Xu Hướng 5/2023 # Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Trong Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt Nam. # Top 11 View | Dtdecopark.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Trong Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt Nam. được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

MỤC LỤCA. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………11. Tên đề tài……………………………………………………………………12. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 13. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………… 14. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… 25. Phương pháp nghiên cứu 26. Cấu trúc tiểu luận……………………………………………………………2B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………2 Chương 1. Các khái niệm liên quan……………………………………….2 Chương 2. Truyền thống văn hóa dân tộc qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao 41. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết……………………………………………….42. Truyền thống trung thực, tự trọng…………………………………………………63. Truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn……………………………………64. Một số thành ngữ khác về truyền thống con người Việt………………………… 8 Chương 3 : Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ, tụcngữ Việt Nam…………………………………………………………………………9C. KẾT LUẬN…………………………………………………12D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………131A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tàiTRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO, TỤC NGỮ,THÀNH NGỮ VIỆT NAM.2. Lý do chọn đề tài. Thành ngữ tục ngữ được xem như túi khôn của nhân loại, tục ngữ thành ngữkhông chỉ là những kinh nghiệm dân gian của ông cha mà chứa đựng trong đó còn là kếttinh nền văn hóa của cả một dân tộc. Thành ngữ tục ngữ gần gũi với giao tiếp trong cuộcsống hàng ngày, người ta đôi khi sử dụng thành ngữ như một thói quen, như một câucửa miệng mà quên mất yếu tố văn hóa ở trong đó. Nhận thấy tính bức thiết của đề tàinày, tiểu luận ” Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, tục ngữ thành ngữ ViệtNam ” sẽ tập trung phân tích, làm rõ ý nghĩa những thành ngữ thể hiên truyền thốngvăn hóa dân tộc của người Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố văn hóa ẩn chứadưới lớp vỏ ngôn từ, qua đó giúp người đọc hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc về văn hóadân tộc Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng Kho tàng thành ngữ tục ngữ, ca dao dân tộc là vô cùng to lớn, do vậy bài viết sẽchỉ đề cập tới một số thành ngữ điển hình, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàngngày. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong bài đề cập tới truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, đây là một đề tàirộng lớn mang tính bao quát. Bài tiểu luận chỉ tập trung vào một số truyền thống tiêubiểu mang tính đặc trưng cho con người và dân tộc Việt Nam như truyền thống nhânhậu, đoàn kết ; truyền thống trung thực tự trọng ; truyền thống uống nước nhớ nguồn.24. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, bài viết sẽ tập trung lý giải đặc điểm ngữnghĩa của bộ phận tục ngữ thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, so sánh đối chiếu chấtliệu ngôn ngữ cùng ý nghĩa câu thành ngữ tục ngữ với câu tương tự của các nước khác,qua đó để tìm hiểu đặc trưng văn hoá của người Việt.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại;phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiêncứu liên ngành.6. Cấu trúc của tiểu luận.Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bài viết bao gồm 3 chương:Chương 1: Các khái niệm liên quan.Chương 2: Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Chương3: Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ tục ngữ Việt Nam.

