Xe mô tô và Xe gắn máy có gì khác biệt? – Honda Tân Cương

Các loại xe có từ 2 – 3 bánh được luật quy định chia thành 2 loại xe chính là: xe mô tô và xe gắn máy. Liệu bạn đã từng nhầm lẫn rằng xe môtô và xe gắn máy là cùng một loại xe chưa? Giữa xe gắn máy và xe mô tô có gì khác biệt? Nếu có, đừng bỏ lỡ những thông tin mà Hệ thống Honda Tân Cương cung cấp trong bài viết sau nhé!

Sự khác nhau giữa xe mô tô và xe gắn máy

Môtô và xe gắn máy hoàn toàn không giống nhau. Vậy, sự khác biệt giữa xe gắn máy và xe mô tô là gì? Dựa theo các quy chuẩn của bộ Giao thông mà bạn hoàn toàn có thể phân biệt được 2 dòng xe moto và xe gắn máy. Các quy chuẩn đó là:

xe gan may va xe mo to

– Xe mô tô còn được chúng ta hàng ngày gọi là xe máy. Đây là loại xe cơ giới và có 2 – 3 bánh. Xe mô tô di chuyển với động cơ có dung tích xi lanh ở mức 50cm3 trở lên. Điều này có nghĩa là vận tốc tối đa của xe là hơn 50km/h. Trọng lượng mà loại xe này chạy sẽ không quá 400kg.

xe gan may va xe mo to khac nhau

– Xe gắn máy lại là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 bánh và 3 bánh. Động cơ tối đa là 50km/h, không được vượt ngưỡng này. Nếu như người dùng sử dụng đến động cơ dẫn động thì đó là động cơ nhiệt và có dung tích không lớn hơn 50cm3.

Như vậy, bạn có thể hiểu xe mô tô là xe máy. Các loại xe của hãng Honda, Yamaha… đều thuộc chung nhóm này. Xe gắn máy là những loại xe chạy xăng 50cc. Nó có thể là những chiếc xe đạp điện, xe máy điện….

Xe gắn máy và mô tô: Loại xe nào không cần bằng lái?

Xe gắn máy và mô tô có sự khác nhau ở đối tượng người dùng và các giấy tờ liên quan. Ví dụ như bằng lái chẳng hạn. Để có thể dùng xe mô tô phục vụ nhu cầu hằng ngày của bạn thì bạn buộc phải có được bằng lái. Đây là quy định của luật giao thông. Nếu như bạn điều khiển xe mô tô mà không có bằng lái, bạn sẽ bị phạt từ 400.000 – 500.000 đồng. Trong trường hợp vi phạm nặng hơn thì bạn có thể bị thu giữ lại xe.

xe gan may va xe mo to khac nhau the nao

Đối với xe gắn máy, bạn không cần đến bằng lái xe. Bởi vì, dung tích của loại xe này vô cùng nhỏ. Động cơ lái xe cũng thấp. Vì thế, các dòng xe gắn máy rất phù hợp cho đa dạng đối tượng sử dụng từ các bạn học, sinh viên,… đến người cao tuổi.

Tốc độ tối đa của môtô và xe gắn máy là bao nhiêu?

khac nhau giua xe gan may va xe mo to

Dựa theo thông tư 91/2015 của Bộ Giao thông vận tải thì tốc độ tối đa của xe mô tô trong khu đông dân là 60km/h. Đối với những khu vực không đông dân cư thì tốc độ tối đa là 70km/h. Đối với xe gắn máy, tốc độ quy định tối đa là 40km/h.

Nếu như bạn chạy xe gắn máy và xe moto vượt quá mức độ cho phép này sẽ bị xử phạt theo quy định. Hình thức phạt vi phạm phổ biến cho lỗi này là phạt hành chính. Mức phạt cụ thể cho xe chạy quá tốc độ trên 20km/h là 3 triệu đồng. Mức phạt này có thể thay đổi tùy vào các thông tư, luật sửa đổi.

Độ tuổi được lái xe gắn máy và xe mô tô

xe gan may va xe mo to 1

Theo quy định về xe gắn máy và mô tô của Luật giao thông thì độ tuổi để bạn được lái xe gắn máy là 16 tuổi trở lên. Những người trên 18 tuổi sẽ được lái xe mô tô hai bánh, 3 bánh. Dung tích lúc này là từ 50cm3 trở lên.

Đối với những người đủ 18 tuổi trở lên sẽ được phép dùng đến các loại xe có kết cấu tương tự. Ví dụ như bạn có thể lái thêm xe ô tô tải hay máy kéo. Như vậy, tóm lại, người đủ 16 tuổi sẽ được lái xe gắn máy. Người đủ 18 tuổi sẽ được tiến hành lái xe mô tô.

Tìm hiểu về biển báo xe gắn máy và mô tô

Khi tham gia giao thông, mọi người cũng khá thắc mắc về hình ảnh của 2 dòng xe gắn máy và xe moto trên biển báo giao thông. Hãy cùng phân biệt 2 loại xe này qua biển xe môtô và xe gắn máy trong hình nhé!

bien xe gan may va xe mo to

bien bao cam xe gan may va xe mo to

Bạn đã hiểu về xe mô tô và xe gắn máy khác nhau chỗ chưa? Nếu chưa rõ hãy xe lại phần định nghĩa về xe moto và xe gắn máy. Đồng thời bạn cũng nên nắm chắc các quy định về việc sử dụng xe moto và xe gắn máy. Hãy để lại thắc mắc cho chúng tôi nếu bạn có bất cứ sự thắc mắc nào nhé! Head Honda Tân Cương hân hạnh được phục vụ và giải đáp tất cả mọi thắc mắc trong bạn.