Xu Hướng 1/2023 # Cách Tính Tuổi Cúng Căn, Cách Cúng Căn Cho Bé 3 Tuổi # Top 4 View | Apim.edu.vn
Bạn đang xem bài viết Cách Tính Tuổi Cúng Căn, Cách Cúng Căn Cho Bé 3 Tuổi được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng quan về cúng căn
Theo tài liệu xưa kia để lại thì cúng căn hay còn được biết đến với các tên là “cúng đốt” là lễ cúng được tổ chức vào những dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời của một con người, đó thường là các mốc 3, 6, 9 và 12 tuổi. Lễ cúng này có nguồn gốc từ rất lâu đời và xuất phát từ quan niệm tâm linh thờ mẫu của người Việt.
Lễ cúng căn có nhiều nét tương đồng với lễ cúng mụ (đầy tháng) hay lễ cúng thôi nôi (đầy năm) phổ biến ở nhiều vùng miền của nước ta. Duy chỉ có điều là lễ cúng căn thường được thực hiện vào các mốc cách nhau 3 năm vì theo quan niệm của người Việt xưa nếu một đứa trẻ từ khi sinh ra vượt được qua các mốc đó sẽ có thể trưởng thành và khôn lớn, giảm thiểu những rủi ro.
Cúng căn là lễ cúng mà các bậc cha mẹ cần phải chuẩn bị sắm sửa các lễ vật theo đúng phong tục từ xưa truyền lại để thể hiện sự thành kính, tạ ơn của mình đối với các bà mụ khi đã cho con mình ra đời và che chở con mình đến thời điểm hiện tại, cũng như cầu xin các bà mụ sẽ tiếp tục bảo vệ, phù hộ cho bé khôn lớn hơn trong những năm tiếp theo.
Một số cách tính tuổi cúng căn theo đúng phong tục truyền thống
Để thực hiện được lễ cúng căn cho bé thì trước tiên các bậc cha mẹ cần phải nắm được cách tính ngày cúng căn theo đúng phong tục truyền thống truyền lại. Hiện tại thì mỗi vùng miền ở nước ta lại có cách tính tuổi cúng căn khác nhau nên tùy thuộc vào suy nghĩ, quan điểm của mỗi gia đình mà có thể chọn lựa cách tính sao cho thích hợp nhất.
Việc tính tuổi cúng căn cho bé trai, bé gái cũng có sự khác biệt khá cơ bản nên cha mẹ cần lưu ý khi tính để ra được ngày làm lễ cúng căn chuẩn xác nhất. Và một số cách tính tuổi cúng căn truyền thống được truyền lại ở nước ta như sau:
Gái lùi 2 và trai lùi 1
Theo cách tính này thì ngày cúng căn của bé gái sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày bé ra đời còn bé trai sẽ là lùi lại 1 ngày. Ngày làm lễ cúng căn của bé phải tính theo lịch âm nên với những bé mà sinh vào năm nhuận thì cha mẹ cần lưu ý tính ngày cho chuẩn. Chẳng hạn như bé sinh vào tháng 4 nhuận (là tháng đầu) của năm trước thì lễ cúng căn sẽ được làm vào tháng 4 âm lịch của năm làm lễ, còn nếu là tháng 4 sau thì lại làm vào tháng 5 âm lịch của năm làm lễ cúng.
Tính đúng theo ngày
Có nhiều bậc cha mẹ lại chọn lựa cách tính đúng theo ngày để làm lễ cúng căn cho bé nhà mình vì với họ cách này dễ nhớ hơn so với các cách tính khác. Tuy nhiên có nhiều người thì tính theo ngày âm lịch, có người lại tính theo ngày dương lịch nên có sự khác biệt.
Cách lựa chọn ngày tổ chức lễ cúng căn cho bé lên ba
Lựa chọn ngày theo âm lịch
Cha mẹ có thể lựa chọn ngày cúng căn đúng vào ngày sinh nhật lên 3 tuổi của con tính theo âm lịch. Cách tính này thì đơn giản chúng ta chỉ cần tổ chức đúng vào ngày sinh nhật âm lịch của trẻ.
Nam trồi, nữ sụt: Nếu như chúng ta dựa theo nguyên tắc này để lựa chọn ngày và giờ tổ chức lễ cúng căn thì đối với nam thì trồi lên một ngày so với sinh nhật âm lịch của bé. Còn đối với nữ khi tổ chức lễ cúng căn thì chúng ta sẽ sụt đi một ngày so với ngày sinh nhật của bé.