Sau cùng là Tài liệu tham khảo.B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.1.1 Định nghĩa về văn hóa của UNESCO Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và cảm xúc,quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơbản của con người và hệ thống những giá trị những phong tục, tín ngưỡng. Văn hóa đem3lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa giúp cho chúng ta trởthành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính có phê phán và dấn thân một cách có đạolý.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình làmột phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi khôngmệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình mới mẻ, vượt trội bảnthân.1.2 Định nghĩa về ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói vàngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi vănhoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, vàlà công cụ tư duy của con người.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vàongôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song vớibiến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứungôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.1.4 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ. -Thành ngữ là một cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa củachúng có tính hình tượng, gợi cảm. – Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm, luân lí, là những câu nóihoàn chỉnh, tục ngữ được coi như một tác phẩm văn học trọn vẹn bởi nó luôn mang bachức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.4CHƯƠNG 2 . TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO,TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ.1. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết.Có thể nói nhân hậu, đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộcta. Khó có một dân tộc nào trên thế giới có ý thức dân tộc mạnh mẽ cùng truyền thốngđoàn kết như dân tộc ta.Trải qua 4000 năm lịch sử, dân tộc ta từ khi dựng nước đã phảigiữ nước do đó ý thức dân tộc luôn được đặt lên trên hết, điều này được thể hiện rõ néttrong văn hóa nước ta, mà biểu hiện của nó được thể hiện một cách rõ nét trong kho tangthành ngữ tục ngữ. Thành ngữ tục ngữ ca dao về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được thểhiện một cách rõ nét qua những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao như:– Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn– Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.– Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.– Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mụctiêu chung– Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trịcon người.– Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao– Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.– Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùng. Chúng ta có lẽ không xa lạ gì với những câu tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha tađã sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để thể hiện thông điệp của mình. Đây đượcxem như những lời răn dạy, những bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời. Những“bầu”, những “bí” hay “lá lành”, “lá rách” đều mang ý nghĩa biểu tượng cho con người5Việt Nam, những đồng bào cùng chung sống trong mái nhà chung. Đất nước Việt Namlà một đất nước nhỏ, dân tộc Việt Nam là tổng hòa mối quan hệ của 54 dân tộc anhem .Nếu không có sự đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau thì dân tộc này,đất nước này làm sao có thể có được hòa bình êm ấm, tự do tự chủ. Thành ngữ, tục ngữ còn nói lên bài học về lòng nhân hậu vị tha.– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.– Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.– Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành.– Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình.Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.– Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sốngcó nghĩa có tình, thủy chung.– Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ.– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.– Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Khi người ta cần mà mình giúp thì việc ấycó giá trị hơn rất nhiều những gì khi mình cho mà mình cho người ta không cần.– Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng.– Nhường cơm sẻ áo: Nói lên tình cảm thân thiết giữa con người với nhau. Gúp đỡ, sansẻ cho nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa tốt cũng có không ít thành ngữ phê phánnhững thói xấu của một số người trong xã hội như :6– Con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể.– Trâu buộc ghét trâu ăn: Nói những kẻ ghen ghét gièm pha người có quyền lợi hơnmình.2. Truyền thống trung thực , tự trọng.– Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt đểnói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét. – Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.– Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.– Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.– Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.– Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.– Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.– Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.– Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sasút.– Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội.3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Truyền thống ấy được thể hiện qua việc biết ơn, kính trọng đấng sinh thành, tôn trọng 7người có lòng giúp đỡ, dìu dắt, dạy bảo ta nên người. Truyền thống ấy được cha mẹ, ôngbà răn dạy ngay từ thuở còn trong nôi, theo thời gian, truyền thống ấy được bồi đắp, giữ gìn rồi trở thành quan niệm sống, lối suy nghĩ, trở thành văn hóa của cả một dân tộc. Từ xưa đến nay, tryền thống uống nước nhớ nguồn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua nhiều đời, nhiều thế hệ và vẫn luôn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Tục ngữ, thành ngữ về biết ơn gia đình, tổ tiên và những người có lòng giúp đỡ mình:– Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.– Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.– Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.– Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.– Chim có tổ, người có tông: – Lá rụng về cội.– Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡ mình.– Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình– Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồi sau đó mới học kiến thức.– Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.– Kính già, già để tuổi cho.– Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.– Không thầy đố mày làm nên.– Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy truyền lại, theo nho giáo.– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.– Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.– Trọng thầy mới được làm thầy: phải kính trọng thầy thì mới có thể nhận được sự 8kính trọng từ người khác.– Tầm sư học đạo: tìm thầy, tìm người giỏi để theo học.

