dục tốt.
V. Khả năng ứng dụng và triển khai:
Khả năng ứng dụng cao và triển khai rộng rãi cho các CBGVNV trường mầm non trong phạm vi toàn Thành phố nói riêng và toàn Tỉnh nói chung.
VI. Ý nghĩa của sáng kiến:
 Sáng kiến có ảnh hưởng trực tiếp và rất thực tế góp phần nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử đến CBGVNV, phụ huynh, học sinh. Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách nhà giáo.
     
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
 Thứ nhất, tự bản thân CBQL, GV, NV  phải thường xuyên tâm niệm nghề giáo của mình là cực kỳ quan trọng, có  ý nghĩa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục một người thầy tốt, được cả một thế hệ”. Cho nên, phải rèn luyện sao cho xứng đáng với cái cao quý của nghề, luôn rèn đức, luyện tài, luôn ý thức mình phải chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cử chỉ, xứng đáng là tấm gương sáng  để xã hội nhìn nhận đúng tư cách là một nhà giáo.
Thứ hai, Phối hợp với phụ huynh học sinh, với các tổ chức đoàn thể trong trường  theo chức năng của mình cùng tham gia quản lý, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBGVNV tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, đạo đức, mặt khác, có những kiến nghị, giải pháp hỗ trợ vật chất và tinh thần đê   tham gia học tập, bồi dưỡng.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua nhiều hình thức,  thực hiện trường học trường học hạnh phúc, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với CBGVNV, PH, học sinh như: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, tự phục vụ trong các hoạt động liên quan ăn uống, vệ sinh, hoạt động học tập vui chơi.
Thứ tư: Tổ chức các hội thi, chuyên đề, nêu gương, tuyên dương những điển hình tiêu biểu trong văn hóa ứng xử học đường nói riêng và những cái hay, cái đẹp của nghề giáo nói chung cần luôn luôn được quan tâm thực hiện. Những điển hình hay, những việc làm tốt gương mẫu cần được nhân rộng một cách có thực chất, hiệu quả, góp phần tuyên truyền, đẩy lùi cái xấu, nhân rộng cái đẹp, xây dựng  hình tượng đẹp về hình ảnh nhà giáo, về nét đẹp văn hóa trường học.
Thứ  năm: Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối đoàn kết thống nhất. Mỗi một cán bộ giáo viên mà đặc biệt là cán bộ quản lý phải thực sự gương mẫu trong công tác, trong sinh hoạt và học tập. Khéo léo trong giao tiếp, ứng xử; Công bằng, khách quan… tạo được niềm tin thực sự trong đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường.
II. Những kiến nghị đề xuất.
1. Đối với các cấp quản lý giáo dục mầm non:
– Phòng Giáo dục Thành phố mời các chuyên gia hoặc các nhà giáo lão thành có kinh nghiệm, có uy tín để tổ chức các chuyên đề nói chuyện về văn hóa ứng xử trường học theo từng bậc học để CBGVNV được nghe, được học tập.
  2. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương:
– Địa phương cần tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên xuống tận từng cơ sở giáo dục trên địa bàn, người dân các gương người tốt, việc tốt để được tiếp cận và học tập
– Phối hợp cùng nhà trường để làm tốt công tác huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay
Trên đây là một số giải pháp ” Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa  trường học”. Rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo ngành các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn.
                                 Xin chân thành cảm ơn./.
                                                         
T
 
 
 
  Hà
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trường học
2. Mô tả ngắn gọn các giải pháp cũ thường làm:
Trước đây chưa đưa ra được một bộ quy tắc nào có tính tổng hợp, bài bản, chi tiết và đầy đủ để quy định việc thực hiện như thế nào. Chỉ mới dừng lại ở mức độ tự  phát, tự đưa vào nội quy của nhà trường nhưng đều không nên làm, không được làm thông qua những việc thực tế hàng ngày. Một số nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của việc ứng xử văn hóa tại các trường hoc.
3. Mục đích của giải pháp:
Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hậu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường;
4. Phần mô tả sáng kiến:
4.1. Cấu trúc của sáng kiến::
A. Phần mở đầu: Nêu bối cảnh ra đời, ý nghĩa, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài. Xác định đối tượng, mục đích, phạm vi, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài.
B. Phần nội dung:         
I. Thực trạng vấn đề: Nêu những vấn đề liên quan đến đề tài, đồng thời đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém về ứng xử văn hóa tại đơn vị.
