Xe nâng là gì? Ứng dụng, Phân loại 10 loại xe nâng phổ biến

Xe nâng là gì? Nguyên lý hoạt động, cấu tạo cũng như cách phân loại, ứng dụng và các lưu ý khi mua xe nâng trong thực tiễn sản xuất ra sao? Trong bài viết này Xenangthienson sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó của các bạn.

Nội dung bài viết

I. Tổng quan về xe nâng

Xe nâng là một thiết bị hỗ trợ các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, chúng ta dễ dàng bắt gặp các dòng xe nâng hoạt động tại công trường hoặc di chuyển ngoài đường. Chúng được sử dụng rộng dãi nhờ nhiều tính năng tiện ích được tích hợp, giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian và tăng năng xuất làm việc.

1.1 Khái niệm xe nâng hàng là gì

Xe nâng là gì? Xe nâng, xe nâng hàng, hay forklift là khái niệm dùng để chỉ các dòng xe có chức năng nâng, hạ, và di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Chúng được trang bị các động cơ Điện, Dầu, hoặc Gas, kết hợp với hệ thống giá đỡ và các piston thủy lực cho phép nâng các loại hàng hóa từ 1 tấn đến 50 tấn. Độ cao nâng hạ hàng hóa có thể đạt từ 20Cm đến 15 mét tùy từng loại. Xe nâng được thiết kế đa dạng về kích thước, chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu bốc dỡ hàng hóa và vật liệu.

1.2 Lịch sử phát triển của xe nâng

Để bạn có thể hiểu rõ hơn về xe nâng là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua một chút về lịch sử phát triển của xe nâng nhé. Ý tưởng về những chiếc xe nâng đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19, do nhu cầu nâng hạ di chuyển hàng hóa ngành càng tăng của các nhà tư bản. Năm 1960 tại các đường sắt của Pennsylavia bắt đầu đưa vào sử dụng các xe tải pin hỗ trợ cho việc di chuyển hành lý ở Altoona, và ga xe lửa của họ Pennsylvania.

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật liệu ở Anh càng ra tăng. Cùng với thiếu hụt lao động nghiêm trọng dẫn đến các yêu cầu về giải pháp mới. Năm 1917 Clark tại Hoa Kỳ  máy kéo và thang máy bắt đầu được sử dụng tại các nhày máy. Năm 1919 Công ty Towmotor và Yale & Towne cho ra mắt các sản phẩm xe nâng đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sau thời gian này xe nâng tiếp tục được phát triển, nhưng tương đối chậm cho đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra

Chiến tranh thế giới thứ II là giai đoạn bùng nổ của các nghiên cứu và phát triển xe nâng. Chiến tranh thế giới thứ 2 yêu cầu lượng hàng hóa vật tư vô cùng lớn phục vụ tiền tuyến. Những người ở độ tuổi lao động được huy động cho chiến trang. Nhiều phương pháp, cải tiến mới không ngừng được áp dụng. Từ đó xe nâng đã có khả năng cơ động hơn, trọng tải lớn hơn và nâng được cao hơn. Năm 1956, Toyota một công ty nhật bản giới thiệu mẫu xe tải nâng đầu tiên LA đầu tiên tạo nên cuộc cách mạng về xe nâng.

Sau đó xe nâng không ngừng được cải tiến về mẫu mã, tính năng, đặc biệt là cơ chế an toàn cho người sử dụng. Trong những năm gần đây công nghệ pin điện được phát triển, lúc này những chiếc xe nâng điện công suất cao, êm, nhẹ, thân thiện với môi trường đang dần chiếm ưu thế trong nâng hạ hàng khóa ở các khu vực chất hẹp, trong nhà.

Xe nâng điện là gì

 

3. Cách phân loại xe nâng là gì

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về xe nâng là gì, cũng như lịch sử xe nâng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách phân loại xe nâng nhé. Xe nâng là dòng xe chuyên dụng. Chính vì vậy chúng được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, kích thước, tính năng và động cơ. Chính vì vậy người ta cũng chia xe nâng thành nhiều loại khác nhau. Tùy theo đặc điểm và tính năng mà người ta sẽ chia xe nâng thành nhiều nhóm. Cùng nhau tìm hiểu về các loại xe nâng này nhé.

1. Phân loại theo cách vận hành: Cách phân loại xe nâng đầu tiên của xe nâng là phân loại theo phương thức vận hành. Người ta chia xe nâng vào 3 nhóm gồm: Xe nâng tay; Xe nâng điện có người lái; Xe nâng di chuyển kết hợp nâng hạ hàng hóa; Xe nâng tầm thấp; Xe nâng tầm cao; Xe nâng; Xe nâng cân bằng; Xe nâng, chọn hàng; Xe kéo.