Không chỉ là những lời răn dạy con người ta biết nghe theo điều hay lẽ phải, thành ngữ, tục ngữ còn phê phán lối sống bất nhân bất nghĩa như:– Gieo nhân nào gặt quả ấy: một người luôn làm thiện tích đức sẽ gặp thiện báo còn làm ác sẽ gặp quả ác báo.– Gieo gió gặt bão: làm việc xấu thì phải gánh lấy hậu quả.– Có trăng quên đèn: phê phán lối sống phụ bạc, thiếu tình nghĩa, có cái mới thì quay ra rẻ rúng, vứt bỏ cái cũ.– Có mới nới cũ : đồng nghĩa với có trăng quên đèn.4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.– Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.– Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăntrắc trở.– Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽcó kết quả tốt đẹp.– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoànthành nhiệm vụ.-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.– Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biếtcon người có nghị lực, tài năng.9– Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. CHƯƠNG 3 : DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN TỘC QUA Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦATHÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM. Để tìm hiểu được dấu ấn văn hóa trong thành ngữ Việt Nam, ta cần có một sự sosánh giữa thành ngữ Việt Nam và một số nước khác.1. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước. Do ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước, nên tục ngữ thành ngữ trong kho tàngvăn học nước ta cũng thể hiện rõ ràng dấu ấn của cư dân nông nghiệp, coi trọng nhữnghình ảnh thiên nhiên như gió mưa, sông, nước,…Người Việt ta có câu ” gieo gió gặtbão” để thể hiện triết lí mang tính nhân quả, những người làm việc ác sẽ nhận lại hậuquả tương ứng, hay như câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự ” gieo nhân nào, gặt quả ấy”.Hình ảnh ảnh mang tính biểu tượng ở đây là ” Gió” và “bão”, đây là hiện tượng thời tiếtđặc thù của cư dân sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, người Philipines có câu nóitương tự ” Nếu gieo những múi tên thì bạn sẽ gặt ưu phiền”. Điều này cho thấy tuy nướcta và Philipines có điều kiện địa lý tương tự, cũng hứng chịu nghiều thiên tai bởi gió bãonhưng tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau dẫn tới chất liệu của ngôn ngữ cũngkhác. Người Anh diễn đạt câu này bằng những câu sau: “sow the wind and reap thewhirlwind” hay ” we reap as we sow” hay ” he. Who sows the wind, will reap thewhirlwind”. Chúng ta còn thể hiện sự khác biệt về đặc trưng văn hóa- dân tộc qua nhóm hìnhảnh về động vật và thực vật. Trong câu tục ngữ :” đục nước béo cò”, hình ảnh con cò“béo” được ăn no nê ở chỗ nước “đục” với nội dung phê phán những kẻ cơ hội. Cò làcon vật gần gũi với cư dân nông nghiệp, đặc biệt là cư dân với nền văn hóa lúa nước.Hình ảnh con cò trong ca dao còn biểu trưng cho người nông dân thấp cổ bé họng, lam10lũ, chịu khó. Đây là hình ảnh mang đặc trưng của con người Việt Nam nói chung và cưdân lúa nước nói riêng. Như đã nói, thực vật cũng là một khía cạnh, chất liệu thường gặptrong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Câu tục ngữ ” ăn quả nhờ kẻ trồng cây” hay ” lárụng về cội” đều mang đặc trưng ấy. Nhiều từ ngữ liên quan đến quá trình canh tác nôngnghiệp cũng được sử dụng rộng rãi như “gieo”, “gặt” trong “gieo gió gặt bão”, hay“trồng”, trong câu trên… đều thể hiện rõ đặc trưng của cư dân nông nghiệp.2. Ảnh hưởng của lối tư duy cộng đồng .Cái nhìn của mối dân tộc về cộng đồng, cá nhân và vai trò của chúng trong việcđịnh hình tính cách, văn hóa của mỗi nơi mỗi khác. Người Việt Nam còn mang nặng tưtưởng cá nhân không thể làm nên việc lớn và đề cao sức mạnh đoàn kết của tập thể, điềunày thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc, ta có thể lí giải Việt Nam là một nước nhỏ,luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài do vậy sự đoàn kết gắn kết giữa dân tộc đượcđề cao. Về triết lí này, người Việt ta có câu: ” Một cây làm chẳng nên non”, ngườiRuanda lại có câu ” một cây không làm nên ngôi nhà”, Trái lại, Người Anh lại có câu“Một con chim nhạn không làm nên mùa hè”. Người Việt Nam dùng hình ảnh ” non” ,người Ruganda lại dùng hình ảnh ” nhà” để thể hiện sự thành công, trong khi đối vớiđảo quốc sương mù thì mùa hè mới là mùa của thành công và hi vọng.Nhưng thành ngữ của tiếng Anh lại không mấy phổ biến về sự đoàn kết cộngđồng.Vì con người Anh và các nước phương Tây coi trọng sự độc lập, tự do cá nhân , sựđộc lập của bản thân mối người mang tính hướng ngoại nên trong thành ngữ cũng khôngcó nhiều câu mang tính đoàn kết cộng đồng, tập thể như ở Việt Nam, và tính cộng đồngđoàn kết không phải là đặc trưng mang tính văn hóa như trong văn hóa Việt.3. Lối tư duy duy tâm trong quan hệ xã hội.11 So sánh với tục ngữ trong tiếng Anh thì tục ngữ thành ngữ tiếng Anh chỉ tập trungphản ánh mối quan hệ xã hội mà ít đề cập tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và kinhnghiệm sản xuất, đó là sự biểu hiện của một dân tộc có nền công nghiệp sớm phát triển,ít phụ thuộc vào tự nhiên. Trái ngược với nước ta, từ xưa đến nay luôn dựa vào canh tácnông nghiệp,coi nông nghiệp là điều kiện kinh tế chủ đạo. Điều này thể hiện trong gốc văn hóa du mục, thành ngữ Anh thể hiện tư duy phântích trong nhận thức, duy lý trong đối xử và coi trọng sức mạnh trong xã hội của ngườiAnh (phân định rạch ròi chức năng của từng loại động vật qua cách gọi ngay trongthành ngữ,…) trong khi người Việt giữ trong mình triết lý âm dương từ trong máu thịt,coi trọng nhân quả, đây là sự ảnh hưởng to lớn từ đạo phật và đạo khổng qua hàng ngànnăm. (Ví dụ: gieo gió gặt bão, nhân nào quả ấy, kính lão đắc thọ…), sống trọng tình vàcoi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa nhận thức tư duycủa mình ( ví dụ tư tưởng trọng lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ…).Đặc điểm của cư dân nông nghiệp còn thể hiện ở tính trào lộng, dân dã trong thànhngữ tục ngữ trong Tiếng Việt,trong khi so sánh với những ngôn ngữ khác như TiếngAnh thì lại trang nghiêm, mực thước, gần với ngôn ngữ bác học.Vì khác nhau cơ bảntrong nhận thức nên cách ứng xử, cư xử với xã hội của hai dân tộc lại càng khác nhau,Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ: xưng khiêm hô tôn,học ăn học nói học gói học mở,…); người Anh thẳng thắn , lịch sự (ví dụ: as stiff/straight as a ramrod, as straight as a die,…); dân Việt trọng nông nghiệp (thành ngữmiêu tả công việc làm nông áp đảo những thành ngữ có sử dụng từ trong công hay thủcông nghiệp), còn người Anh trọng công nghiệp . 12C. KẾT LUẬN Sự liên hệ, so sánh trên đã phản ánh rõ dấu ấn văn hoá in đậm trong tục ngữ củadân tộc đó. Người ta có thể tìm thấy nhiều mặt của đời sống xã hội được phản ánh trongtục ngữ. Người Đức có câu “Quốc gia nào, tục ngữ nấy” hay “Người ta có thể đánh giámột quốc gia qua phẩm tính tục ngữ của quốc gia đó”. Cái riêng này chính là dấu ấnvăn hoá – dân tộc. Điểm chung của tục ngữ là từ ngữ ít, ý nghĩa hay và hình ảnh đẹp.Thế nhưng, giữa tục ngữ các dân tộc vẫn tồn tại những nét dị biệt. Nét dị biệt thể hiện ởcách tổ chức cấu trúc hình thức và lựa chọn chất liệu để biểu đạt nội dung triết lí tươngđồng. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệplúa nước. Với tư cách là một loại hình văn học dân gian, tục ngữ Việt là tấm gương phảnánh kết quả tư duy, in đậm dấu ấn nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng sovới văn hoá của dân tộc khác. Tóm lại, có thể thấy chất liệu biểu trưng là một trongnhững nhân tố làm nên vẻ riêng và thể hiện đặc trưng văn hoá – dân tộc của tục ngữ cácnước.13TÀI LIỆU THAM KHẢO1 Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình. http://vi.wikiquote.org/wiki/Ca_dao_Vi%E1%BB%87t_Nam_v%E1%BB%81_t%C3%ACnh_c%E1%BA%A3m_gia_%C4%91%C3%ACnh.2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Khoa Học Xã Hội, 20023. Hoành Văn Hành và nhóm biên soạn, Thành ngữ học tiếng Việt, Viện Khoa Học XãHội Việt Nam, 2004 4. Hoàng Văn Hành, Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số1, 1976 . 5. PGS. TS Phan Mậu Cảnh , Đặc trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể hiệnchúng trong ca dao người Việt, 6. Ts. Nguyễn Văn Nở, Dấu ấn văn hóa- dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữngười Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3,2009.14