Cách cuối cùng mà cha mẹ có thể lựa chọn ngày và giờ tổ chức lễ cúng căn cho bé đó là chúng ta sẽ lựa chọn dựa trên phong thủy. Lựa chọn ngày tổ chức như thế nào để mang lại nhiều may mắn và thuận lợi nhất cho em bé.
Lựa chọn theo ngày dương lịch
Nhiều gia đình cũng tổ chức lễ cúng căn cho bé 3 tuổi dựa trên ngày dương lịch. Tổ chức lễ cúng cần tính theo ngày sinh nhật tính theo dương lịch của bé cũng được nhiều gia đình lựa chọn.
Cách lựa chọn giờ để tổ chức lễ cúng căn cho bé lên ba
Bên cạnh việc lựa chọn ngày để tổ chức lễ cúng căn cho bé lên 3 tuổi thì chúng ta cũng cần phải lựa chọn giờ cúng. Cũng giống như phương pháp lựa chọn ngày cúng căn lựa chọn giờ cúng căn cũng có rất nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta sẽ lựa chọn và cúng sao cho phù hợp nhất.
Cúng vào sáng sớm hoặc trưa
Theo như quan niệm của ông bà ta thì khi tổ chức lễ cúng căn cho bé chúng ta nên tổ chức vào sáng sớm hoặc trưa tầm từ 9 cho đến 11 giờ. Đây là một trong những khoảng thời gian vô cùng thích hợp để giúp cho chúng ta chuẩn bị được đầy đủ lễ vật để cúng căn. Đồng thời nó cũng phù hợp hơn với việc chúng ta tổ chức tiệc sinh nhật vào buổi trưa cho bé.
Cúng dựa trên giờ hợp với tuổi
Giờ Tý: 23h – 1 h sáng
Giờ Sửu: từ 1 – 3 giờ sáng
Giờ Dần: từ 3 – 5 giờ sáng
Giờ Mão: từ 5 – 7 giờ sáng
Giờ Thìn: 7 – 9 giờ sáng
Giờ tỵ : 9 – 11 giờ sáng
Giờ Ngọ: 11 – 13 giờ
Giờ Mùi: 13 – 15 giờ
Giờ Thân: 15- 17 giờ
Giờ Dậu: 17 – 19 giờ
Giờ Tuất: 19- 21 giờ
Giờ Hợi: 21 – 23 giờ
Tùy thuộc em bé cầm tinh con gì mà chúng ta sẽ lựa chọn giờ phù hợp với bản mệnh. Cha mẹ có thể lựa chọn giờ tổ chức lễ cúng căn cho con phù hợp với yếu tố tam hợp về mặt con giáp. Trong 12 con giáp sẽ có 4 cặp con giáp là có yếu tố tương hợp với nhau như
Thìn – Tý- Thân
Dần – Ngọ – Tuất
Hợi – Mão – Mùi
Tỵ – Dậu – Sửu
Chia sẻ về cách cúng căn cho bé 3 tuổi
Thông thường sau khi làm lễ cúng đầy tháng, thôi nôi xong thì lễ cúng căn cho bé khi 3 tuổi được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bé. Vì thế mà sau khi đã tính được ngày để làm lễ cúng căn cho bé 3 tuổi thì cha mẹ sẽ cần dành thời gian sắm sửa, chuẩn bị mua các đồ lễ cần thiết trong mâm cúng căn như hoa tươi, mâm ngũ quả, gà trống luộc, xôi, chè, nến, hương, trầu cau, gạo, muối, thịt lợn quay, rượu, nước lọc, bánh kẹo, bộ tiền vàng mã…
Các lễ vật này ngoài việc đủ về số lượng để cúng cho 12 bà mụ và 1 bà mụ chúa ra thì cha mẹ còn phải nhớ là lựa chọn cẩn thận đồ lễ để không bị hư hỏng, dập nát hay không được tươi vì như thế mới thể hiện được lòng thành của mình với các bà mụ.
Sau khi đã sắm sửa được lễ vật xong thì vào ngày cúng căn cho bé cha mẹ sẽ bày biện lên trên hai chiếc bàn lớn, đến giờ tốt sẽ đốt nến, thắp hương rồi đọc bài khấn và lạy tạ. Chờ đến khi hương hết thì sẽ lễ tạ để hóa vàng mã và thụ lộc.
