Xét Nghiệm Chức Năng Thận Có Ý Nghĩa Gì Và Đọc Hiểu Chỉ Số Như Thế Nào? – Diag
Khi các bác sĩ nghi ngờ những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến thận sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm chức năng thận để kiểm tra. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ về xét nghiệm chức năng thận bao gồm những gì, có cần lưu ý vấn đề gì hay không và chi phí như thế nào?
Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề các gói xét nghiệm thận thì hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay để đánh giá chức năng thận khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau như lấy mẫu từ máu và nước tiểu.
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, không phải ai cũng cần thực hiện tất cả xét nghiệm chức năng thận cũng có thể đánh giá toàn diện hoạt động của thận một cách chính xác nhất.
Caption
Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu
Các xét nghiệm thăm dò đánh giá chức năng thận sinh hoá máu bao gồm loại xét nghiệm phổ biến như:
1. Xét nghiệm Ure máu
Khi protein thoái hoá sẽ tạo ra sản phẩm dưới dạng Urê. Đây được xem như một loại chất thải sẽ được lọc qua cầu thận sau đó đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu.
Nếu chức năng thận suy giảm, nồng độ Ure máu sẽ cao. Thông qua xét nghiệm chỉ số Ure máu giúp đánh giá được chức năng thận có đang hoạt động ổn định hay không.
Nhờ vào chỉ số ure máu sẽ đánh giá được chức năng thận
-
Khi giá trị Ure máu nằm trong mức: 2.5 – 7.5 mmol/l, cho thấy chỉ số chức năng thận bình thường.
-
Khi giá trị Ure máu tăng cao, có khả năng bệnh nhân mắc các bệnh như viêm ống thận, cầu thận, có dấu hiệu bị sỏi thận, sỏi niệu quản, hoặc mất nước do sốt quá cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết.
Trong trường hợp bệnh nhân ăn những loại thực phẩm cung cấp ít protein cho cơ thể, suy giảm chức năng gan hay do truyền nhiều dịch thì giá trị Ure trong máu sẽ giảm.
2. Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Khi Creatin trong cơ bắp bị thoái hóa sẽ chuyển sang Creatinin, được đào thải chủ yếu qua thận. Nhờ vào chỉ số Creatinin sẽ có khả năng đánh giá được chức năng thận.
Chỉ số Creatinin bình thường khi nằm trong khoảng:
-
Đối với nam giới: là 0.6 – 1.2 mg/dl.
-
Đối với nữ giới: 0.5 – 1.1 mg/dl.
Chỉ số Creatinin để đánh giá chức năng thận đối với nam và nữ là khác nhau
Nếu chỉ số creatinin vượt mức cho phép, thì đây là dấu hiệu của chức năng thận bị rối loạn, do khả năng lọc creatinin bị suy giảm dẫn đến nồng độ của chất này trong máu sẽ tăng vượt ngưỡng bình thường.
Chỉ số creatinin còn phản ánh được giai đoạn của suy thận như sau:
-
Suy thận giai đoạn I: creatinin < 130 mmol/l.
-
Suy thận giai đoạn II: creatinin nằm trong khoảng 130 – 299 mmol/l.
-
Suy thận giai đoạn III: creatinin nằm trong khoảng 300 –
899 mmol
/l.
-
Suy thận giai đoạn IV: creatinin cao hơn mức
900 mmol
/l.
Tuy nhiên kết quả xét nghiệm chỉ số Creatinin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính và khối lượng cơ của mỗi người sẽ khác nhau.
Vì vậy khi có nghi ngờ về độ chính xác của kết quả xét nghiệm Creatinin, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một xét nghiệm nữa là cystatin C máu.
Giá trị bình thường của cystatin C máu khi nằm trong mức: 0.31 – 0.99 mg/L.
3. Điện giải đồ
Chất điện giải bị mất cân bằng nguyên nhân chủ yếu là do chức năng thận bị rối loạn, bao gồm:
Sodium (Natri): Giá trị bình thường của Natri trong máu khi dao động ở mức từ 135 – 145 mmol/L.