II. Giải quyết vấn đề:  Trình bày cơ sở lý luận , trình bày các giải pháp, những tác động sư phạm đảm bảo tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn,…để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
III. Kết quả đạt được: Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của đề tài.
C. Phần kết luận: Nêu được ý nghĩa của đề tài, đề xuất với các cấp quản lý tổ chức những hoạt động để tiếp tục nâng cáo chất lượng trong thực hiện ứng xử văn hóa trường mầm non.
4.2. Thuyết minh tính mới sáng tạo:
Đối với đề tài “Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trường học ” là giải pháp được nghiên cứu và áp dụng trong phạm vi các  trường mầm non trên lĩnh vực  quản lý giáo dục đã bộc lộ được tính ưu việt, có nhiều tính mới, tính sáng tạo. Đề tài đưa ra các cách thực hiện thực tế, cụ thể chi tiết, không trùng với giải pháp của người khác .
4.3. Thuyết minh về hiệu quả mang lại:
Mang tính giáo dục ý thức đối với CBQLGVNV, phụ hynh học sinh trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày
* Đối với trẻ:
– Trẻ hiểu về cách ứng xử tích cực về lời nói, thái độ, sự chia sẻ với bạn được bộc lộ qua  hành vi đúng – hành vi sai đối với những người  xung quanh trẻ.
– Trẻ có y thức giữ gìn hình ảnh bản thân qua lời nói, hành vi, trang phục, đầu tóc, thông qua các hoạt động cùng nhóm.
* Đối với CBGVNV:
–  Góp phần nâng cao nhận thức cho GVNV để giữ hình ảnh của một nhà giáo, người làm việc trong các cơ sở giáo duc có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trên; có ý thức vì tập thể sư phạm,  luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà trường, gìn giữ và phát huy truyền thống “Dạy tốt – Học tốt”., chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.  
  4.4. Thuyết minh về lợi ích kinh kế, xã hội của sáng kiến:
* Hiệu quả kinh tế:
Áp dụng giải pháp này không tốn kém về tiền bạc, vật chất
* Lợi ích xã hội:
Xây dựng văn hóa học đường nhằm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
          4.5. Thuyết minh về tính khả thi, khả năng phổ biến, nhân rộng
Đây là một đề  dễ áp dụng, các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, vận dụng ở nhiều trường mầm non trong Thành phố và Tỉnh
5. Cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền:
Tôi xin cam đoan các giải pháp mà tôi trình bày trong sáng kiến không sao chép ở bất kì tài liệu nào.

Xây dựng và thực hiện QTUXVH trong các nhà trường nói chung và TrMN nói riêng được nhà chuyên môn quan tâm. Năm 2007 Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants) đưa ra khái niệm khác cụ thể hơn“Bộ quy tắc ứng xử là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực hoặc những quy tắc ứng xử để hướng dẫn việc ra quyết định, quy trình và hệ thống của một tổ chức nhằm đóng góp cho phúc lợi của những người hưởng lợi chính của tổ chức ấy, và tôn trọng quyền của tất cả những người chịu ảnh hưởng bởi công việc của tổ chứcVăn hóa ứng xử là VH của một tổ chức bởi mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm, đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị điểm mạnh và điểm yếu riêng, do những con người cụ thể mọi thế hệ tạo lập. Trường học nào ở Việt Nam cũng có nội quy của trường nhưng nội dung còn rất sơ sài, giáo điều, thiếu cụ thể nên không phát huy được tác dụng. Trong khi đó, trên thế giới, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử rất phổ biến.Văn hóa ứng xử trong nhà trường nói chung và các TRMN nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh và là một trong những yếu tố quyết định đến hình ảnh của bất cứ trường học nào. Vì vậy, vấn đề xây dựng và thực hiện QTUXVH được coi là mối quan hàng đầu của mỗi nhà trường, là một bộ phận quan trọng trong văn hóa giáo dục của mỗi TrMN. Nhà trường bên cạnh đề cao chất lượng dạy – học còn cần đưa ra các biện pháp để nâng cao VHUX của BQL, GV, NV cha mẹ trẻ và khách đến cơ sở giáo dục; đồng thời phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường nhằm mục đích xây dựng trường học hạnh phúc.Văn hóa ứng xử là gì? chúng ta có thể hiểu đó là những cái hay, cái đẹp được tích lũy thành giá trị, thành chuẩn mực trong ứng xử, trong giao tiếp. Có nhiều khía cạnh ứng xử: giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh và học sinh cũng như giữa thầy cô và phụ huynh.Nhưng thực trạng trong môi trường giáo dục hiện nay có rất nhiều những thông tin về những ứng xử không đẹp trong môi trường giáo dục ở Việt Nam như học sinh không tôn trọng giáo viên, thầy cô đối xử không công bằng, thiếu trách nhiệm, bạo lực với học sinh… Các thông tin này được công khai trên các trang thông tin làm nhiều người lo lắng, hoang mang, nhất là các bậc phụ huynh có con đang ở tuổi học đường.