(Ngày ngày viết chữ) Bài viết này nói về những quan niệm của người Việt đối với người già, tuổi già thể hiện qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

Già là túi khôn, là vốn quý

Người già có nhiều kinh nghiệm, họ trải qua nhiều nỗi thăng trầm, nhìn thấu mọi lẽ thường lẫn bất thường của xã hội:

Bà già đeo bị hạt tiêu, Sống bao nhiêu tuổi nhiều điều đắng cay.

Cho nên, từ lâu, người Việt đã xem người già là túi khôn, là vốn quý. Thành ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” chính là để nói sự lõi đời của người cao tuổi. Người Việt thường cảm thán (xen chút ngưỡng mộ) rằng “Gừng càng già càng cay” và không quên dặn “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”.

Nói về mối quan hệ giữa người trẻ với người già, người Việt còn có câu “Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già”, để thấy rằng trẻ và già nên nương tựa nhau, bổ sung cho nhau. Một gia đình có già có trẻ, người trẻ được bảo ban, người già được chăm sóc, đó chính là phúc. Cho nên người Việt xưa rất thích những gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường. Sự tháo vát của người già còn thể hiện ở câu “Một mẹ già bằng ba con ở”.

Lại nói, dù dân gian có nhiều câu nói thể hiện chuyện cha mẹ già khó khăn, làm duyên con bẽ bàng, nhưng đồng thời cũng có những câu như:

Canh suông  khéo nấu thì ngon, Mẹ già khéo nói  thì con đắt chồng.

để biểu đạt vai trò quan trọng của bậc sinh thành khi vun vén duyên con.

Hiếu đễ với người già

Nhìn chung, người Việt kính trọng người già. Câu tục ngữ “Yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho” hầu như không người Việt nào không biết. Trong gia đình, chuyện hiếu kính với cha mẹ cực kỳ quan trọng. Và những câu ca dao nhắc nhau hiếu thuận với cha mẹ già thực sự rất nhiều.