2. Phân loại theo cách điều khiển: Cách phân loại theo cách thức điều khiển của xe nâng bao gồm các nhóm: Xe nâng đứng lái; Xe nâng ngồi lái; Xe nâng tay

3. Phân loại theo nhiên liệu sử dụng: Phân loại theo nhiên liệu xử dụng hay phân loại theo động cơ, lúc này xe nâng được phân làm 3 nhóm chính: Xe nâng dầu; Xe nâng điện; Xe nâng gas, LPG

4. Phân loại theo khối lượng: Người ta chủ yếu phân loại xe nâng điện theo khối lượng. Theo cách phân loại này người ta chia xe nâng thành các nhóm như: Xe nâng 1 tấn, xe nâng 2 tấn,…. Xe nâng 30 tấn.

II. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của xe nâng là gì?

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về xe nâng là gì cũng như cấu tạo của chúng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số điểm nổi bật về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của xe nâng hàng là gì nhé.

2.1 Nguyên lý hoạt động của xe nâng là gì?

Nguyên lý hoạt động cơ bản của xe nâng hàng dựa trên khung nâng kết hợp với các cánh tay thủy lực, cùng bộ chuyển động giúp nâng, hạ, gắp, đẩy, hàng hóa và di chuyển chúng từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng

1. Cơ chế nâng hạ của xe nâng hàng

Trên bộ khung nâng của xe, các piston thủy lực được gắn vào các cột nâng bố trí phí trước của xe. Phần bàn nâng của xe được gắn với thân của xe nâng thông qua hệ thống ròng rọc và chuỗi con lăn có điểm tựa. Hệ thống này kết hợp với nhau tạo thành một bánh răng ở phía trên cùng của cột nâng. Khi hoạt động các piston thủy lực làm nhiều vụ đẩy các cột nâng theo chiều hướng lên trên. Lúc này các bánh răng trên cột nâng sẽ bị ép vào các xích lăn trên xe nâng. 1 chuỗi hoạt động như vậy tạo ra chuyển động lên xuống của  bàn nâng giúp người điều khiển nâng hạ hàng hóa.

2. Cơ chế nâng nghiêng càng của xe nâng

Xe nâng ngoài làm nhiệm vụ nâng hạ hàng hóa lên cao theo chiều dọc, chúng còn được thiết kế để nghiêng càng. Việc này giúp xe nâng có khả năng luồn, gắp các loại hoàng hóa dưới mặt đất một cách dễ dàng hơn.

Cơ chế nâng nghiêng càng bao gồm 2 xi lanh được thiết kế gắn 1 đầu vào thân xe, đầu còn lại gắn cố định vào khung nâng. Khi xi lanh di chuyển chúng sẽ tịnh tiến theo một góc nghiêng định trước, việc này khiến đẩy càng nghiêng 1 góc 6 độ về phía sau hoặc 12 độ về phía trước theo phương thẳng đứng.

2.2 Cấu tạo của xe nâng là gì?

Cấu tạo của xe nâng là gì

Bộ phận nâng hạ

Càng nâng hạ
Là bộ phận được thiết kế với hình dạng chữ L, chúng được ghép với nhau thông qua giá nâng làm nhiệm vụ đỡ hàng hóa cần nâng hạ

Giá nâng
Là bộ phận được thiết kế với hình dạng chữ nhật, bộ phận này có tác dụng kết nối càng nâng hoặc bộ công tác với khung nâng

Khung nâng
Chúng gồm 2 hoặc 3 trụ nâng thẳng đứng. Chúng được kết nối với xe nâng và các bộ phận thông qua pistong và hệ thống ròng rọc, xích. Khung nâng có tác dụng làm trụ đỡ cho giá nâng và càng nâng di lên xuống.

Xi lanh nâng
Là một bộ phận làm nhiệm vụ tạo ra chuyển động tịnh tiến. Chúng được thiết kế rỗng 1 đầu, nối với pistong, 1 đầu khác kết nối cố định với xe nâng.

Xi lanh nghiêng
Xi lanh nghiêng trên xe nâng là bộ phận có cấu tạo tương tự như xi lanh nâng. Nhưng chúng làm được lắp nghiêng, tạo ra độ nghiêng cho khung nâng 12 độ về phía trước và 6 độ về phía sau

Bộ phận di chuyển

Động cơ
Được xem là trái tim của mọi phương tiện di chuyển. Chúng sản xinh công suất, và năng lượng giúp xe hoạt động. Hiện nay có 2 loại động cơ chính là động cơ điện và động cơ đốt trong.