Với những thông tin chia sẻ hy vọng cha mẹ có thể lựa chọn được ngày và giờ tổ chức lễ cúng căn phù hợp nhất cho bé. Để có thể liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng căn vui lòng gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0925.6666.38 – 093.906.3838. Cung cấp đa dạng các gói dịch vụ đặt mâm cúng căn để giúp cho cha mẹ dễ dàng lựa chọn. Chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua số hotline là được phục vụ tận tình và chi tiết nhất.
Nếu gia đình có khả năng thì mỗi năm đến ngày sinh dứa trẻ, tổ chức cúng (như mừng sinh nhật), nếu không thì cúng vào các năm : một, ba, sáu, chín, mười hai tuổi còn gọi là lễ cúng căn cho bé
Văn cúng tại bàn thờ gia tiên trong ngày cúng mụ, bản thần linh, gia tiên tại nhà
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương đất, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương, con lạy chư phương Bồ tát, chư Hiền thánh tăng.
Con lạy các quan thần linh… (các vị thần cai quản mảnh đất bạn đang ở) nơi con đang ăn, đất con đang ở…. (tại số nhà…), con lạy gia tiên tiền tổ… (ông bà ông vải)
Con lạy bà chúa bào thai, mười hai bà mụ, con lạy gia tiên tiền tổ, ông bà …….về tại số nhà………
Hôm nay là ngày mồng……. tháng …..năm ………..( âm lịch)
Con tên là ……(ông bà nội/ ngoại của bé cúng hộ) kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là ………..mẹ cháu là……..sinh ra cháu tên………sinh lúc …….giờ……phút………ngày………tháng……..năm…….
Hôm nay cháu vừa tròn …………..tuổi (tính theo âm lịch)
Tín chủ chúng con xin thành tâm tiến lễ hương hoa đăng trà quả thực, tiền vàng kim ngân tài mã, quần áo hài hia. Con xin kính lạy chư vị thần tiên, chư vị các quan thần linh, các vị tiên địa chủ, các quý nhân chứng lễ cho tín chủ chúng con, phù hộ cho cháu và gia đình, phù hộ cho cháu là ……….(tên đứa trẻ) bình an bản mệnh, hay ăn chóng lớn, bốn mùa được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng suốt, học hành tấn tới, công thành danh toại, tài đức vẹn toàn, chúng con xin thành tâm kính lễ. Xin các quan và gia tiên chứng giám lòng thành.”
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Bài cúng căn 3 tuổi tại phòng ở của bé
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư Phật mười phương,
Con lạy Bà chúa Bào thai.
Con lạy 12 Bà Mụ
Hôm nay là ngày………tháng………năm…….Con là (người khấn hộ: ông/bà nội hoặc ngoại) xin kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là:…………mẹ cháu là………cháu tên là …………sinh lúc ……giờ…… phút……ngày……tháng……năm………. Hôm nay cháu vừa tròn …………..tuổi (tính theo âm lịch) xin thành tâm tiến lễ dâng lên bà chúa Bào thai, dâng lên 12 bà Mụ hương hoa, qủa thực, kim ngân tài mã, bánh kẹo, cơm, trứng, nước trầu cau và mọi nghi lễ gồm… (liệt kê tên các đồ cúng).
Con xin lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ chứng lễ cho gia đình và bố mẹ cháu………..
Con xin lạy bà Mụ thứ 1,2,3,4,5 phù hộ cho cháu hay ăn chóng lớn, dạy cười, dạy nói, dạy đứng, dạy đi.
Con xin lạy bà Mụ thứ 6,7,8,9,10 phù hộ cho cháu được trí tuệ sáng láng, thông minh sáng suốt, văn võ song toàn, sau này học hành tấn tới, công thành danh toại, thành người có nhân, có đức, hiếu thuận với cha mẹ, họ hàng và mọi người.
Con lạy bà Mụ thứ 11, 12 thu hết bệnh tật của cháu đổ ra biển ra sông ra ngòi.
Con lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ, chấp khấn, chấp lễ, chấp kêu, chấp cầu phù hộ cho cháu bản mệnh bình an, hay ăn chóng lớn, bốn mùa đều được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng láng, sau này học hành giỏi giang tấn tới, công thành danh toại, là người có ích cho gia đình, xã hội,….