Mẹ già hai đứa nuôi chung, Đứa lo cơm cháo, đứa giùm thuốc thang.

Mẹ già đầu bạc như tơ, Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi.

Đèo mô cao bằng đèo Cây Cốc? Dốc mô ngược bằng dốc Mỹ Cang? Một tiếng anh than hai hàng lệ nhỏ, Em có mẹ già biết bỏ cho ai.

Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp mật, như đường mía lau. Đường mía lau càng lâu càng ngát, Xôi nếp mật ngào ngạt hương say. Ba hương lây lất tháng ngày, Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi. Mẹ già như áng mây trôi, Như sương trên cỏ, như lời hát ru. Lời hát ru vi vu trong gió, Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan. Mây trôi lãng đãng trên ngàn, Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.

Trời mưa cho ướt lá dừa, Cho tươi luống cải cho vừa lòng em. Cho em hái đọt rau dền, Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.

Con cá đối  nằm trên cối đá, Chim đa đa  đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, bậu  lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà  ai dưng ?

Sợ tuổi già

Mặc dù xem người già là túi khôn, là đáng kính trọng, nhưng người Việt (và lẽ nhiều dân tộc khác trên thế giới) cũng rất sợ tuổi già. Bởi “Trẻ khôn ra, già lú lại”, ai mong già làm gì.

Lý do một cô gái thôi chờ đợi một chàng trai thường là:

Một năm một tuổi một già, Ba năm một tuổi chi mà đợi anh.

“Cái tuổi nó đuổi xuân đi”, nên các cô gái thường mang tâm lý:

Ai ơi, trẻ mãi ru  mà, Càng đo đắn  mãi càng già mất duyên.

Mướp  già thì mướp có xơ, Gái già thì gái nằm trơ một mình.

Cau già lỡ lứa bán trăm, Chị nọ lỡ lứa biết nằm cùng ai?

Thành ngữ “Già kén kẹn hom” cũng dùng để nói chớ có kén chọn mà lỡ duyên thế này. Kén của con tằm nếu để quá lâu sẽ dính chặt vào hom (những búi rơm, rạ hoặc cây rang, cây bổi…), khó gỡ ra. Ở đây chơi chữ  “kén” trong ‘kén tằm’ đồng âm với “kén’ trong “kén chọn”. Ý của thành ngữ này là nếu quá kén chọn sẽ dễ dẫn đến quá lứa, lỡ thì.

Trường hợp lứa đã quá, thì đã lỡ, có cô than:

Cau già dao bén thì ngon, Người già trang điểm phấn son cũng già.

Thế nhưng cũng có cô rất lạc quan:

Cau già khéo bổ thì non, Nạ dòng  trang điểm lại giòn  hơn xưa.

Gà già khéo ướp lại tơ, Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng.

Còn như khi không thể để bản thân lỡ thì mà lo bến đỗ trước, và rồi phải từ chối chàng trai từng ước hẹn, các cô cũng rằng:

Anh về kiếm vợ kẻo già, Kiếm con kẻo muộn, em đà  có đôi.

Trong cuộc sống, người ta thường dặn nhau lúc còn trẻ khỏe phải biệt lo liệu, đừng để đến già kẻo mà:

Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già, Chẳng lo liệu trước ắt là lụy  sau.

Tre già nhiều người chuộng, Người già ai chuộng làm chi.

Thế nhưng, cũng vì sợ tuổi già đến, chưa kịp chơi cho thỏa đã không còn sức, nên mới có câu:

Ai ơi chơi lấy kẻo già, Măng  mọc có lứa người ta có thì. Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Cái già xồng xộc nó thì theo sau.

Và tâm lý muốn lớn nhanh để chơi ai cũng có, nhưng lại sợ:

Muốn cho mau lớn mà chơi, Mới lớn vừa rồi, già lại theo sau.

Duyên nợ với người già

Mặc dù người Việt có câu:

Chồng già vợ trẻ là tiên, Vợ già chồng trẻ là duyên ba đời.

nhưng nhìn chung người Việt thường muốn sánh duyên cùng người có tuổi tác tương xứng.

Ông già tôi chẳng lấy ông đâu, Ông đừng cạo mặt nhổ râu tốn tiền.

Sở dĩ không muốn lấy chồng già là vì:

Con gái lấy phải chồng già, Cầm bằng con lợn cọp tha vào rừng.

rồi bị xóm giềng cười nhạo:

Nhà bà có ngọn mía mưng, Có cô gái út mà ưng ông già.