Bánh lái
Là hệ thống bánh có phía sau của xe nâng làm nhiệm vụ điều chỉnh hướng di chuyển của xe nâng

Bánh tải trọng
Bánh trải trọng nằm phía trước xe nâng với kích thước, và khả năng chịu tải lớn. Chúng có chức năng gánh mọi sức nặng từ hàng hóa đè xuống

Bộ phận điều khiển

Tay lái/ vô lăng
Chúng được thiết kế trong cabin (với xe lớn) được kết nối với hệ thống lái giúp người dùng điều khiển xe nâng một cách dễ dàng

Ghế lái
Trên các loại xe nâng ngồi lái, ghế lái được thiết kế đa dạng nhằm nâng đỡ, và tạo cảm giác thoải mái cho người điều khiển

Bộ phận đối trọng
Đối trọng là bộ phận quan trọng, tạo ra sự thăng bằng của xe khi di chuyển hoặc nâng hạ. Đối trọng xe nâng có thể thiết kế nằm riêng hoặc sử dụng bình nhiên liệu làm đối trọng.

III. Lợi ích và ứng dụng của xe nâng là gì?

3.1 Lợi ích của xe nâng

Trong quá trình lao động sản xuất xe nâng đóng một vai trò vô cùng to lớn. Chúng không đơn thuần là một cỗ máy, mà còn là một phương tiện, là công cụ lao động giúp tiết kiệm thời gian công sức và tiền bạc cho chủ doanh nghiệp. Một số lợi ích của xe nâng hàng cụ thể như sau. 

1.Xe nâng giúp tiết kiệm sức lao động.

Lợi ích đầu tiên và cũng dễ thấy nhất của xe nâng đó là giúp tiết kiệm sức lao động. Thay vì phải huy động một lượng lớn người để giải quyết việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thay vào đó bạn chỉ cần trang bị một chiếc xe nâng chuyên dụng. Thời gian để nâng hạ và di chuyển hàng hóa cũng được rút ngắn đi nhiều lần. Trong nhiều trường hợp một chiếc xe nâng có thể giải quyết những công việc mà người bình thường không thể.

Thông qua việc giải phóng sức lao động rút ngắn thời gian làm việc, xe nâng giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí vô cùng lớn. Đồng thời những nhân công được giải phóng có thể tập trung giải quyết các công việc khác, tăng hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần. 

2. Đảm bảo an toàn lao động

Từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ được xóa bỏ quyền con người được coi trọng, an toàn lao động là một trong những yêu cầu tối thiểu cần phải có khi muốn thu hút lực lượng lao động tới với doanh nghiệp làm việc. Vấn đề an toàn lao động cũng là nỗi lo thường trực của rất nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực tồn tại các loại hàng hóa nặng nền, có kích thước, độ cao lớn và cản trở tầm nhìn.

Việc sử dụng xe nâng thay thế cho người lao động sẽ giúp giảm tới mức thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình lao động sản xuất. Hạn chế số lượng người tham gia vào cùng một công việc là hạn chế rủi ro. Máy móc thay thế con người giúp con người tránh khỏi những những tai nạn tiềm ẩn.

3. Nâng cao hiệu suất, và thời gian làm việc.

Trước đây khi doanh nghiệp cần xử lý các hàng hóa kích thước lớn cần rất nhiều thời gian và công sức. Xe nâng ra đời giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa trọng tài lớn. Thời gian giải quyết công việc rút ngắn đồng nghĩa với việc hiệu suất lao động tăng lên. So với sức người một chiếc xe nâng có thể tiết kiệm thời gian in gấp từ 5 đến 10 lần so với phương pháp truyền thống.

Nếu trong quá khứ để có thể di chuyển một loại hàng hóa khối lượng lớn cần chờ đợi đủ lượng người để giải quyết công việc. Thì nay xe nâng cũng có thể sẵn sàng đáp ứng công việc mọi lúc khi doanh nghiệp cần mà không cần chờ đợi chỉ với 1 người điều khiển duy nhất.

4. Tiết kiệm chi phí bỏ ra cho doanh nghiệp.

Một lẽ hiển nhiên, khi xe nâng có thể giúp tiết kiệm thời gian nhân lực để giải quyết một công việc, đồng nghĩa chúng đang tích cực giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ chi phí để sở hữu một chiếc xe nâng phù hợp ngày càng giảm xuống, độ bền, chi phí bảo trì bảo dưỡng cũng thấp hơn nhiều lần.

