Xử lý hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh như thế nào?
Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh là vi phạm pháp luật, vậy xử lý hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh như thế nào? để trả lời cho câu hỏi này xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin dưới bài viết sau.
Xem thêm:
>> Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
>> So sánh giữa sáng chế và bí mật kinh doanh theo pháp luật hiện hành
>> Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh được quy định như thế nào trong pháp luật mới 2021?
Xử lý hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh như thế nào?
Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, cấm các hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
-
Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
-
Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
Theo quy định trên, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp là hành vi bị cấm. Nên trường hợp doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về việc không được tiết lộ bí mật kinh doanh mà người lao động vi phạm thì sẽ bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật, đồng thời bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó thì sẽ bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Xử lý hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh như thế nào?
Xử lý đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của người lao động
– Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động được áp dụng trong trường hợp sau đây: Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; (theo quy định định trên, doanh nghiệp có thể xử lý kỷ luật người lao động ở mức cao nhất là sa thải nếu người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh.)
– Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP áp dụng biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-
Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
-
Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Ngoài ra, tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa quy định tại Điều 16 Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức. Căn cứ theo quy định trên, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh mà chưa được sự cho phép sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng.
Bồi thường thiệt hại
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau: Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
-
Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;
-
Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, người lao động có nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng lao động và cả thời gian sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 2 bên thỏa thuận. Nếu vi phạm, tùy từng trường hợp mà có phương thức xử lý tương ứng.
Điều kiện được quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động lao động là chỉ khi người sử dụng lao động phát hiện được hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người lao động. Do đó, nếu hành vi vi phạm của người lao động không bị phát hiện thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được đặt ra.
– Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH trường hợp này sẽ xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019. Khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn tại Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động: Pháp luật lao động quy định xử lý bồi thường thiệt hại đối với trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan (quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015). Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác ( Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015).
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: [email protected]
Liên hệ Văn phòng Luật Sư