Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học căn cứ vào đâu?
Chào Luật sư, chị gái tôi dạy tiểu học đã 3 năm nhưng xếp loại nghề nghiệp không được cao. Luật sư cho tôi hỏi Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục tiểu học.
Trong đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học sẽ được đánh giá dựa trên 05 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí quy định tại chương II Quy định ban hành kèm Thông tư 20. Cụ thể:
Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo
Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
– Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
– Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
– Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
– Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
– Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
– Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
– Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
– Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường
– Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
– Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
– Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
– Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
– Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
– Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
– Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Theo Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, giáo viên tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo chu kỳ 01 năm một lần vào cuối năm học và người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ 02 năm một lần vào cuối năm học.
Trong đó, kết quả đánh giá sẽ được xếp loại theo quy định tại Điều 10 như sau:
– Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức tốt;
– Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí chí về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;
– Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
– Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Chọn giáo viên cốt cán theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên tiểu học cốt cán được quy định tại Điều 12 Quy định ban hành kèm Thông tư 20 như sau:
– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cấp tiểu học cho tới thời điểm xét chọn;
– Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt mức tốt;
– Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
– Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
– Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Ngoài ra, trong trường hợp nhà trường có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện trên nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn:
+ Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;
+ Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;
+ Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Câu hỏi thường gặp
Bảng lương mới của giáo viên tiểu học được quy định như thế nào?
Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học sẽ có cách xếp lương khác. Năm 2022, giáo viên vẫn chưa bị cắt thâm niên và giữ nguyên mức lương cơ sở 1,49 triệu/tháng.
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học như thế nào?
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là việc đánh giá, xếp loại về phẩm chất, năng lực làm việc của giáo viên tiểu học dựa trên các tiêu chuẩn đã được quy định tại mục 2. Pháp luật quy định việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học phải tuân theo những yêu cầu tại Điều 9 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT. như sau:
Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
Sau khi thực hiện đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ tiến hành xếp loại kết quả đánh giá:
Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Như vậy, việc đánh giá giáo viên tiểu học phải khách quan, toàn diện, dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên, căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được và có các minh chứng xác thực, phù hợp. Xếp loại gồm có 3 mức là mức tốt, khá, đạt, để tiến hành xếp loại cần dựa trên bảng đánh giá theo các tiêu chí quy định.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tiểu học hạng I là gì?
Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
5/5 – (1 bình chọn)