Chuyện cười nhạo đôi khi thái quá, khiến các cô phải ném hết thẹn thùng mà phản bác:

Tiếng đồn em lấy chồng già, Đêm nằm em thấy ớt cà ra răng ? – Tre già còn dẻo hơn măng, Ớt cà ra có hột, chớ hơn thằng ớt tơ.

Nhưng không muốn lấy chồng già chủ yếu là do những chuyện trái khoáy khác:

Vô duyên lấy phải chồng già, Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng? Nói ra đau đớn trong lòng, Chính thực là chồng có phải cha đâu. Ngày ngày vác cối giã trầu, Tay thời rót nước, tay hầu cái tăm. Đêm đêm đưa lão đi nằm, Thiếp đặt lão xuống, lão nằm trơ trơ. Hỡi ông lão ơi! Ông trở dậy cho thiếp tôi nhờ, Để thiếp tôi kiếm chút con thơ bế bồng. Nữa mai người có thiếp không, Xấu hổ với chúng bạn, cực lòng mẹ cha.

Gà tơ xào với mướp già, Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi. Ra đường, chị giễu  em cười, Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng. Đêm nằm tưởng cái gối bông, Giật mình gối phải râu chồng nằm bên. Sụt sùi tủi phận hờn duyên, Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.

Ngược lại, các ông cũng không ham gì vợ già:

Vô duyên lấy phải vợ già, Ăn cơm phải đút, xin bà nuốt nhanh. Vô phúc lấy phải trẻ ranh, Vừa chơi, vừa phá tung hoành tứ tung.

Thế nhưng, nếu đã vào thế lấy vợ già, các ông cũng cố mà tìm ra điểm tốt:

Canh bầu  nấu với cá trê, Ăn vô cho mát mà mê vợ già.

Có phúc lấy được vợ già, Sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh. Vô phúc lấy phải trẻ ranh, Nó ăn nó bỏ tan tành nó đi.

hòng giữ cho gia đạo bình an. Đó có lẽ cũng là một biểu hiện của tinh thần luôn cố gắng lạc quan thường thấy ở người Việt.

Nếu các cô không ham chồng già thì ngược lại, các ông già cũng không ham gì vợ trẻ, bởi:

Người già mà lấy vợ tơ, Như liều thuốc độc để hờ bên thân.

Con gái mà lấy chồng già, Đêm nằm thỏ thẻ đẻ ra con chồn.

Thế nhưng, cũng có khi, ông già thương thật, nên khi bị người mình để bụng thương chê, các cụ liền nói đạo lý:

– Ông già tui chẳng ưa đâu, Hàm răng ông rụng, chòm râu ông dài. – Con tôm con tép còn râu, Huống chi  em bậu  câu mâu  sự đời. Thương nhau vừa dặm vừa dài, Cắn rứt chi đó mà đòi hàm răng?

Có khi, các cụ vội vã phân bua, thể hiện:

Già thì già tóc già râu, Đêm ba bảy vợ, già đâu có già!

Càng già càng dẻo càng dai, Càng gãy chân chõng , càng sai chân giường.

Cười nhạo người già

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có kính trọng, nể vì thì cũng có chế giễu, nhạo báng. Có khi người ta cất lời chê già khó tính:

Ai làm cho chuối không cành, Cho anh không vợ cắn quanh mẹ già. Mẹ già như mẹ người ta, Thì anh có vợ trong nhà đã lâu. Mẹ anh ác nghiệt cơ cầu, Cho nên anh chịu âu sầu đến nay.

Hoặc càm ràm mấy câu như “Già sinh tật, đất sinh cỏ’, hay “Trẻ đeo hoa, già đeo tật”. Cũng có khi dân gian lên tiếng đánh thẳng vào những thói hư tật xấu, thường là chê trách cái nết không chuyên chính:

Bà già đã tám mươi tư, Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồng.

Bà già tuổi tám mươi hai, Ngồi trong quan tài hát ghẹo ông sư.

Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn!

Ấy vậy mà, đâu đó vẫn có thể bắt gặp những câu ca dao nửa chê trách, nửa cảm thông:

Già thì bế cháu ẵm  con, Già đâu lại muốn cau non trái mùa. – Già thì lễ Phật đi chùa, Cau non trái mùa ai cũng muốn ăn.

“Cau non trái mùa ai cũng muốn ăn” vừa là lời chống chế của người già, vừa là lời bênh vực của dân gian dành cho người già. Rằng thói đó âu cũng là lẽ thường.

Về cánh các ông già, các nết không đứng đắn cũng không thoát được con mắt tinh tường và cái miệng thẳng thừng của dân gian:

Ông già bạc phếu râu tôm Thấy dâu quét bếp còn lườm mắt dê

Ông già ông đội nón cời, Ông ve  con nít ông Trời đánh ông.