3.2 Ứng dụng của xe nâng là gì

Xe nâng có một ứng dụng vô cùng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một chiếc xe nâng tại các công trường, bến bãi, cầu cảng, cho tới các nhà kho hoặc gian hàng nhỏ. Vậy xe nâng có ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực khác nhau? 

1. Ứng dụng của xe nâng tại các công trường xây dựng.

Thông thường khi nhắc tới xe nâng chúng ta thường nghĩ tới các cỗ máy hầm hố, di chuyển chậm chạp. Đặc biệt tại các môi trường tập trung hàng hóa khối lượng lớn như công trường xây dựng. Tại môi trường làm việc này xe nâng chủ yếu được sử dụng để vận chuyển tên các loại vật liệu xây dựng như: Xi măng, gỗ, sắt thép, khối bê tông, pallet,… Ngoài ra chiếc xe nâng có thể biến thành một con quái vật thực sự khi được trang bị các phụ kiện đi kèm. Chúng có khả năng xúc đổ các loại hàng hóa  có hình dạng đặc thù như: cát, sỏi, thùng phi,…

Những chiếc xe nâng di chuyển trên công trường xây dựng thường làm các nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa từ xe tải xuống mặt đất và ngược lại. Chúng cũng được sử dụng để xúc và đổ ổ các loại vật liệu từ nơi này tới nơi khác. Cùng với lợi thế đưa vật liệu lên cao xe nâng có thể thay thế các loại ròng rọc truyền thống.

2. Ứng dụng của xe nâng tại các nhà kho.

Nhà kho là một môi trường làm việc chật hẹp với các lối đi nhỏ nhỏ gấp khúc. Vì vậy những chiếc xe nâng làm việc trong môi trường này cũng có kích thước nhỏ gọn, linh hoạt. Bạn có thể bắt gặp những chiếc xe nâng trong các nhà kho với kích thước từ nhỏ tới lớn, từ hoạt động bằng cơ cho tới tự động hoàn toàn. Xe nâng trong nhà for có khả năng di chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác hoặc đưa hàng hóa lên cao tới vài chục mét.

Xe nâng hàng tại các nhỏ to có thể nâng hạ và di chuyển các loại hàng hóa có khối lượng lên tới vài tấn. Nhạc có kích thước nhỏ gọn và linh hoạt chúng giúp giảm thiểu sức lao động, và tối ưu hóa chi phí phí quản lý kho bãi.

3. Ứng dụng của xe nâng trong ủi tuyết.

Tại các quốc gia có nhiệt độ lạnh nhu cầu ủy và dọn dẹp Tuyết là vô cùng phổ biến. Thay vì sử dụng các máy ủi chuyên dụng người ta có thể sử dụng ứng lực đẩy, kéo của xe nâng để núi tuyết. Nguyên nhân cho việc sử dụng một chiếc xe nâng thay cho xe ủi tuyết nằm ở chi phí ý thuê và sử dụng vô cùng rẻ. Kích thước nhỏ linh hoạt, khả năng luồn lách cũng là một trong những lý do xe nâng được lựa chọn là phương tiện giúp dọn dẹp Tuyết trên đường.

4. Đưa người lên cao.

Xe nâng hàng ngoài việc có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa chúng còn có chức năng đưa người lên cao. Nhờ ưu thế có thể để đưa những vật nặng từ dưới đất lên độ cao hàng chục mét mà xe nâng trở thành phương tiện đắc lực trong việc nâng hạ người. Người ta cũng có thể cải tiến các xe nâng thông thường thành những chiếc xe nâng người chuyên dụng như xe nâng kéo cắt

5. Ứng dụng của xe nâng trong bốc dỡ hàng container

Container là một trong những phương tiện giúp vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay. Chính vì vậy nhu cầu bốc dỡ hàng hóa từ container xuống đất và ngược lại là một trong những nhu cầu thiết yếu. Những chiếc xe nâng thông thường được cải tiến với khả năng truy công hoàn hảo. Chúng vừa có khả năng di chuyển nâng hạ hàng hóa vừa có khả năng leo dốc cực tốt. Cùng với kích thước nhỏ gọn linh hoạt bạn có thể dễ dàng bắt gặp các loại xe nâng chui công tại các bến cảng bến tàu khu công nghiệp.

LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XE NÂNG THIÊN SƠN

Trụ sở : Số 72 Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline: 0869285225

Website: https://xenangthienson.com/

IV. 10 Loại xe nâng phổ biến.

Hiện nay có rất nhiều dòng xe nâng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Theo đó cũng có nhiều cách để phân loại xe nâng. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 10 loại xe nâng phổ biến nhất

4.1. Xe nâng nhà kho (t

hiết bị nhà kho)

Xe nâng hàng sử dụng trong nhà kho là thiết bị dễ nhận biết nhất trong tất cả các loại xe nâng. Xe nâng sử dụng trong nhà kho được thiết kế nhỏ gọn và bán kính quay vòng nhỏ để có thể hoạt động linh hoạt. Bạn sẽ thường xuyên phải sử dụng những loại xe nâng này trong kho bãi có số lượng lớn hàng hoá. Các dòng sản phẩm xe nâng này phù hợp để xếp dỡ các loại pallet, hàng hoá kích thước lớn. Cũng như tháo dỡ và vận chuyển hàng hoá từ xe vận chuyển.

Một số mẫu thiết bị nhà kho phổ biến nhất như xe nâng điện mini, order picker, xe nâng reach truck, xe nâng điện 3 bánh, xe nâng điện 4 bánh của HangCha, xe nâng Hyster 36-38T, Komatsu 20 BX50 Hyster. Hầu hết các loại xe thiết bị kho đều có thể nâng tải trọng từ 1 tấn – 4 tấn, nhưng có một số loại tải trọng lớn hơn có khả năng nâng lên tới 16 tấn.

Xe nâng hàng sử dụng trong nhà kho

4.2. Xe nâng Reach Truck (Side Loader)

Xe nâng Reach Truck là một dòng sản phẩm thuộc loại thiết bị nhà kho. Xe nâng Reach Truck được sử dụng phổ biến trong kho hàng logitics, cơ sở sản xuất sắt thép với hàng hoá nặng và cồng kềnh. Người vận hành đứng hoặc ngồi trong cabin bên hông và càng nâng sẽ đỡ các loại hàng hoá bên cạnh nó. Xe nâng Reach Truck có thể dễ dàng xếp – dỡ, di chuyển hàng hoá mà không cần phải quay đầu. Chính vì thế nên xe nâng Reach Truck phù hợp sử dụng trong lối đi hẹp và xử lý các loại hàng hoá dài như gỗ hay đường ống.

Một số thương hiệu lớn trên thế giới mà khách hàng có thể lựa chọn như Toyota, Raymond Corporation, Yale và Hyundai. Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm xe nâng reach truck của HangCha – thương hiệu top 1 tại Trung Quốc.

Xe nâng Reach Truck sử dụng phổ biến trong kho hàng logitics, cơ sở sản xuất sắt thép

4.3. Xe nâng hàng có đối trọng

Xe nâng hàng có đối trọng là loại xe nâng phổ biến, với đặc điểm là khung nâng ở phía trước và đối trọng cho hàng hoá đặt ở phía sau xe. Khung nâng của dòng xe này không thể di chuyển về phía trước nhưng có thể di chuyển trực tiếp đến hàng hoá. Xe nâng có đối trọng cũng có khả năng nâng hàng hoá có tải trọng lớn hơn so với các loại xe nâng không có đối trọng.

Thông thường, các loại xe nâng có đối trọng thường có 4 bánh hoặc 3 bánh. Một số nhà sản xuất tiêu biểu hiện nay như Mitsubishi, Toyota và Crow – tại thị trường Việt Nam, khách hàng thường mua xe nâng cũ của các hãng này do xe mới giá thành sản phẩm rất cao. Xe nâng HangCha top 1 tại Trung Quốc và top 5 thế giới là lựa chọn thay thế hàng đầu với xe nâng chính hãng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc và giá thành rẻ hơn các thương hiệu kể trên.

Xe nâng hàng có đối trọng giúp cân bằng tải trọng, giữ ổn định và cân bằng hàng hoá

4.4. Xe nâng tải trọng lớn

Xe nâng tải trọng lớn là sự kết hợp giữa dòng xe nâng hàng có đối trọng và xe nâng tầm cao. Nhưng có khả năng nâng những loại hàng hoá lên cao hơn và những hàng hoá nặng hơn so với các loại xe nâng đối trọng và xe nâng tầm cao thông thường. Xe nâng tải trọng lớn có sức nâng tối đa lên tới 48 tấn. Tuy nhiên, sức nâng lớn như vậy chỉ sử dụng đối với những công việc chuyên biệt. Do có kích thước lớn nên xe nâng tải trọng lớn không cơ động như xe nâng có đối trọng và các thiết bị kho.

Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất xe nâng tải trọng lớn như NACCO Industries, Mitsubishi, HangCha – Top 1 tại Trung Quốc, Heli – top 2 tại Trung Quốc.

