Xe độ pô phạt bao nhiêu? Có nên độ pô hay không?
Mục lục bài viết
Xe độ pô phạt bao nhiêu? Có nên độ pô hay không?
-
7
-
0
-
19828
Độ pô được xem là bước “nhập môn” đối với giới chơi xe máy ở Việt Nam. Tuy vậy, ngoài việc tăng thẩm mỹ hay cải thiện hiệu suất cho xe, món nâng cấp này có thể gây phiền phức cho người điều khiển vì âm thanh ồn ào cũng như gặp rắc rối với pháp luật. Vậy xe độ pô phạt bao nhiêu tiền, cùng OKXE tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Đối với người chơi xe tại Việt Nam, độ ống xả (pô) được xem là thú chơi phổ biến từ lâu. Không chỉ với những người chơi xe mô tô, người chơi xe máy phổ thông cũng bị cuốn vào cuộc chơi này.
Ngoài làm đẹp, ống xả mới còn giúp xe tăng hiệu suất và cho âm thanh phấn khích hơn. Tuy nhiên, độ pô có thể mang đến những phiền phức cho chủ xe, thậm chí là liên quan đến pháp luật.
Độ pô là gì?
Ở thời kỳ đầu, độ pô chỉ đơn giản là móc, loại bỏ ống tiêu, lớp giảm thanh ở bên trong của pô nguyên bản để bộ phận này trở nên thông thoáng hơn. Pô độ thường được dùng cho xe độ công suất, tức đã can thiệp đến phần động cơ.
Sau đó, đa phần người chơi xe độ pô chỉ đơn giản vì cho ra âm thanh to và hay hơn pô nguyên bản.
Độ pô giúp xe tăng hiệu suất cũng như tính thẩm mỹ. Ảnh: Dũng Lê.
Từ giữa thập niên 2000, pô đồ chơi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và nhanh chóng được dân chơi xe đón nhận. Với sự góp mặt của pô đồ chơi, người chơi xe có nhiều lựa chọn hơn, không cần phải đục khoét pô zin của xe. Lâu dần, pô đồ chơi đắt giá cũng trở thành bộ phận chứng tỏ độ chịu chơi của chủ xe.
Về cơ bản, độ pô được chia thành 3 loại:
-
Móc, độ từ pô nguyên bản
-
Chỉ thay phần lon pô, giữ nguyên cổ pô
-
Thay cả lon pô và cổ pô, hay còn gọi là full system
Ưu – nhược điểm của việc độ pô
Pô được xem là bộ phận được thay đổi nhiều nhất trên các mẫu xe độ hiện nay. Bên cạnh việc tăng vẻ thẩm mỹ, giúp xe tăng hiệu suất, độ pô vẫn tồn tại nhiều nhược điểm gây phiền phức mà chủ xe cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Ưu điểm
-
Tăng nét thẩm mỹ cho xe
-
Cho âm thanh to và hay hơn
-
Giúp tăng công suất
Nhược điểm
-
Đắt tiền
-
Âm thanh to hơn mức quy định, gây ảnh hưởng đến người khác
-
Thay đổi kết cấu xe, vi phạm pháp luật
Độ pô bị phạt bao nhiêu tiền?
Hiện tại, độ pô là phương pháp nâng cấp xe khá phổ biến trong giới chơi xe Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Tùy vào luật pháp mỗi nước, độ pô có thể bị xếp vào hành vi vi phạm pháp luật hay không.
Tại châu Á, Nhật Bản và Malaysia là 2 quốc gia nổi tiếng khắt khe với việc độ pô. Tại 2 quốc gia này, độ pô đều bị ghép vào hình phạt rất nặng, phạt tiền (Nhật Bản) hay có thể bị phạt từ đối với Malaysia.
Ở Việt Nam, độ pô là hành vi vi phạm khoản 2, Điều 55, của Luật giao thông đường bộ năm 2008 với tội danh thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tại Việt Nam, độ pô sẽ bị xếp vào hành vi thay đổi kết cấu của xe. Ảnh: Paultan.
Tại điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức xử phạt hành chính cho lỗi vi phạm của bạn như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Ngoài ra, nếu bản điều khiển xe độ pô gây mất trật tự còn có thể bị xử lý dựa theo điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Hành vi gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người xung quanh sẽ đối mặt các mức xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
– Hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Như vậy, bạn sẽ đối mặt án phạt từ 900.000 đồng đến 2,3 triệu đồng và có thể bị tịch thu pô, xe nếu chạy xe độ pô gây ồn ào trong khu dân cư.
Họ Và Tên
Số Điện Thoại
Phản Hồi Bài Viết