Điểm qua một vài thành ngữ, tục ngữ, ca dao như thế, mới thấy cái nhìn của dân gian đối với người già, tuổi già vô cùng đa diện, đặc sắc, có khen có chê, có nể có khinh. Điều đó không chỉ cho thấy thái độ của dân gian mà còn biểu hiện khả năng dùng từ, đặt câu biến hóa, lời lẽ khi khen, khi yêu thì chân thành, cảm động, khi chê, khi ghét thì chua chát, sâu cay.

Sách ebook Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam PDF/EPUB/PRC/AZW/MOBI miễn phí về máy tính – điện thoại – máy đọc sách hoặc bạn có thể đọc trực tiếp trên web. Sách Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam thuộc thể loại Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam (Bìa Mềm), được viết bởi tác giả: Vũ Ngọc Phan.

ĐỌC SÁCH

1. NHẬN XÉT

Chưa có nhận xét

2. GIỚI THIỆU SÁCH

Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam (Bìa Mềm)

Tác phẩm của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên (năm1996, lĩnh vực văn nghệ dân gian).

Cuốn sách được tác giả dày công sưu tầm, khảo cứu trong suốt những năm tham gia kháng chiến chống Pháp, đặc biệt từ khi chuyển sang làm công tác nghiên cứu văn – sử – địa và hoàn thành vào năm 1956. Vũ Ngọc Phan đã có phần nghiên cứu tâm huyết về đặc điểm, giá trị đặc sắc của tục ngữ, ca dao, dân ca vô cùng đa dạng và phong phú của dân tộc Việt Nam ta (trong đó có cả của một số dân tộc thiểu số) bên cạnh phần tuyển chọn công phu.

Đặc biệt, cuốn sách còn có phần biên khảo rất sớm (với tầm nhìn xa trông rộng) và rất giá trị về dân ca, bao gồm các loại hình như: hát trống quân, hát xẩm, hát quan họ Bắc Ninh, hát ghẹo Phú Thọ, hát ví, hát giặm Nghệ Tĩnh, hò Huế, dân ca miền Nam Trung Bộ, dân ca Nam Bộ…

3. THÔNG TIN SÁCH

Công ty phát hành Nhà sách Minh Thắng Tác giả Vũ Ngọc Phan Ngày xuất bản 01-2017 Kích thước 14,5 x 20,5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 664 SKU 3101414090001 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học

Nhan loại loài người trải qua rất nhiều các thời kỳ khác nhau với mỗi thời kỳ đều có những nét văn hóa và thành tựu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và thế hệ sau phải kế thừa những thành quả đó và tiếp tục phát huy nó phát triển và tiền bộ nhiều hơn nữa. Đặc biệt ở nước ta là 1 nước đang phát triển thì sự kế thừa đó rất cần thiết. Nhưng kế thừa cũng phải có chọn lọc và phù hợp với xu hướng của xã hội. Vì nhiều cái không còn phù hợp với xã hội hiện tại mà chúng ta vẫn áp dụng vào thực tế thì nó không mang lại hiệu quả cao thậm chí còn có những tác động ngược lại. Những câu ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ý nghĩa nhất

Dân tộc ta từ bao nay có truyền thống yêu nước, chăm chỉ, siêng năng cần cù, kiên trung, yêu thương và giúp đỡ mọi người,…. Bởi những đức tính ấy mà chúng ta sống trong cuộc sống độc lập tự do, cuộc sống hòa bình và yêu thương nhau. Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, sáng tạo và đi vào quá trinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng hoàn thiện. những truyền thống tốt đẹp ấy đã được cha ông truyền lại bao đời nay cho chúng ta và chúng ta phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc mà ông cha ta để lại.

Dân tộc Việt Nam có rất nhiều nét văn hóa truyền thống rất hay và tót đẹp cần được duy trì và phát triển

Những câu ca dao tục ngữ về kế thường và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện mọi truyền thống tốt đẹp của dân tộc. những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, siêng năng cần cù, kiên trung, yêu thương và giúp đỡ mọi người,…. Chúng ta cần tiếp thu, kế thường để phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. chúng ta cùng đi tìm hiểu những câu ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Những câu tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Câu 1:

Ông bà ta từ xưa đã có truyền thống thờ cũng tổ tiên, ông bà để thể hiện tình yêu thương ông bà, tưởng nhớ tổ tiên và nhớ về cội nguồn. Câu tục ngữ trên thể hiện tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Truyền thống yêu thương, nhớ ơn ông bà được thể hiện qua câu tục ngữ trên.

Câu 2:

Một trong những truyền thống tốt đẹp mà ông bà ta để lại là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung kiên, dũng cảm, cần cù, siêng năng,… Câu tục ngữ trên thể hiện truyền thống tốt đẹp của ông bà ta là phẩm chất lòng tự trong. Câu tục ngữ có ý nghĩa rằng dù cuộc sống có khó khăn gian khổ, thiếu thốn về vật chất thì con người không đánh mất lòng tự trọng hay danh dự của mình.