Xe nâng hàng tải trọng lớn được ứng dụng trong ngành công nghiệp nặng

4.5. Xe nâng địa hình gồ ghề

Xe nâng địa hình gồ ghề là loại xe được thiết kế đặc biệt cho các công việc ngoài trời, đặc biệt là các bề mặt không bằng phẳng, bùn lầy. Dòng xe nâng địa hình được trang bị loại lốp khí nén chắc giúp dòng xe này hoạt động ổn định trên nhiều loại địa hình. Lốp hơi của xe nâng địa hình được thiết kế đặc biệt với kích thước lớn và có ren. Giúp xe có khả năng ổn định và cân bằng tốt hơn để di chuyển hàng hoá một cách an toàn. Nếu bạn chỉ thực hiện các công việc trong nhà thì không cần thiết phải mua xe nâng địa hình. Còn nếu sử dụng xe nâng ngoài trời hay công trường xây dựng thì nên lựa chọn mua xe nâng địa hình.

Các mẫu xe nâng địa hình phổ biến bao gồm JCB 950 và CASE 588H với các tùy chọn dẫn động bốn bánh. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể tham khảo sản phẩm xe nâng địa hình của HangCha với tải trọng từ 2.5 tấn – 3.5 tấn.

Xe nâng địa hình gồ ghề được thiết kế cho các công việc ngoài trời, đặc biệt là các bề mặt không bằng phẳng, bùn lầy

4.6. Xe nâng tay điện thấp (pallet truck)

Xe nâng tay điện thấp là thiết bị kho chuyên dụng dùng trong nhà kho. Do có kích thước nhỏ gọn nên dòng sản phẩm này không có khả năng nâng các loại hàng hoá có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh. Bù lại thì xe nâng pallet truck phù hợp với những công việc nâng hàng hoá trong khu vực có không gian chật hẹp nhất. Cùng với đó, giá mua xe nâng tay pallet truck thấp hơn nhiều so với các dòng sản phẩm khác.

Một số mẫu xe nâng pallet phổ biến bao gồm: xe Pallet truck Mighty Lift 20 x 36 inch và xe nâng điện pallet truck Vestil, xe nâng điện pallet truck HangCha. Khách hàng mua hoặc thuê có thể chọn xe nâng pallet bằng tay hoặc xe nâng pallet điện.

Xe nâng tay điện thấp là thiết bị kho chuyên dụng dùng trong nhà kho

4.7. Xe nâng tay điện cao (pallet stacker)

Xe nâng tay điện cao có thiết kế tương tự như dòng pallet truck nhưng được trang bị thêm khung nâng với chiều cao nâng tối đa tới 5.5m. Không giống với các loại xe nâng hàng thông thường, xe nâng pallet stacker không có cabin điều khiển. Thay vào đó, người điều khiển đi bộ phía sau hoặc đứng trên bàn đứng để điều khiển thiết bị bằng tay cầm. Tương tự như dòng pallet truck, dòng pallet stacker có tốc độ di chuyển không cao, không cơ động do chỉ hoạt động được trên bề mặt bằng phẳng. Tuy nhiên, dòng xe pallet stacker phù hợp với những lối đi nhỏ hẹp mà cần nâng hàng hoá lên cao hơn.

Một số thương hiệu lớn sản xuất xe nâng pallet stacker hiện tại như: Hyster, Jungheinrich, HangCha và Toyota. Sản phẩm 6BWC20 của Toyota phù hợp với tải trọng 2.5 tấn, trong khi mẫu EMC 110 của Jungeinrich phù hợp với lối đi hẹp. Bên cạnh đó, xe nâng pallet stacker HangCha có đầy đủ mẫu mã và các tải trọng phù hợp với bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng.

Xe nâng tay điện cao được trang bị thêm khung nâng với chiều cao nâng tối đa tới 5.5m

4.8. Xe nâng Order Picker

Order Picker là một loại thiết bị nhà kho được sử dụng để lấy và đưa các loại hàng hoá vào kệ giá trên cao. Dòng xe order picker được thiết kế để nâng cả người vận hành và hàng hoá lên giá kho, có thể hoạt động lên độ cao tới 10m. Rất phù hợp với khu vực nhà kho, kho hàng logitics theo từng kiện nhỏ vì người điều khiển có thể chọn 1 hay 2 kiện hàng thay vì mang xuống các pallet lớn. Với thiết kế linh hoạt dòng xe order picker có thể xử lý các loại hàng hoá có kích thước khác nhau, từ phụ tùng ô tô đến đồ nội thất.