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi không đẹp trên, nhưng một trong những nguyên nhân là chính ứng xử của người thầy cô chưa đẹp, chưa chuẩn mực, thậm chí còn vi phạm đạo đức nhà giáo, thuần phong mĩ tục, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.Trước thực trạng đó, cần có những giải pháp gì?Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Ngày 12/4/2019 Bộ Giáo dục –Đào tạo ban hành Thông tư 06 Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổng thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, UXVH trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Nhưng trong thực tế đang có tình trạng hiệu trưởng nóng nảy, chưa nhẹ nhàng trong góp ý cho GV, chưa gương mẫu trong trang phục, thời gian…, GV đang to tiếng, mày, tao khi tranh cãi với nhau, ăn quà trước mặt trẻ, quát nạt trẻ, phạt trẻ khi trẻ không vâng lời, cô giáo chưa hài lòng với phụ huynh thể hiện qua lời nói, thái độ hàng ngày, phụ huynh bình luận, thể hiện sự không hài lòng của mình qua các trang nhóm trên mạng xã hội….Từ những suy nghĩ trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mầm non”Những biện pháp tổ chức xây dựng văn hoá ứng xử trong TrMN theo chuẩn quy tắc ứng xử tại TrMN trên địa bàn TPHT trong điều kiện hiện nayCán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh.Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp XDVH theo chuẩn quy tắc ứng xử TrMN có tính khả thi, phù hợp với thực tế quản lý giáo dục ở các TrMN tại TPHT, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.Mong muốn điều chỉnh, thay đổi cách ứng xử của CBQLGVNV, cha mẹ học sinh theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng VH của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường.Văn hóa ứng xử trong TrMN có vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị và chuẩn mực đạo đức cho học sinh MN ngay từ giai đoạn đoạn đầu tiên nhằm thực hiệntrẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ. Khi hình thành cũng như phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực cũng như phẩm chất đều mang tính nền tảng. Những kỹ năng sống cần thiết sẽ phù hợp với lứa tuổi MN. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo, giáo dục tính tự lập cho trẻ.Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng một nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt.Tr­ường luôn nhận đư­ợc sự quan tâm chỉ đạo đầu tư­ của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phư­ơng và các cấp lảnh đạo, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Trư­ờng đã đạt chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ có cảnh quan sư­ phạm rộng rãi, xanh sạch đẹp.Cán bộ quản lý là những ng­ười có bề dày về kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn giỏi, nhiệt tình năng nổ, gương mẫu trong đời sống, sinh hoạt, trong công tác thường đứng mũi chịu sào những việc khó, hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời gian và hiệu quả.Đội ngũ CBGVNV có trình độ chuyên môn, tâm huyết yêu nghề, sáng tạo, đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. đoàn kết th­ương yêu, biết tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mỗi ngày đến trường mọi người đối xử với nhau thân ái, yêu thương, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, trong công việc, chia sẻ tận cùng với nhau khi vui, buồn.Phụ huynh nhà trường đồng hành với cô giáo để hướng tới mục đích chăm sóc các con ngoan, khỏe mạnh, thông minh…Các trò nhỏ của trường chúng tôi vô cùng đáng yêu, các con khỏe mạnh, năng động, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường…Các yếu tố đó chính là những yếu tố quan trọng giúp cho CBGVNV trường chúng tôi thấy được niềm vui trong mỗi ngày đến lớp, yên tâm công tác, toàn tâm nhiệt huyết chăm lo trường lớp, xem trường là nhà.Giáo viên giỏi các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của trườngMột số GV có sức ì, thiếu sự sáng tạo linh hoạt, bằng lòng với những gì hiện có, chưa chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của nhà trường. Thiếu tính rèn luyện trong đạo đức, tác phong, lối sống như quan hệ, giáo tiếp, ứng xử, thực hiện nề nếp văn hóa nơi cộng cộng; chưa chịu khó học hỏi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc cập nhật kiến thức chưa kịp thời.