Kính mong bà chúa Bào thai và 12 Bà Mụ chứng minh công đức, chứng giám lòng thành.”
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Mâm lễ để cạnh giường ở, mẹ bế con ngồi góc giường, lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra hồ hoặc sông, lấy một ít đồ ăn cho bé ăn (làm phép cho bé hay ăn chóng lớn) mẹ bé cũng ăn, đồ lộc phân phát cho mọi người và trẻ em cùng ăn
Ở Việt Nam, có phong tục cúng căn cho con khi con lên 3, 6, 9, 12 tuổi. Vậy tại sao ở nước ta có phong tục đó và lễ cúng căn 3, 6, 9,12 tuổi cho bé với mục đích gì ? Để tìm hiểu sau về lễ cúng này thì chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Cúng căn là gì?
Nhiều ông bố bà mẹ vẫn đang thắc mắc lêc cúng căn là gì? thực chất lễ cúng căn là cúng Mụ.
Cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ.
Các giai đoạn cúng căn cho bé
Giai đoạn cúng căn cho bé, bao gồm các cột mốc:
Cúng mụ đầy tháng cho bé
Cúng mụ đầy năm cho bé
Cúng mụ vào các giai đoạn 3-6-9-12 tuổi
Lễ vật cúng căn(cúng mụ) cần chuẩn bị
được tổ chức ở 2 nơi: bàn thờ gia tiên và phòng của bé. Vậy lễ vật chuẩn bị cho buổi lễ cũng như bài văn khấn cúng căn cho bé là gì? Cùng đọc thông tin dưới đây.
Cúng tại bàn thờ gia tiên
Lễ vật cúng căn tại bàn thờ gia tiên
Thịt (1 con gà) Gạo, muối Xôi Nước (1 cốc) Rượu (1 chén) Nến hoặc đèn Quả cau lá trầu 10 lễ tiền vàng 5 nén hương
Bài văn cúng căn tại gia tiên
Con lạy chín phương trời, mười phương đất, mười phương chư phật, chư phật mười phương, con lạy chư phương bồ tát, chư hiền thánh tăng. Con lạy các quan thần linh… (các vị thần cai quản mảnh đất bạn đang ở) nơi con đang ăn, đất con đang ở…. (tại số nhà…), con lạy gia tiên tiền tổ… (ông bà ông vải) Con lạy bà chúa bào thai, mười hai bà mụ, con lạy gia tiên tiền tổ, ông bà …….về tại số nhà……… Hôm nay là ngày mồng ……. tháng ….. năm 200 … âm lịch, con tên là …… (ông bà nội/ ngoại của bé cúng hộ) kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là ………..mẹ cháu là……..sinh ra cháu tên……… sinh lúc …….giờ……phút………ngày………thá ng……..năm……. Hôm nay cháu vừa tròn 1 tháng (tính theo âm lịch)
Tín chủ chúng con xin thành tâm tiến lễ hương hoa đăng trà quả thực, tiền vàng kim ngân tài mã, quần áo hài hia.