Câu 3:

Cây có cội, nước có nguồn.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay là truyền thống thờ cúng và nhớ về công ơn ông bà ta. Câu tục ngữ đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp ấy và nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy đã được phát huy.

Chim có tổ, người có tông.

Một người làm nên cả họ được nhờ- Một người làm bậy cả họ xấu lây.

Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.

Khôn từ trong trứng khôn ra.

Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền vì gạo.Con hơn cha là nhà có phúc

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Anh em như thể tay chân

Lành thì huynh đệ rách thì chém nhau

Ăn vóc học hay

Nhất tự vi sư bán tự vi sư

Tiên học lễ hậu học văn

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật

Những câu ca dao tục ngữ về về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Câu 1:

Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn.

Truyền thống tốt đẹp của ông bà ta xưa để lại là nhớ ơn tổ tiên, yêu thương cha mẹ. truyền thống tốt đẹp này đã được chúng ta ngày nay kế thừa và phát huy một cách hiệu quả. Sự kế thừa và phát huy này thể hiện tinh thần nhớ ơn tổ tiên, yêu thương ông bà và cha mẹ.

Câu 2:

Đói lòng ăn đọt chà là,

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Tình cảm yêu thương đối với ông bà cha mẹ, tình yêu thương ấy được ông bà ta dạy qua bao thế hệ. yêu thương ông bà cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo, lòng yêu thương đối với ông bà. Chúng ta hãy tiếp thu và phát huy truyền thống này của dân tộc.

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm cánh chầy thức đủ năm canh.

Đĩa nghiêng đựng nước sao đầy

Lòng thương người nghĩa, cha mẹ rầy cũng thương.

Nhìn lên nuột lạt mái nhà

Nhà bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Khôn ngoan đối (đá) đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chới hoài đá nhau.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Thương cha nhớ me quá chừng bạn ơi

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Sớm thăm tối viến mới đành dạ con

Bao nhiêu nuột lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu

Qua đình ngã nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy

Gắng công ăn học có ngày thành danh

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Tay không làm nổi cơ đồ mới ngoan

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

Chín phương chìa một phương

Rau răm ở lại chịu đời đắng cay

Hoa thơm ai chẳng muốn đeo

Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời

Hoa thơm ai chẳng nâng niu

Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề

Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Mười năm lưu lạc giang hồ

Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên

Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng

Mình về mình nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Trăm năm biết có duyên gì hay không

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng

Muốn sang thi bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy

Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

Phượng hoàng ở chốn cheo leo

Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà

Bao giờ gió thuận mưa hòa

Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng

Phù thủy, thầy bói, lái trâu

nghe ba người ấy đầu lâu không còn.

Rồng thiêng uống nước ao tù

Người khôn nói với người ngu bực mình

Rượu lạt uống lắm cũng say

Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Số giàu đem đến dửng dưng

Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu

Số giàu tay trắng cũng giàu

Số nghèo chín đụm mười trân cũng nghèo

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

Thuyền ai lơ lửng bên sông

Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền.

Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ

Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Trứng rồng lại nở ra rồng

Liu điu lại nở ra giòng liu điu

Tay bưng dĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ em

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Ruột trong thì trắng vo

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh chuộng mỏng, kẻ thô chuộng dày

Thân em như cây quế giữa rừng

Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi người hàng xóm có chân thì chùi

Thôi thà đừng biết cho xong

Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền

Tiếc thay hột gạo trắng ngần

Đã vo nước đục, lại vần than rơm

Lấy nhau không đặng thương hoài ngàn năm.

Trồng trầu thì phải khai mương

Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

Trách ai tính chuyện đa đoan

Đã hái được mận lại toan bẻ đào

Trách người quân tử vô danh

Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Thân tui thui thủi một mình

Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang

Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng

Tôi xin được dạo cung đàn tình chung

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng

Tay kia bắt cá, tay này bắt chim.

Một tay cấy lúa, tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vo gạo, tay cầu cúng ma

Một tay vung vãi đằng xa

Một tay bếp núc cửa nhà nắng mưa

Một tay quơ củi, muối dưa

Một tay để vâng lệnh, để bầm thưa, đỡ đần

Tay này mẹ giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt… mẹ còn thiếu tay!

Nét truyền thống của mỗi dân tộc có thể rất khác nhau nhưng đa số đều hướng tới cái hoàn thiện cái hay cái đẹp sống tốt đời đẹp đạo. Hy vọng qua những câu ca dao tục ngữ trên thì các bạn hiểu hơn về văn hóa của nước ta và chung tay vào góp sức cho những nét văn hóa truyền thống đó ngày càng phát triển và đẹp hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Trong Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt Nam. trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Xổ số miền Bắc