Ý Nghĩa Của Bữa Cơm Đoàn Viên Ngày Tết
Mục lục bài viết
Ý nghĩa của bữa cơm đoàn viên ngày tết
Bữa cơm tất niên những ngày cuối năm có thể nói là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ bao đời nay. Theo phong tục, người Việt thường sửa soạn, sắm đồ mới và nấu những món ăn đặc trưng của từng vùng miền để làm mâm cơm cúng gia tiên. Như là một nghi thức chào năm cũ qua đi và chuẩn bị đón một năm mới bình an sắp tới. Những bữa cơm ngày tết đã in đậm sâu trong ký ức của chúng ta từ khi còn bé tới tận bây giờ.
Hình ảnh: Mâm cơm ngày Tết – đặc trưng văn hóa Việt
Khám phá ý nghĩa mâm cơm ngày tết
Sau một năm dài làm việc học tập vất vả, những ngày cuối năm chính là một dịp mà cả gia đình đoàn tụ, sum vầy, quây quần bên nhau. Bố mẹ thì sắm sửa đồ đạc, con cái thì lo dọn dẹp nhà cửa. Những khoảnh khắc đơn giản như thế thôi nhưng cũng vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc.
Không chỉ đơn giản là một bữa cơm bình thường, bữa cơm ngày tết là nơi mà cả nhà đoàn tụ, những người con đi làm ăn xa nhà có thể trở về, ngồi quây quần bên bàn ăn và cả gia đình kể cho nhau nghe mọi chuyện vui buồn trong cuộc sống.
Hình ảnh: Gia đình cùng quây quần bên mâm cơm
Cứ như thế, qua bao đời và bao thế hệ, bữa cơm ngày tết đã trở thành một truyền thống không thể thiếu vào ngày tết của người Việt.
Mâm cơm ngày tết có gì
Bữa cơm ngày tết thường được chuẩn bị chỉnh chu và thịnh soạn hơn những bữa cơm ngày thường để cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mà mâm cơm có những món ăn khác nhau.
Miền bắc thì có bánh chưng, canh măng, miến xào, dưa hành, giò lụa… Còn miền Trung thì có bánh tét, giò chả, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, gà luộc và giá chua… Đối với miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem và chả giò…
Hình ảnh: Món ngon không thể thiếu trong mỗi dịp Tết
Mỗi một món ăn lại mang những ý nghĩa khác nhau tượng trưng cho những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Và tất cả đều là cầu chúc cho năm mới hạnh phúc, bình an, an khang thịnh vượng.
Hạnh phúc trong từng bữa cơm
Không chỉ là thưởng thức những món ăn ngon lành, thời gian ngồi quây quần bên gia đình trong bữa cơm là lúc mà mọi người học cách quan tâm, chia sẻ cùng nhau, dạy cho mỗi thành viên đạo làm người, cách đối nhân xử thế, giáo dục con cháu biết kính trên nhường dưới, biết hiếu thuận với ông bà cha mẹ…
Hình ảnh: Mâm cơm đủ đầy ngày Tết cổ truyền
Đó cũng là lúc mà mỗi người có thể cởi mở, chia sẻ cùng nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, ông bà nhắc nhở con cháu về những giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình, dòng họ, cũng như không quên trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp về một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Từ bữa cơm ngày Tết suy nghĩ đến thực tại
Cuộc sống hiện đại với sự phát triển của công nghệ mang đến nhiều thuận lợi và giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nó cũng vô tình dẫn đến việc mai một đi một số giá trị văn hóa tốt đẹp của chúng ta. Phụ nữ làm công việc xã hội không có thời gian để chuẩn bị bữa ăn tươm tất cho gia đình. Người chồng cũng dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn vợ và con cái. Trẻ em thích chơi game, đắm mình trong thế giới ảo và chia sẻ trên Facebook hơn là tin tưởng vào cha mẹ. Điều này càng khiến cho bốn chữ ‘hạnh phúc gia đình” trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Hình ảnh: Hương vị Tết cổ truyền Việt Nam
Niềm hạnh phúc vô bờ bến của một người mẹ được “bố con” khen cơm ngon? Lời dạy của gia đình đang ở đâu khi bạn chợt nhận ra rằng cuộc sống của mình đang trở nên phức tạp? Còn đâu khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau cười nói vui vẻ? Ai cũng biết giá trị mà chúng ta gặp lại vào dịp Tết, nhưng tại sao lại không ủng hộ nó trong cuộc sống hàng ngày của bạn?
Đừng vì chạy theo cuộc sống hiện đại, phát triển mà đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt chúng ta. Hãy yêu thương, trân trọng gia đình và những người thân xung quanh, để khi năm mới tới mâm cơm ngày tết sẽ luôn là những phút giây thật hạnh phúc, vui vẻ và đáng trân quý.