Order Picker là thiết bị nhà kho được sử dụng để lấy và đưa hàng hoá vào kệ giá trên cao

4.9. Xe nâng Reach truck (model Reach Fork)

Xe nâng Reach Truck cũng là một loại thiết bị nhà kho, được sử dụng chủ yếu cho các công việc trong nhà. Điểm đặc biệt của dòng xe nâng reach fork là có thể vươn càng vào các kệ kho mà các mẫu xe nâng thông thường không thể làm được. Xe nâng Reach fork cũng được thiết kế với cabin rộng rãi, mái che với công nghệ OHG cho phép người vận hành có tầm nhìn rộng hơn. Mặc dù phù hợp để sử dụng trong nhà nhưng xe nâng reach fork không phù hợp với các công việc ngoài trời do gầm xe thấp.

Một số thương hiệu lớn sản xuất xe nâng reach truck với chất lượng cao như: UniCarriers, Clark Materials, Yale và HangCha.

Xe nâng reach fork có thể vươn càng vào kệ kho mà các mẫu xe nâng thông thường không thể làm được

4.10. Các loại xe nâng khác

Xe nâng hàng được phân loại thành 7 loại chính, do Cơ quan quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OSHA) đưa ra. Người điều khiển xe nâng phải nắm rõ các nguyên tắc vận hành, an toàn xe nâng cho từng loại khác nhau. Phân loại xe nâng cụ thể như sau:

a) Xe nâng điện

Là dòng xe chuyên dụng sử dụng động cơ điện. Sử dụng chính trong các địa hình bằng phẳng, trong các nhà kho, nhà xưởng sản xuất

    • Loại nhiên liệu: điện
    • Nơi sử dụng: sử dụng trong nhà yêu cầu cao về tiếng ồn và khí thải.

b. Xe nâng trong lối đi hẹp sử dụng motor điện

Là một nhóm xe nâng điện, tuy vậy chúng được sử dụng chính trong các lối đi hẹp. chủ yếu là gian hàng, siêu thị,… Chúng có ưu điểm là nhỏ, linh hoạt, dễ dàng điều khiển và sử dụng

    • Loại nhiên liệu: Pin
    • Nơi sử dụng: Di chuyển trong nhà kho có lối đi nhỏ hẹp.

c) Xe nâng tay điện

Đúng như cái tên của nó chúng là dòng xe nâng tay (tay điều khiển). Sử dụng động cơ điện, và pin nguyên liệu. Chúng có đặc điểm là sử dụng tay điều khiển (không cabin). Người điều khiển có thể chạy theo xe hoặc đứng trên xe để điều khiển.

    • Loại nhiên liệu: Pin
    • Nơi sử dụng: Vận chuyển hàng hoá trong khu vực kho hàng ở khoảng cách ngắn

d) Xe nâng động cơ đốt trong với lốp đặc

Xe nâng động cơ đốt trọng là cách gọi 1 nhóm xe sử dụng nhiên liệu dầu, hoặc gas. Ưu điểm của chúng là mạnh mẽ, bền bỉ, hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không cần sạc.

    • Loại nhiên liệu: dầu, xăng hoặc gas
    • Nơi sử dụng: Phù hợp với hầu hết các công việc ngoài trời, trên bề mặt bằng phẳng.

e) Xe nâng địa hình gồ ghề

    • Loại nhiên liệu: dầu, xăng hoặc gas
    • Nơi sử dụng: trong công trường xây dựng, bề mặt không bằng phẳng, đường dốc.

Hầu hết các loại xe nâng hàng đều sử dụng động cơ đốt trong truyền thống hoặc motor điện. Tất cả đều được trang bị lốp xe nâng dạng đặc – loại lốp được làm chủ yếu bằng cao su đặc hoặc lốp hơi. Mỗi loại lốp sẽ phù hợp với từng loại công việc khác nhau. Lốp hơi có khả năng hoạt động tốt hơn với công suất lớn hơn trong khi lốp đặc hoạt động tốt nhất trên bề mặt nhẵn.

V. Những điều cần biết về xe nâng hàng.

Trong quá trình mua và sử dụng xe nâng hàng bạn cần chú ý rất nhiều điều khác nhau. Từ việc lựa chọn xe nâng đúng, cho tới vận hành, bảo trình, bảo dưỡng. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý.

5.1 Những thuộc tính cần lưu ý khi mua xe nâng

1. Công suất nâng của xe nâng là gì

Tải trọng nâng là khối lượng hàng hoá tối đa mà xe nâng hàng có thể vận chuyển an toàn nhất. Tải trọng nâng cũng quyết định sự ổn định của xe, một chiếc xe nâng vận chuyển hàng hoá quả tải trọng cho phép sẽ mất cân bằng và không ổn định.