Nhưng đối với bệnh nhân bị suy thận, nồng độ của Natri trong máu sẽ giảm đáng kể do bị mất qua đường tiêu hóa, qua thận và qua da, hoặc nguyên nhân là vì thừa nước.
Potassium (Kali): Giá trị bình thường của Kali trong máu khi dao động trong mức 3.5 – 4.5 mmol/L. Đối với bệnh nhân mắc bệnh suy thận khiến việc đào thải các chất độc hại kém đi, điều này dẫn đến nồng độ Kali trong máu tăng cao.
Canxi máu: Giá trị bình thường của canxi trong máu đối với người có sức khoẻ tốt nằm trong khoảng 2.2 – 2.6 mmol/L. Đối với bệnh nhân bị suy thận thì nồng độ canxi trong máu sẽ giảm nhưng lại tăng phosphate.
4. Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan là một trong những xét nghiệm chức năng thận phổ biến được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận.
Nồng độ pH trong máu ở mức bình khi nằm trong khoảng 7,37 – 7,43. Nếu chức năng thận suy yếu sẽ làm tăng nồng độ acid trong máu, từ đó giúp phát hiện vấn đề về thận.
5. Xét nghiệm acid uric trong máu
Nồng độ acid uric có trong máu ở mức bình thường khi nằm trong khoảng:
-
Đối với nam giới: 180 – 420 mmol/l.
-
Đối với nữ giới: 150 – 360 mmol/l.
Đây là xét nghiệm được áp dụng khi bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh thận hoặc cả bệnh gout.
Nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc gout, lúc này sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác và đưa ra phác đồ điều trị.
6. Các xét nghiệm sinh hoá máu khác
Tổng phân tích tế bào máu: Khi lượng hồng cầu giảm có khả năng bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn.
Albumin huyết thanh: Đối với người khoẻ mạnh, chỉ số Albumin huyết thanh nằm ở mức 35 – 50g/L, chiếm đến 50 – 60% protein toàn phần. Nhưng khi bị mắc bệnh cầu thận cấp thì chỉ số Albumin huyết thanh giảm xuống thấp.
Protein toàn phần huyết tương: Đối với người khoẻ mạnh thì chỉ số này nằm ở mức 60 – 80g/L, nhưng khi chức năng lọc thận có vấn đề thì chỉ số protein toàn phần thường có xu hướng giảm.
Xét Nghiệm Nước Tiểu Đánh Giá Chức Năng Thận
1. Tổng phân tích nước tiểu
Một trong những cách kiểm tra thận yếu hay khoẻ mạnh là nhờ vào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
Tỷ trọng nước tiểu bình thường khi nằm trong mức từ 1,01 – 1,020. Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận sẽ có tỷ trọng thấp hơn do nước tiểu bị giảm độ cô đặc.
Tỷ trọng nước tiểu thấp cho thấy bệnh nhân có chức năng thận kém hoạt động
Protein có trong mẫu phân tích nước tiểu cũng có vai trò hỗ trợ các bác sĩ quyết định việc chỉ định bệnh nhân tiến hành thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ hay không.
2. Định lượng đạm niệu 24 giờ
Đối với người có sức khoẻ bình thường, protein trong nước tiểu sẽ nằm trong khoảng 0 – 0.2g/l/24h.
Nhưng khi bệnh nhân mắc bệnh lý thận như suy thận, tổn thương cầu thận, tăng huyết áp, đái tháo đường… thì nồng độ đạm niệu trong mẫu xét nghiệm thường tăng ở mức 0.3g/l/24h.
3. Chẩn đoán hình ảnh
Để đánh giá toàn diện chức năng thận thì các bác sĩ thường kết hợp cả phương pháp chẩn đoán hình ảnh cùng các xét nghiệm nước tiểu và máu để có kết luận chính xác hơn.