Đời sống nhân viên hợp đồng còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc ổn định đội ngũ. Nguồn kinh phí động viên khen thưởng hạn hẹp chưa đáp ứng phong trào thi đua phấn đấu của cán bộ giáo viên.Bên cạnh đó cũng không thể không nói đến các yếu tố không thuận lợi có tác động đến cuộc sống, công việc, tâm tư tình cảm của đội ngũ CBGVNV từ phía gia đình, phụ huynh, con trẻ, thời gian, áp lực công việc,…. xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức dến vị thế của cô giáo mầm non.Căn cứ công văn số 224/PGD – ĐT ngày 04/5/2019 của Phòng giáo dục – Đào tạo Thành phố Hà Tĩnh về xây dựng văn hóa ứng xử trường học. Nhà trường đã xác định rõ trách nhiệm của CBGVNV trong trường đối với việc xây dựng và thực hiện quy tắc. Trong đó, BGH nhà trường tổ chức cho CBGVNV góp ý dự thảo theo từng tổ chuyên môn, tổ chức thảo luận, thống nhất các nội dung, học tập và triển khai thực hiện Quy tắc ngay từ đầu năm học 2019-2020, ngoài ra còn có trách nhiệm vận động phụ huynh, học sinh thực hiện đúng các quy định tại QT ƯXVHTH cầnThể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong trường đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của CBQLGVNV và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.Đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi; bảo đảm tính dân chủ và nhân văn.Quy tắc được xây dựng với 12 điều, trong đó Quy định chung 3 điều, quy định cụ thể 6 điều, Tổ chức thực hiện 3 điều.Quy định chung về thời gian làm việc, trang phục, tác phong, quy định chi tiết về ứng xử với phụ huynh học sinh, ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, ứng xử trong hội họp sinh hoạt tập thể….được quy định rõ về yêu cầu thực hiện.Để có được uy tín trong quản lý nhà trường nói chung và để thực hiện tốt vai trò của người đứng đầu trong nhà trường thì phải xây dựng và thay đổi văn hóa giao tiếp trong trường mầm non một cách mạnh mẽ và sâu rộng. Người đầu tiên phải thay đổi đó chính là HT, HT phải là người lãnh đạo gương mẫu, là tấm gương cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường noi theo từ tác phong, lời nói, trang phục, hiệu quả công việc, tính kỷ luật, lời nói phải đi đôi với việc làm…. HT chính là người hình thành VH giao tiếp thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với CBGVNV, phụ huynh học sinh và cộng đồng. giao tiếp lịch sự, cởi mở, thân thiện, tạo cho đối tượng được giao tiếp cảm giác gần gũi, dễ chia sẻ, gây tình cảm ngay lần tiếp xúc đầu tiên. Luôn lắng và thấu hiểu nhằm nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc, từ đó tạo điều kiện để mỗi CBGVNV và học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực của bản thân.Từ ảnh hưởng của người đứng đầu đến với các phó hiệu trưởng, GVNV trong trường cùng nhau tạo nên một bầu không khí làm việc thân thiện, lịch sự, hiệu quả.Muốn thực hiện tốt ƯXVHTH điều đầu tiên nhà trường phải thực hiện tốt công khai dân chủ, mọi việc CBGVNV phải được biết, phải được bàn, phải chịu trách nhiệm. Công khai chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng, tiền ngày lễ tết, phân công nhiệm vụ, số lượng học sinh, các mức thu, chi, thi đua khen thưởng, hợp đồng thực phẩm, giá các loại hàng được nhập vào trường….tất cả mọi người trong trường đều thấy mình thực sự là người chủ nhân của nơi mình đang làm việc, có quyền biết, quyền hưởng thụ đồng thời hiểu và thực hiện trách nhiệm từ đó tránh việc nghi kỵ, nghi ngờ, so sánh, …để giữ mối đoàn kết nội bộ.Khi tập thể thực sự đoàn kết việc thực hiện ƯXVHTH sẽ có hiệu quả, trước hết nhà trường cần xác định rõ trách nhiệm của các CBGVNV trong trường đối với việc thực hiện quy tắc. Trong đó, BGH có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền vận động triển khai thực hiện Quy tắc này cho CBGVNV phụ huynh thực hiện thông qua các hình thức gửi bản QT ƯXVHTH cho mỗi CBGVNV nắm vững cấc nội dung, thông qua các buổi họp hội đồng, hội ý, họp phụ huynh, lồng ghép vảo nội quy quy chế, tiêu chí thi đua hàng tháng… Thường xuyên nhắc nhở hướng dẫn lẫn nhau ở mọi lúc mọi nơi khi thấy cần thiết, một điều quan trọng đó là “ Trăm nghe không bằng một thấy ”Ví dụ: Điều 6. Lối sống, tác phong- Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó đi lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư theo tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.- Có lối sống hòa hợp với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; ủng hộ, khuyến khích những lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.- Trang phục khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục và theo quy định đồng phục của nhà trường, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của trẻ.- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực với đồng nghiệp và với trẻ.- Xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.Để thực hiện 6 nội dung của điều 6. Tôi đã tuyên truyền vận động, xây dựng và đưa vào nội quy, tiêu chí đánh giá thi đua hàng tháng, cụ thể hóa trong thực hiện như sau- Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tích cực thi đua dạy tốt, sáng tạo đổi mới trong các hoạt động giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp với chủ đề, tiết kiệm điện, nước bằng cách ra khỏi phòng tắt điện, cuối ngày cắt điện, nước trong phòng, giáo dục các cháu uống hết nước trong cốc, vặn vòi nước vừa đủ để rửa tay..- Sống lành mạnh không tham gia các tệ nạn xã hội như đánh bạc, lô đề, sử dụng và tàng trữ ma túy…, thân ái với đồng nhiệp, người thân trong gia đình, vui vẻ niềm nở với phụ huynh, không chụp những hình ảnh phản cảm, hoặc những hình ảnh nhạy cảm liên quan đến trường, lớp đưa lên Facebook, không bình luận hoặc đọc báo mạng trong điện thoại, máy tính… trong giờ làm việc,- CBGVNV đến trước giờ làm việc 10 phút, có sổ ghi chép khi tham gia hội họp, có ý kiến tham gia phát biểu khi được sự cho phép của chủ trì, không xưng hô mày tao trong trường, nhất là trước mặt học sinh. Giáo viên đến lớp phải niềm nở, vui vẽ với phụ huynh các cháu và đồng nghiệp, không được lạnh lùng, doạ nạt trẻ, không được dùng que, thước để quản trẻ- Giáo viên lên lớp mặc trang phục áo phông cổ bẻ màu đỏ quần đen cạp cao, dép, giày thấp, ngày lễ hội mặc áo dài đồng phục của trường. Trang phục của GH: áo có cổ, không mặc quần bò mài, rách gấu. Bộ phận nuôi dưỡng đeo khẩu trang, tạp dề, mũ khi làm việc.- Góp ý chân thành thẳng thắn với cấp dưới và đồng nghiệp, không nói xấu sau lưng, không to tiếng, giúp đỡ nhau tận tình khi đồng nghiệp cần như khi ốm, đau, khi gia đình có niềm vui, nối buồnVí dụ: Bố trí nhân sự giúp đỡ khi gia đình có việc tang, cưới, sẵn sàng đến sớm để lấy đồ ăn, nước uống cho các cháu khi lớp bạn nghỉ một GV… khi tổ mình đã hoàn thành xong nhiệm vụ tự giác giúp tổ bạn hoàn thành việc của tổ bạn chưa xong…- Tham gia hội họp, các hoạt động tại khu dân cư nơi gia đình sống một cách đầy đủ nghiêm túc. Không vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội, giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng…Ví dụ: Điều 9: Ứng xử của giáo viên, nhân viên:- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, không có biểu hiện cơ hội đố kị ghanh ghét.- Tuân thủ kỹ luật phát ngôn, chấp hành nghêm Luật An ninh mạng, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện một chiều.- Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt của trẻ, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ cháu; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, không vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi xâm hại trẻ.- Ứng xử với cấp trên: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cấp trên, không nịnh bợ lấy lòng vì mục đích động cơ không trong sáng. Khi thực hiện các quyết định của cấp trên nếu thấy có căn cứ trái pháp luật phải báo cáo ngay cho lãnh đạo nhà trường. Nếu trường hợp vẫn phải thi hành thì không phải chịu trách nhiệm.- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.