2. Tâm tải trọng của xe nâng hàng

Tâm tải trọng là khoảng cách từ càng nâng đến trọng tâm của tải trọng. Khoảng cách tâm tải trọng thay đổi tuỳ thuộc vào trọng lượng của hàng hoá, góc nâng và góc nghiêng. Là người vận hành xe nâng, bạn không cần quá quan tâm đến tâm tải trọng của xe, điều bạn cần quan tâm là tuân thủ đúng tải trọng nâng của xe để đảm bảo sự cân bằng và tính ổn định của xe.

3. Sự ổn định của xe nâng hàng

Chạc ba đảm bảo tính ổn định nằm ở dưới gầm xe. Nó duy trì trọng tâm cần thiết để tránh xe nâng bị lật trong lúc làm việc. Chạc ba đảm bảo tính ổn định chính là nguyên nhân vì sao bạn không cần lo lắng về tâm tải trọng trên xe nâng.

5.2. Cách chọn xe nâng hàng

Trước khi mua xe nâng hàng, khách hàng cần phải tính toán lựa chọn kích thước của xe nâng phù hợp với chức năng của chúng. Tuy xe nâng là một thiết bị nâng hạ đa dụng nhưng bạn sẽ cần phải chọn kích thước sản phẩm phù hợp nhất với công việc của mình.

1. Xác định công xuất xe nâng hàng

Xe nâng tiêu chuẩn thường có chiều rộng từ 1.3m đến 2.2m và chiều dài thân xe từ 2.5m đến 3.1m. Xe nâng hoạt động ngoài trời hoặc địa hình đặc thù như xe nâng gồ ghề thì có thể chiều dài sẽ lớn hơn 3.1m. Một số sản phẩm đặc thù sử dụng trong lối đi hẹp như xe nâng pallet stacker, reach truck có kích thước nhỏ hơn 1.8m. Nếu khách hàng muốn một sản phẩm sử dụng trong nhà kho thì điều quan trọng nhất cần quan tâm đó là chiều rộng lối đi là bao nhiêu. Các mẫu xe nâng hàng 3 bánh, 4 bánh thường yêu cầu lối đi rộng khoảng 4m để có thể quay vòng, di chuyển một cách linh hoạt.

Một tiêu chí khác để tính toán lựa chọn xe nâng hàng đó là cần xem chiều cao. Tuy nhiên, hầu hết các mẫu xe nâng hàng trên thị trường hiện nay có chiều cao từ 3.1m đến 4.6m. Vì vậy, tuỳ thuộc vào chiều cao trong không gian làm việc mà khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

2. Những câu hỏi khi chọn mua xe nâng

Để chọn mua xe nâng hàng phù hợp, bạn cần xem xét nhu cầu làm việc của mình là gì? Sau đây là một vài tiêu chí chung mà khách hàng có thể tham khảo khi chọn mua xe nâng hàng để đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn và hiệu quả nhất.

    1. Xác định công suất cần nâng xem trọng lượng hàng hoá là bao nhiêu?
    2. Tính toàn khối lượng công việc cần làm trong khu vực làm việc. Mặt đất có ổn định cho xe nâng làm việc không?
    3. Đo chiều cao của không gian cần làm việc? Tính toán xem xe nâng hàng có thể đi qua các lối đi không?
    4. Lựa chọn loại nhiên liệu phù hợp. Bạn cần xe nâng động cơ đốt trong hay xe nâng điện thân thiện với môi trường?
    5. Xem xét địa hình làm việc. Bề mặt làm việc có bằng phẳng không?

Mỗi loại xe nâng khác nhau đều có những tính năng khác nhau, từ nhiên liệu sử dụng, loại lốp cho đến sức nâng và chiều cao nâng. Điều quan trọng là khách hàng cần xem xét các yêu tố này trước khi chọn mua xe nâng hàng. Với khả năng nâng hàng và vận chuyển hàng hoá trọng lượng lớn, kích thước khác nhau. Xe nâng hàng phù hợp với tất cả nhu cầu làm việc của khách hàng.

Tạm kết về xe nâng là gì?

Như vậy Xenangthienson.com vừa cùng các bạn đi trả lời câu hỏi “xe nâng là gì”. Đồng thời chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một cách chi tiết về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của xe nâng. Theo đó xe nâng là một phương tiện được thiết kế với gồm 2 bộ phận chính gồm: Bộ phận di chuyển, và bộ phận nâng hạ. Chúng có vừa có chức năng nâng, hạ các loại hàng hóa trọng tải lớn, vừa có chứ năng di chuyển và sắp xếp hàng hóa một cách linh hoạt.

Khi bạn có nhu cầu mua và sử dụng xe nâng hàng, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé.