Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một hành trình không điểm dừng – Tạp Chí Thang Máy
Thứ nhất, càng lên cao thì càng cô đơn. Đó chính là cảm giác mà những người lãnh đạo sẽ phải trải qua ở mỗi cấp bậc. Đó là vì không ai đủ hiểu biết, đủ lớn và mạnh để an ủi, vỗ về chia sẻ khó khăn với mình. Đó là nhiều vấn đề chưa có trong tiền lệ, không biết hỏi ai, tự mình làm, tự ra quyết định, tự chịu hậu quả. Nếu thành công thì bạn sẽ trở thành anh hùng, còn thất bại thì trong con mắt của mọi người bạn sẽ là tội đồ, điều này rất rõ.
Vì vậy, muốn trở thành người quản lí tốt phải tích cực rèn giũa bản thân, tự biết tiêm cho mình những “mũi vắc xin” để tránh quá cảm xúc, nhạy cảm, dễ tổn thương trong các mối quan hệ làm ảnh hưởng đến lí trí giải quyết công việc. Phải có khả năng tự phục hồi. Những người lãnh đạo thành công đều có phẩm chất kiên cường như vậy.
Thứ hai, xây dựng năng lực quản trị giao thoa văn hoá. Các công ty đa quốc gia rất khó khăn trong việc quản trị giao thoa văn hoá. Điều này làm gia tăng mâu thuẫn giữa các văn phòng do khác nhau về văn hoá gốc, cách xưng hô, cách tiếp cận vấn đề từ đó gây nên hiểu nhầm, rạn nứt nội bộ, không phối hợp hiệu quả.
Ngay trong một quốc gia thì văn hoá ba miền Bắc, Trung, Nam cũng đã khác nhau nên có thể cách đặt vấn đề, giao tiếp ngôn ngữ,… cũng có thể tạo ra nhiều hiểu lầm đáng kể. Do vậy, cán bộ quản lí phải hiểu và làm chủ được những tình huống này. Khi đó, phải làm sao để khéo léo kết nối được tất cả các vùng văn hoá để giải quyết công việc mà không để xẩy ra va chạm, giải quyết được mục tiêu công việc.
Thứ ba, cần nhận thức đúng để có “cái tôi” đúng mực. Đấy là sự tự trọng. Còn nếu không thể kiểm soát mà để cái tôi quá lớn thì dễ bị tự ái, thiếu kiểm soát dẫn tới tranh giành thắng thua, hung hăng hiếu chiến khiến cho kết quả công việc diễn ra theo chiều hướng đi xuống. Điều này dẫn tới việc đóng góp giá trị cho tổ chức giảm sút do không có hiệu quả từ công việc của bộ phận mà người lãnh đạo đang quản lý. Nó cũng sẽ khiến cho bản thân họ bị cô lập, mất mát, chịu thiệt thòi. Nếu điều này diễn ra trong khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo ra môi trường làm việc với bầu không khí u ám, nhiều “toxic”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu quan điểm văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người. Khái niệm này đã bao trùm và tác động chi phối tới sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì lẽ đó, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một hành trình không có điểm kết mà mỗi chặng đường trên hành trình ấy, doanh nghiệp tự điều chỉnh để tạo ra nét văn hóa đặc trưng, đậm bản sắc, phù hợp để trở thành động lực phát triển.
Văn hóa thúc đẩy hành vi, tỷ lệ thuận với việc thúc đẩy hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hành trình chỉ có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc.
Cũng như con đường – Gama (*) vậy./.
(*) Gama trong tiếng Phạn là con đường