- Ứng xử với phụ huynh và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Lịch sự, vui vẻ cỡi mở, sẵn sàng trao đổi, giải thích, hợp tác với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ khi có yêu cầu, tuyên truyền, tư vấn với phụ huynh về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. Không lợi dụng sự tín nhiệm, thân thiết gần gũi của phụ huynh để vay mượn tiền và tải sản, gây phiền hà với phụ huynh làm mất đi uy tín và danh dự của người giáo viênTự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBGVNV được thông qua các hình thức học qua các Moddun, học qua kiến tập thao giảng, dự giờ, qua các chuyên đề bồi dưỡng … Phát ngôn có VH, không phát ngôn bừa bãi, không nói tục, nói tiếng lóng, không sử dụng mạng Pacebook để chia sẻ, bình luận các nội dung chưa được kiểm chứng, không tích cực, phản động,… Trong ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, phụ huynh, trẻ,,,đều sử dụng lời nói dễ hiểu, không nói to, âm lượng vừa phải, đủ nghe, thái độ luôn vui vẻ, niềm nở thân thiện, thể hiện chính kiến, sự thẳng thắn chân tình trong tiếp xúc.Ví dụ : Điều 10. Ứng xử của cháu- Đối với cô giáo: Kính trọng, lễ phép, chào hỏi lễ phép, trung thực- Đối với bạn bè: Thân ái giúp đỡ, đoàn kết yêu thương nhau. Không nói tục chửi bậy, miệt thị bạn bè, chấp nhận sự khác biệt của các bạn- Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.- Ứng xử với khách đến thăm trường lớp: Tôn trọng, lễ phép, than thiện- Đến lớp chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động của lớp của trường, chấp hành tốt quy định mặc đồng phục, giờ đến lớp, trực nhật. Tự phục vụ bản than trong sinh hoạt hằng ngày phù hợp theo độ tuổi.Với các con trẻ chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu và việc làm cụ thể như sau để thực hiện điều 10Giáo viên phải dạy cho các con khi nói với người lớn là ông bà, bố, mẹ, cô giáo… không được nói ngang, nói trống không, xin phép khi muốn đề đạt ý kiến, cảm ơn khi được nhận quà hoặc được giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai… tất cả những hành vi đó tưởng như đơn giản nhưng tực tế GV phải dạy trẻ thường xuyên, nhắc đi nhắc lại một cách kiên trì trẻ mới thực hiện được, ngoài ra phải phối hợp với phụ huynh sát sao để cùng đồng hành với GV. Dạy cho trẻ chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi, không đánh nhau, không nói bậy, giúp dỡ yêu thương những bạn yếu hơn mình, tự phục vụ bản thân như xúc cơm ăn, vệ sinh, rửa cốc uống nước, cất dọn bàn, ghế, chuẩn bị và thu dọn chỗ ngũ, tự lấy và cất dồ chơi, đồ dùng sau khi chơi xong, học xong….Như vậy, xây dựng QTUXVH không chỉ dừng lại ở việc xây dựng văn bản mà cái quan trọng nhất là phải tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong nhà trường cùng nhau thực hiện tốt theo bộ quy tắc đã đề ra. Đó là những biểu hiện cụ thể trong các mối quan hệ giữa CBQL với GV, giữa GV với GV, GV với học sinh, GV với cha mẹ học sinh, học sinh với học sinh, CBQL với học sinh và các mối quan hệ khác.Thông qua các buổi họp hội đồng, hội ý cuối tuần có những sự việc gì xảy ra trong tuần, trong tháng được đưa ra để rút kinh nghiệm, nêu ý kiến xử lý của cá nhân mình, nêu các tình huống và cách xử lý tình huống tương tự để mọi GV cùng tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm. Ngoài ra tôi thường lồng ghép các nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp thông qua các câu chuyện, các ví dụ cụ thể và cách xử lý cụ thể, nên như thế nào ? không nên như thế nào ? tại sao lại phải như thế ?Công tác phối hợp với phụ huynh trong QT ƯXVHTH rất quan trọng vì phụ huynh là đối tượng rộng, đa dạng về cách nghĩ, cách nói, cách hành xử,… vì thế thông qua các buổi họp với ban đại diện hội phụ huynh trường tôi trao đổi với ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp để triển khai cho phụ huynh lớp mình, thông qua kênh Pacebook của trường, trang zalo của lớp để làm công tác tuyên truyềnVí dụ: Yêu cầu phụ huynh đưa đón trẻ đúng giờ, không mặc quần đùi, áo cộc khi đến trường, không hút thuốc lá trong khu vực trường, không đưa đón trẻ khi đã uống bia rượu, không quát nạt con hay trẻ em trong trường. Không đưa những thông tin sai sự thật hoặc chưa được kiểm chứng, thông tin phiến diện một chiều lên trang mạng xã hội làm mất uy tín danh dự của giáo viên và nhà trường.