Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Ý nghĩa ra sao?
Xét nghiệm chức năng thận được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Kỹ thuật này bao gồm nhiều phần khác nhau, giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sức khỏe hiện tại, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
Mục lục bài viết
Xét nghiệm chức năng thận là gì?
Xét nghiệm chức năng thận là phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, giúp xác định mức độ và hiệu quả hoạt động của cơ quan. Trong đó, hầu hết đều tập trung vào đo mức lọc cầu thận (GFR) nhằm đánh giá khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. (1)
Cụ thể, mỗi người đều có hai quả thận nằm ở vị trí hai bên cột sống, phía sau bụng và bên dưới khung xương sườn, mỗi quả có kích thước gần bằng nắm tay. Đây là cơ quan quan trọng, đóng vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khỏe. Thận tiến hành lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu, từ đó đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Bên cạnh đó, cơ quan này còn thực hiện chức năng kiểm soát lượng nước và các khoáng chất cần thiết khác trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất Vitamin D, tế bào hồng cầu và hormone điều hòa huyết áp. Nếu bác sĩ cho rằng thận của người bệnh đang không hoạt động bình thường, xét nghiệm đánh giá chức năng thận có thể được chỉ định.
Xét nghiệm chức năng thận để làm gì?
Các xét nghiệm chức năng thận được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của thận. Thận khỏe mạnh sẽ giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi. Trong khi đó, các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của cơ quan. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp chẩn đoán hoặc loại trừ hiện tượng nhiễm trùng trong cơ thể. (2)
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận?
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận khi người bệnh mắc huyết áp cao, tiểu đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình đáng lo ngại, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm này: (3)
- Có máu xuất hiện trong nước tiểu.
- Đi tiểu đau, khó tiểu.
- Đi tiểu thường xuyên.
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm những gì?
Xét nghiệm chức năng thận gồm nhiều phần khác nhau, cụ thể như sau: (4)
1. Xét nghiệm sinh hóa máu
- Creatinine huyết thanh: Creatinine là một sản phẩm thải ra từ quá trình phân hủy các mô cơ. Nồng độ Creatinine trong máu có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Theo đó, nếu chỉ số này lớn hơn 1.2 đối với phụ nữ và 1.4 đối với nam giới, nguy cơ cao là dấu hiệu sớm cho thấy thận không hoạt động bình thường. Bệnh càng tiến triển nặng, nồng độ Creatinine trong máu càng cao.
- Mức lọc cầu thận (GFR): Xét nghiệm này là thước đo để đánh giá mức độ hoạt động của thận trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Kết quả được tính toán dựa trên nồng độ Creatinine huyết thanh theo độ tuổi (giảm xuống khi về già), giới tính. GFR ở mức bình thường là 90 trở lên. GFR dưới 60 là dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Đặc biệt khi chỉ số này thấp hơn 15, cơ thể có nguy cơ cao đang bị suy thận, cần tiến hành lọc máu hoặc ghép thận khẩn cấp.
- Nitơ Urê máu (BUN): Nitơ Urê đến từ sự phân hủy Protein trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Mức BUN bình thường dao động trong khoảng từ 7 – 20. Khi chức năng thận giảm, chỉ số này sẽ tăng lên.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Lượng nước tiểu yêu cầu trong xét nghiệm sẽ khác nhau tùy vào từng loại, có thể chỉ cần một vài thìa hoặc tất cả lượng chất lỏng thải ra trong vòng 24 giờ. Trường hợp thứ hai thường sẽ cho biết được toàn bộ lượng nước tiểu mà thận sản xuất, từ đó giúp đo lường chính xác hơn về khả năng hoạt động của cơ quan, lượng Protein rò rỉ từ thận vào nước tiểu trong ngày. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này bao gồm kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và test nhanh bằng que nhúng. Với cách thứ hai, que nhúng là một dải đã được xử lý hóa học. Nếu màu sắc que thay đổi khi tiếp xúc với nước tiểu, điều này cho thấy bất thường liên quan đến dư thừa Protein, máu, mủ, đường, vi khuẩn… Ngoài ra, thông qua xét nghiệm này, bác sĩ còn có thể phát hiện được một số rối loạn liên quan đến thận, đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mạn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bang quang, sỏi thận…
- Protein niệu: Protein có thể được thực hiện như một phần của xét nghiệm tổng phân ích nước tiểu hoặc tiến hành bằng một thử nghiệm que nhúng riêng biệt. Lượng Protein dư thừa trong nước tiểu được gọi là Protein niệu (pro-TEEN-yu-ree-uh). Thử nghiệm que nhúng dương tính (1+ trở lên) sẽ được tiếp tục xác nhận bằng cách tiến hành các phương pháp cụ thể hơn như: dùng que nhúng Albumin, tỷ lệ Albumin-Creatinine…
- Microalbumin niệu: Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện một lượng nhỏ Protein gọi là albumin trong nước tiểu. Đối tượng cần thực hiện là những người có nguy cơ phát triển bệnh thận cao (đang mắc tiểu đường, huyết áp cao…) hoặc que nhúng Protein cho kết quả âm tính.
- Xét nghiệm albumin nước tiểu hoặc tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR): Đây là xét nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động của thận. Tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR) dưới 30 được coi là bình thường, ACR từ 30 – 300 có nghĩa là Albumin niệu tăng vừa phải và ACR trên 300 là dấu hiệu cho thấy tăng Albumin niệu nghiêm trọng.
- Xét nghiệm độ thanh thải Creatinine: Xét nghiệm được tiến hành để so sánh mức Creatinine của một mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ với mức Creatinine trong máu, từ đó xác định lượng chất thải lọc được mỗi phút.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu 24 giờ cũng có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cung cấp một hộp đựng để chứa chất lỏng. Vào ngày kiểm tra, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Đi tiểu vào bồn cầu như bình thường ngay sau khi thức dậy lần đầu tiên.
- Trong những lần đi tiểu tiếp theo trong ngày, người bệnh tiểu vào hộp đựng đã được cấp.
- Vào ngày thứ hai, người bệnh đi tiểu vào hộp đựng ngay trong lần thức dậy đầu tiên.
- Hoàn thành xét nghiệm bằng cách gửi mẫu nước tiểu thu thập được đến bác sĩ.
3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm: Đây là xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh để thu thập hình ảnh về thận, bao gồm các bất thường về kích thước, vị trí, khối u, sỏi…
- Chụp CT: Đây là kỹ thuật sử dụng tia X để thu thập hình ảnh về thận, bao gồm những bất thường liên quan đến cấu trúc hoặc sự xuất hiện của sỏi. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể yêu cầu tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch, nên thường gây lo ngại cho người mắc bệnh thận.
4. Sinh thiết thận
Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một cây kim nhỏ, có lưỡi cắt sắc để thu thập các mảnh mô nhỏ và mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện sinh thiết nhằm các mục đích sau:
- Xác định tình trạng bệnh lý cụ thể, từ đó đề xuất phương án điều trị thích hợp.
- Đánh giá mức độ tổn thương xảy ra trong thận.
- Xác định nguyên nhân tại sao ghép thận không thành công.
Những lưu ý cần biết khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm chức năng thận
1. Tác dụng phụ
Các xét nghiệm chức năng thận thường đơn giản và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xét nghiệm máu, một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng sau: (5)
- Bầm tím.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi.
Ngoài ra, xét nghiệm máu và nước tiểu thường không gây đau lâu dài hoặc dẫn đến biến chứng. Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức không biến mất, người bệnh cần liên hệ sớm với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
2. Thời gian nhận kết quả
Thời gian nhận được kết quả xét nghiệm chức năng thận có thể là trong ngày hoặc sau một vài ngày tùy thuộc vào từng trường hợp.
3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chức năng thận
Kết quả kiểm tra chức năng thận có thể cho biết hiệu quả hoạt động của cơ quan. Trong đó, hầu hết các xét nghiệm đều hướng đến hai vấn đề chính:
- GFR dưới 60: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận .
- Tỷ lệ Albumin/Creatinine nước tiểu (UACR) trên 30: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.
4. Việc cần làm sau khi biết kết quả mắc bệnh thận
Nếu xét nghiệm chức năng thận cho thấy kết quả không khả quan, bác sĩ sẽ liên hệ với người bệnh để trao đổi về các lựa chọn điều trị. Một số giải pháp có thể được chỉ định bao gồm:
- Uống thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, đặc biệt là thuốc huyết áp.
- Thực hiện xét nghiệm chức năng thận thường xuyên để theo dõi sức khỏe và tình trạng bệnh lý.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.
Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
- Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 0287 300 6858 (TP HCM) hoặc 1800 6858 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến xét nghiệm chức năng thận. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, điều trị hiệu quả.