Con xin kính lạy chư vị thần tiên, chư vị các quan thần linh, các vị tiên địa chủ, các quý nhân chứng lễ cho tín chủ chúng con, phù hộ cho cháu và gia đình, phù hộ cho cháu là ……….(tên con bạn) bình an bản mạnh, hay ăn chóng lớn, bốn mùa được điều hòa, thân căn cự túc, trí tuệ thông minh sáng suốt, học hành tấn tới, công thành danh toại, tài đức vẹn toàn, chún con xin thành tâm kính lễ. Xin các quan và gia tiên chứng giám lòng thành. (Con nam mô a di đà phật) 3 lần
Cúng căn ở phòng bé
Lễ vật cúng căn ở phòng bé
Lễ vật cúng căn ở phòng bé ở gồm có:
Chim (Gái 9 con, Trai 7 con) Ốc (Gái 9 con, Trai 7 con) Cua (Gái 9 con, Trai 7 con) 1 bát nước to 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán (cái này mình phải mua ở của hàng bánh đúc ở Lê Ngọc Hân, các bạn có thể ra chợ mà mua hoặc đặt trước cho rẻ) 13 cái bánh kẹo nhỏ 13 bông hoa (bà nội cún mua hoa hồng) 13 đồng tiền 50.000 đồng (chắc là tùy tâm) 13 miếng trầu têm cánh phượng 13 bộ quần áo (1 bộ to dành cho bà chúa Bào thai, 12 bộ nhỏ cho bà Mụ, các bạn cứ ra hàng mã hỏi là họ biết ngay) 13 nén hương
Bài văn cúng cúng căn tại phòng ở của bé
(Con nam mô a di đà phật) 3 lần Con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương, con lạy bà chúa bào thai. Con lạy 12 bà mụ
Hôm nay là ngày………tháng………năm…….Con là (người khấn hộ: ông/bà nội hoặc ngoại) xin kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là…………mẹ cháu là………cháu tên là …………sinh lúc ……giờ…… phút……ngày……tháng……năm………. Hôm nay cháu vừa tròn một tháng (tính theo âm lịch) xin thành tâm tiến lễ dâng lên bà chúa Bào thai, dâng lên 12 bà Mụ hương hoa, qủa thực, kim ngân tài mã, bánh kẹo, cơm, trứng, nước trầu cau và mọi nghi lễ gồm… (liệt kê tên các đồ cúng). Con xin lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ chứng lễ cho gia đình và bố mẹ cháu……….. Con xin lạy bà Mụ thứ 1,2,3,4,5 phù hộ cho cháu hay ăn chóng lớn, dạy cười, dạy nói, dạy đứng, dạy đi.
Con xin lạy bà Mụ thứ 6,7,8,9,10 phù hộ cho cháu được trí tuệ sáng láng, thông minh sáng suốt, văn võ song toàn, sau này học hành tấn tới, công thành danh toại, thành người có nhân, có đức, hiếu thuận với cha mẹ, họ hàng và mọi người.
Con lạy bà Mụ thứ 11, 12 thu hết sài đẹn của cháu đổ ra biển ra sông ra ngòi. Con lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ, chấp khấn, chấp lễ, chấp kêu, chấp cầu phù hộ cho cháu bản mệnh bình an, hay ăn chóng lớn, bốn mùa đều được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng láng, sau này học hành giỏi giang tấn tới, công thành danh toại, là người có ích cho gia đình, xã hội,….
Kính mong bà chúa Bào thai và 12 bà Mụ chứng minh công đức, chứng giám lòng thành. Ghi chú: Mâm lễ để cạnh giường ở, mẹ bế con ngồi góc giường, lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra hồ hoặc sông, lấy một ít đồ ăn đấm mồm cho bé làm phép cho hay ăn chóng lớn, mẹ bé cũng ăn, đồ lộc phân phát cho mọi người và trẻ em cùng ăn
Trên đây là là hướng dẫn củ nhất về lễ cúng căn, hi vọng sẽ giúp bạn định hình được lễ cúng căn mục đích để làm gì? và cúng ở đây là mình làm lễ cúng ai? Và cuối cùng mục đích của bài viết này là mong muốn các bạn sau khi đã hiểu bản chất của lễ cúng căn thì có thể thực hiện các thao tác chuẩn bị cũng như biết được nội dung bài văn khấn cúng căn cho bé để buổi lễ diễn ra được suôn sẻ hơn nhé!
Hiểu đơn giản các mâm cúng căn giống như mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, mang ý nghĩa tâm linh Việt, con người Việt, cúng tạ ơn các vị tiên ông, tiên bà, thần thánh, tổ tiên đã phù hộ nâng đỡ cho cháu nhỏ giai đoạn đầu đời nhiều non trẻ và bỡ ngỡ cầu xin được ban phước lành cho trẻ và người trong gia đình.
Vì vậy, mâm cúng căn không quá xa lạ với tập tục cúng bái lễ của con người Việt. Các mốc tuổi 3 6 9 12 được cho là các bé có nhiều thay đổi về hình hài tính cách hay đau ốm vặt, tăng động nghịch phá không nghe lời.
Vào dấu mốc bé tròn tháng cúng đầy tháng, đầy năm cúng thôi nôi, và khi bé đạt tới các dấu mốc năm 3, 6, 9, và 12 tuổi cha mẹ bày biện mâm cúng căn cho trẻ giải trừ điềm xấu cầu mong điềm lành tới cho bé cưng, khi cúng ba mẹ trẻ tạ ơn các vị thánh thần đã che chở cho trẻ, dâng lễ cầu xin trẻ được mạnh giỏi, ngoan ngoãn thông minh, nge lời.
Ý nghĩa các mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, cúng căn chung quy đều là như vậy
2. Đồ lễ vật mâm cúng căn 3 tuổi cho bé trai, gái
Đồ lễ vật mâm cúng căn 3 tuổi cho bé trai hoặc bé gái sẽ bao gồm những gì mới trọn vẹn và đầy đủ? Hoặc bạn không muốn quá cầu kỳ, rườm rà,
Chúng tôi sẽ gợi ý lễ vật cho mâm cúng căn bé 3 tuổi đơn giản nhưng đầy đủ lễ sau đây, lễ vật bao gồm:
Xôi gấc, đậu xanh hoặc xôi màu tam sắc, tứ sắc (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)
Chè trôi nước ( bé gái), chè đậu trắng ( bé trai) (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)
Trái cây tùy loại hoặc chuẩn bị mâm ngũ quả đủ màu cho tươi tắn
Hương nhang
Gạo trắng, muối trắng đem bỏ vô chén nhỏ
Trầu têm cánh phượng ( 13 phần)
Gà hoặc vịt luộc ( tùy vùng miền)
Thịt heo quay, hoặc nguyên con heo quay cắm trên lưng 1 con dao nhỏ
Giấy cúng, bộ 13 đôi hài 13 nén vàng, 13 bộ váy áo cho 12 bà Mụ và bà Chúa.
3.Văn khấn bài cúng căn cho bé trai, gái 3 tuổi
Bài văn khấn cúng căn cho bé 3 tuổi như thế nào? Cũng được các bậc cha mẹ quan tâm sau thắc mắc về lễ vật mâm cúng. Chuẩn bị trước bài văn khấn để khi bạn thực hiện nghi thức cúng khấn được trôi chảy không vấp váp tỏ lòng thành kính.
Người xưa luôn dạy rằng “Ăn có mời, làm có khiến…” Đối với việc cúng lễ, lễ vật dâng lên cho dù có thịnh soạn, trang trọng nếu con cháu chỉ đặt lên bàn nhưng không thỉnh không mời thì thánh thần, tổ tiên ông bà không thể thụ hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải khấn. Người Việt vốn luôn chú trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều phải có nội dung văn khấn riêng.
Một gợi ý cho bạn về bài cúng căn 3 tuổi cho bé đơn giản nhưng đầy đủ nội dung:
Sau khi hoàn thành bài văn khấn chủ lễ cùng cháu bé được cúng căn vái hoặc lạy ba hoặc bốn lần tùy theo phong tục rồi cắm nhang xong tiếp tục vái hoặc lạy 3 hoặc 4 lần nữa là xong.
4.Cách cúng căn 3 tuổi cho bé trai, gái với các bước
Cúng bái là việc thuận theo truyền thống và phong tục: có trước có sau, có thờ có thiêng có kiêng có lành, nguyên tắc luôn không quên ơn đức những giá trị vô hình tâm linh phù hộ che chở cho mọi sự bình an của người sống. Cách cúng bái phải được thực hiện theo thứ tự sao cho đúng đắn, hợp tình hợp lý.
Cách cúng căn cho bé 3 tuổi với các bước như sau :
Thứ nhất gia đình chuẩn bị ngày giờ cúng, và lễ vật mâm cúng dâng lên đầy đủ
Thứ hai chuẩn bị không gian cúng sao cho trang trọng và hợp lý
Thứ ba chủ lễ chuẩn bị bài văn khấn cho trôi chảy không vấp váp
Thứ tư tiến hành thắp hương nhang, đốt đèn cầy, châm trà rượu nước bắt đầu khấn theo bài văn khấn chuẩn bị
Khấn xong lạy tạ cắm nhang chờ nhang cháy hết thì xin lễ và hóa vàng mã.
Khi hóa vàng mã bạn cũng nên lưu tâm khấn lầm rầm trong miệng nội dung như bài văn khấn để thần thánh tổ tiên có thể thụ lễ.
Như vậy đơn giản nhưng đã hoàn thành xong buổi cúng căn cho bé trai/gái 3 tuổi, xua đuổi điềm dữ, bệnh tật, tai ương. Cầu mong những điều tốt lành tới cho trẻ trong thời gian tới.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tính Tuổi Cúng Căn, Cách Cúng Căn Cho Bé 3 Tuổi trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!