Đặc biệt, việc tiếp xúc hàng ngày giữa GV với phụ huynh là thời điểm quan trọng nhất để làm tốt công tác phối hợpVí dụ: Nhờ mẹ hôm sau cho cháu đi học trước 8h để ổn định lớp và cho con tham gia hoạt động cùng các bạnNhờ mẹ về nhà cùng phối hợp để hướng dẫn con tự ăn cơm, tự lấy nước uống, tự lau miệng vệ sinhNhờ mẹ về nói với bố hôm sau đi đón cháu không hút thuốc trong trườngNhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát các CBGVNV và các thành viên có liên quan trong việc thực hiện các QT ƯXVHTH, xử lý nghiêm khắc khi các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện qua loa, thiếu trách nhiệm các nội dung đã được ban hành.Thực hiện QT ƯXVHTH là việc làm thường xuyên, thường ngày, nó biểu hiện trong bất kỳ hòan cảnh môi trường nào khi chủ thể thực hiện biểu đạt thực tế.Ví dụ: Hiệu trưởng thể hiện xử lý một tình huống với phụ huynh khi phụ huynh có ý kiến và thái độ, lời nói nóng nảy về việc con mình bị xây xát do bạn lỡ va chạm mạnh vào đó để lại vết thâmHiệu trưởng bình tĩnh tìm hiểu sự việc qua GVCN, xin lỗi phụ huynh để phụ huynh bớt nóng, sau đó giải thích về việc xảy ra, bày tỏ ý kiến cá nhân là việc đó GV và nhà trường đã sơ suất khi để xảy ra sự việc trên, xin lỗi phụ huynh và xin rút kinh nghiệm để chấn chỉnh GV trong việc quản lý trẻ. Phụ huynh sẽ giảm dần sự nóng nảy và sẽ đồng tình với cách giải quyết trên, sẽ phải suy nghĩ và rút kinh nghiệm về thái độ khi tiếp xúc với hiệu trưởng.Tuy nhiên, muốn đánh giá việc thực hiện QTƯXVHTH cũng phải đưa vào nội quy, tiêu chí để đánh giá hàng tháng, kỳ, năm.Ví dụ: Trang phục của CBGV trong khi làm việc, thời gian đi làm, hội họp, phát ngôn, xử sự với phụ huynh, với đồng nghiệp, đối xử với trẻ….Vì vậy kiểm tra, đánh giá kết quả của việc thực hiện QTƯXVHTH để thấy được việc thực hiện có thường xuyên không, có đem lại kết quả như mong muốn không, trong quá trình thực hiện có gặp vướng mắc gì không, từ đó có những quyết định kịp thời chấn chỉnh để đảm bảo thực hiện QTƯXVHTH mầm non có hiệu quả.- Tự bản thân thấy việc thực hiện QTƯXVHTH vô cùng cần thiết nó giúp cho bản thân thấy được mình trở thành một người lịch sự, được tôn trọng, có uy tín với phụ huynh, với CBGVNV, tạo cho bản thân thêm yêu trường lớp, hạnh phúc khi được làm việc tại trường. Nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của tập thể GV cũng như phụ huynh học sinh.- Giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng, có các kỹ năng ứng xử giao tiếp sư phạm tốt hơn- Biết vận dụng mọi cơ hội trong quá trình tổ chức cho trẻ nhằm giáo dục trẻ về lễ giáo.- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, hạnh phúc khi được cống hiến và làm việc tại trường: Biết được tầm quan trọng giao tiếp văn minh trong ứng xử để cùng thực hiện và phối hợp giáo dục trẻ.- Hỗ trợ tinh thần tham gia tích cực, nhiệt tình cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả, tin tưởng khi gửi con mình học tại trường sẽ được hưởng sự yêu thương từ cô giáo và một nền giáo dục tốt.Khả năng ứng dụng cao và triển khai rộng rãi cho các CBGVNV trường mầm non trong phạm vi toàn Thành phố nói riêng và toàn Tỉnh nói chung.Sáng kiến có ảnh hưởng trực tiếp và rất thực tế góp phần nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử đến CBGVNV, phụ huynh, học sinh. Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách nhà giáo.Thứ nhất, tự bản thân CBQL, GV, NV phải thường xuyên tâm niệm nghề giáo của mình là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục một người thầy tốt, được cả một thế hệ”. Cho nên, phải rèn luyện sao cho xứng đáng với cái cao quý của nghề, luôn rèn đức, luyện tài, luôn ý thức mình phải chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cử chỉ, xứng đáng là tấm gương sáng để xã hội nhìn nhận đúng tư cách là một nhà giáo.Thứ hai, Phối hợp với phụ huynh học sinh, với các tổ chức đoàn thể trong trường theo chức năng của mình cùng tham gia quản lý, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBGVNV tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, đạo đức, mặt khác, có những kiến nghị, giải pháp hỗ trợ vật chất và tinh thần đê tham gia học tập, bồi dưỡng.Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua nhiều hình thức, thực hiện trường học trường học hạnh phúc, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với CBGVNV, PH, học sinh như: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, tự phục vụ trong các hoạt động liên quan ăn uống, vệ sinh, hoạt động học tập vui chơi.Thứ tư: Tổ chức các hội thi, chuyên đề, nêu gương, tuyên dương những điển hình tiêu biểu trong văn hóa ứng xử học đường nói riêng và những cái hay, cái đẹp của nghề giáo nói chung cần luôn luôn được quan tâm thực hiện. Những điển hình hay, những việc làm tốt gương mẫu cần được nhân rộng một cách có thực chất, hiệu quả, góp phần tuyên truyền, đẩy lùi cái xấu, nhân rộng cái đẹp, xây dựng hình tượng đẹp về hình ảnh nhà giáo, về nét đẹp văn hóa trường học.Thứ năm: Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối đoàn kết thống nhất. Mỗi một cán bộ giáo viên mà đặc biệt là cán bộ quản lý phải thực sự gương mẫu trong công tác, trong sinh hoạt và học tập. Khéo léo trong giao tiếp, ứng xử; Công bằng, khách quan… tạo được niềm tin thực sự trong đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường.