Xe cơ giới là gì? Quy định về sử dụng và quản lý xe cơ giới?

Khái niệm xe cơ giới là gì? Các quy định về sử dụng và quản lý xe cơ giới đường bộ? Lưu ý khi điều khiển xe cơ giới?

    Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông với mật độ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, người điều khiển xe cơ giới cần phải nghiêm túc chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ đã quy định. Việc tìm hiểu các quy định pháp lý về xe cơ giới là cần thiết để tránh được các lỗi đáng tiếc sau này.

    Luật sư tư vấn luật về quản lý và sử dụng xe cơ giới: 1900.6558

    1. Xe cơ giới là gì?

    Căn cứ theo khoản 17 và 18, Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích các từ ngữ về giao thông đường bộ như sau:

    ’17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

    18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”

    Như vậy, theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới là toàn bộ những loại xe sử dụng động cơ và tốn nhiều liệu gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có định nghĩa: “Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”

    Hay nói cách khác, trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ dùng động cơ và tiêu hao nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới. Như vậy, bạn có thể hiểu khái niệm ngắn gọn hơn rằng: xe cơ giới là toàn bộ các phương tiện giao thông đường bộ có tiêu tốn nhiên liệu.

    Hiện nay xe cơ giới chiếm số lượng nhiều và tham gia giao thông với mật độ lớn nên cần phải được kiểm soát chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng. Đồng thời, người điều khiển xe cơ giới cũng phải tự đề cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là những điều mà chủ xe cơ giới cần lưu ý khi điều khiển phương tiện.

    2. Các quy định về sử dụng và quản lý xe cơ giới đường bộ:

    Hạn chế về cơ sở hạ tầng cùng ý thức của một số bộ phận người tham gia giao thông chưa tốt nên thực trạng giao thông tại nước ta hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn xảy ra. Trong đó, tốc độ khi tham gia giao thông cần được người điều khiển xe cơ giới đặc biệt chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng Luật Giao thông đường bộ quy định.

    Căn cứ vào điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:

    ”a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

    b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

    c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.”

    Cụ thể, căn cứ vào Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

    Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

    Loại xe cơ giới đường bộ

    Tốc độ tối đa (km/h)

    Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

    Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

    Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

    60

    50

    Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

    Loại xe cơ giới đường bộ

    Tốc độ tối đa (km/h)

    Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

    Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

    Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.

    90

    80

    Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

    80

    70

    Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

    70

    60

    Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

    60

    50

    Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

    Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

    Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

    + Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

    +  Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

    *) Lưu ý khi điều khiển xe cơ giới:

    Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia có tình trạng giao thông phức tạp với mật độ sử dụng xe cơ giới nhiều nhất trên thế giới. Tham gia lưu thông trên đường luôn xảy ra những trường hợp không thể lường trước được, bởi vậy nên người điều khiển xe cần thật cẩn trọng và chú ý những lưu ý khi điều khiển xe cơ giới sau đây (các lưu ý đã được quy định trong các bộ luật của Bộ Giao thông Vận tải): 

    • Nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông và tuân thủ nghiêm ngặt sự giám sát, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, cảnh sát giao thông.

    • Nâng cao ý thức tham gia giao thông: không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, đã uống rượu bia thì không lái xe,… để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

    • Trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn như: mũ bảo hiểm dành cho xe máy, thắt dây an toàn khi sử dụng xe ô tô, thẻ bảo hiểm cho ô tô, xe máy,…

    • Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dụng phải tuân thủ các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn nhất định đối với các xe đang lưu thông phía trước xe của mình. Ở những nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe, bạn phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

    • Chú ý quan sát: khi điều khiển các loại xe cơ giới, bạn cần phải chú ý quan sát tình trạng giao thông trên đường, đặc biệt để ý và theo dõi các biển cảnh báo, biển chỉ dẫn để di chuyển đúng trên làn đường cho phép. Đối với các làn đường hỗn hợp có nhiều loại xe cơ giới, bạn cần tập trung quan sát các tín hiệu xi nhan của các phương tiện xe khác, nhằm hạn chế sự va chạm. Điều cấm kỵ khi điều khiển xe tham gia giao thông, bạn không được phép sử dụng điện thoại. Trong các trường hợp bất đắc dĩ, bạn phải lái xe vào lề đường để đảm bảo an toàn. 

    • Tránh đi vào những khu vực điểm mù của xe tải, xe container: một số phương tiện xe cơ giới nhỏ như ô tô, xe máy cần sử dụng gương chiếu hậu để quan sát, mở rộng tầm nhìn giao thông ở phía sau của minh để hạn chế và tránh xảy ra tai nạn khi đi vào điểm mù của các dòng xe tải, xe container. 

    • Các khoảng cách mà bạn cần phải lưu ý đối với các phương tiện xe cơ giới như sau: phương tiện tham gia giao thông trên đường khô ráo cần giữ khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ đã được quy định: giữ khoảng cách 30m đối với tốc độ 60 km/h; 50m đối với tốc độ trên 60 đến 80 km/h; 70m đối với tốc độ trên 80 đến 100 km/h và 90m đối với tốc độ trên 100 đến 120 km/h.

    • Đối với các loại xe cơ giới khác như xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không được vượt quá 30 km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ. 

    • Khi trời mưa có nhiều sương mù, đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người điều khiển xe cơ giới cần lưu ý điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên. 

    Kết luận: Bài viết trên đây là các thông tin cụ thể nhất về xe cơ giới, cũng như các quy định, mức xử phạt mà Bộ Giao thông Vận tải đã quy định. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cho mình những thông tin, kiến thức nhất về xe cơ giới để hạn chế được tối đa các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông trên đường.