4. Siêu âm bụng
Thông qua việc siêu âm bụng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản gây nên.
Nếu tình trạng ứ nước ở thận ở cả 2 bên sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ bị suy thận mạn tính hoặc suy thận cấp tính, bên cạnh đó còn giúp phát hiện thận đa nang bẩm sinh hoặc do di truyền.
Nhờ vào hình ảnh siêu âm sẽ thấy được thận có kích thước nhỏ hơn so với bình thường, mất phân biệt vỏ tuỷ, bị thay đổi cấu trúc hay có nhiều nang… từ đó giúp gợi ý được nguy cơ bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.
Bên cạnh đó, thông qua phương pháp siêu âm còn có khả năng phát hiện ra khối u có trong thận, hoặc sỏi thận.
5. Chụp CT Scan
Chụp CT Scan là phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh suy thận hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
Nhờ vào phương pháp sử dụng tia X nhắm đến vị trí trong ổ bụng cho phép thăm dò hình ảnh rõ nét của toàn bộ hệ tiết niệu.
Để phát hiện ra được nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản và vị trí tắc nghẽn, thì chụp CT sẽ phải kết hợp cả việc tiêm thuốc cản quang giúp dựng được hình ảnh của toàn bộ đường tiết niệu.
6. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ
Đây là phương pháp xét nghiệm duy nhất có khả năng đáng giá chức năng thận mỗi bên và giúp đánh giá cả mức độ tắc nghẽn niệu quản đem lại hiệu quả cao.
Nhờ vào phương pháp này, bác sĩ sẽ nhìn rõ được chức năng lọc của từng bên thận, mức độ tham gia chức năng của từng thận và phần trăm tưới máu.
Lưu Ý Gì Khi Xét Nghiệm Chức Năng Thận
Một thắc mắc rất lớn của bệnh nhân là xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn hay không? Để tránh làm ảnh thưởng đến kết quả có một số vấn đề bệnh nhân cần lưu ý như:
-
Thông thường để tiến hành các xét nghiệm chức năng thận bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất từ 8 – 10 tiếng trước khi tiến hành.
-
Không sử dụng chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
-
Những loại thực phẩm giàu đạm có thể làm tăng acid uric trong máu cần hạn chế.
Bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc những vấn đề cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm. Bên cạnh đó cần thông tin đến bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu?
Khi có những dấu hiệu liên quan đến chức năng thận suy giảm nhiều người thường lo lắng rằng nên xét nghiệm chức năng thận ở đâu uy tín? Gói xét nghiệm chức năng thận bao gồm những gì? Đặc biệt là chi phí xét nghiệm chức năng thận có cao không?
Gói xét nghiệm chức năng thận bao gồm những xét nghiệm nhỏ khác nhau, để biết chính xác bạn cần làm những xét nghiệm gì phải qua bước chẩn đoán ban đầu, từ đó các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể từng loại xét nghiệm đối với trường hợp của bạn.
Nên làm xét nghiệm chức năng thận ở đâu?
Nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường, có khả năng bạn sẽ phải tiến hành thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu khác.
Điều này cũng dẫn đến chi phí xét nghiệm cho mỗi trường hợp là khác nhau. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào trung tâm hoặc bệnh viện tiến hành xét nghiệm có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm sẽ có sự chênh lệch giá cả.
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều bệnh viện và trung tâm xét nghiệm uy tín đảm bảo an toàn bạn có thể tham khảo tuỳ thuộc vào khu vực địa lý gần nơi sinh sống tiện lợi cho việc di chuyển.
Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc và muốn tư vấn kỹ hơn cũng có thể liên hệ qua số hotline 19001717 của Diag, một trong những trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa uy tín hàng đầu để được tư vấn và đặt lịch hẹn một cách nhanh chóng.
Chúng ta nên xét nghiệm chức năng thận định kỳ mỗi năm hoặc khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Thông qua các phương pháp xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra bệnh lý ở thận, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi người.
Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.