- Phòng Giáo dục Thành phố mời các chuyên gia hoặc các nhà giáo lão thành có kinh nghiệm, có uy tín để tổ chức các chuyên đề nói chuyện về văn hóa ứng xử trường học theo từng bậc học để CBGVNV được nghe, được học tập.- Địa phương cần tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên xuống tận từng cơ sở giáo dục trên địa bàn, người dân các gương người tốt, việc tốt để được tiếp cận và học tập- Phối hợp cùng nhà trường để làm tốt công tác huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nayTrên đây là một số giải pháp ”Rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo ngành các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn.Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trường họcTrước đây chưa đưa ra được một bộ quy tắc nào có tính tổng hợp, bài bản, chi tiết và đầy đủ để quy định việc thực hiện như thế nào. Chỉ mới dừng lại ở mức độ tự phát, tự đưa vào nội quy của nhà trường nhưng đều không nên làm, không được làm thông qua những việc thực tế hàng ngày. Một số nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của việc ứng xử văn hóa tại các trường hoc.Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hậu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường;4.1. Cấu trúc của sáng kiến::A. Phần mở đầu: Nêu bối cảnh ra đời, ý nghĩa, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài. Xác định đối tượng, mục đích, phạm vi, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài.B. Phần nội dung:I. Thực trạng vấn đề: Nêu những vấn đề liên quan đến đề tài, đồng thời đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém về ứng xử văn hóa tại đơn vị.II. Giải quyết vấn đề: Trình bày cơ sở lý luận , trình bày các giải pháp, những tác động sư phạm đảm bảo tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn,…để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.III. Kết quả đạt được: Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của đề tài.C. Phần kết luận: Nêu được ý nghĩa của đề tài, đề xuất với các cấp quản lý tổ chức những hoạt động để tiếp tục nâng cáo chất lượng trong thực hiện ứng xử văn hóa trường mầm non.4.2. Thuyết minh tính mới sáng tạo:Đối với đề tài “Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trường học ” là giải pháp được nghiên cứu và áp dụng trong phạm vi các trường mầm non trên lĩnh vực quản lý giáo dục đã bộc lộ được tính ưu việt, có nhiều tính mới, tính sáng tạo. Đề tài đưa ra các cách thực hiện thực tế, cụ thể chi tiết, không trùng với giải pháp của người khác .4.3. Thuyết minh về hiệu quả mang lại:Mang tính giáo dục ý thức đối với CBQLGVNV, phụ hynh học sinh trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày* Đối với trẻ:- Trẻ hiểu về cách ứng xử tích cực về lời nói, thái độ, sự chia sẻ với bạn được bộc lộ qua hành vi đúng – hành vi sai đối với những người xung quanh trẻ.- Trẻ có y thức giữ gìn hình ảnh bản thân qua lời nói, hành vi, trang phục, đầu tóc, thông qua các hoạt động cùng nhóm.* Đối với CBGVNV:- Góp phần nâng cao nhận thức cho GVNV để giữ hình ảnh của một nhà giáo, người làm việc trong các cơ sở giáo duc có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trên; có ý thức vì tập thể sư phạm, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà trường, gìn giữ và phát huy truyền thống “Dạy tốt – Học tốt”., chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.4.4. Thuyết minh về lợi ích kinh kế, xã hội của sáng kiến:* Hiệu quả kinh tế:Áp dụng giải pháp này không tốn kém về tiền bạc, vật chất* Lợi ích xã hội:Xây dựng văn hóa học đường nhằm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.4.5. Thuyết minh về tính khả thi, khả năng phổ biến, nhân rộngĐây là một đề dễ áp dụng, các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, vận dụng ở nhiều trường mầm non trong Thành phố và TỉnhTôi xin cam đoan các giải pháp mà tôi trình bày trong sáng kiến không sao chép ở bất kì tài liệu nào.

Xổ số miền Bắc