Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số ô tô (Số sàn, Số tự động)

Cẩm nang học, thi lái xe

Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số ô tô (Số sàn, Số tự động)

(KTMV – KIẾN THỨC MẸO VẶT) – TÙY THEO HÃNG XE VÀ ĐỜI XE SẼ CÓ CÁC KÝ HIỆU KHÁC NHAU VÀ NHIỀU HAY ÍT SỐ HƠN, TRÊN CƠ BẢN SẼ CÓ SỐ TIẾN (D), SỐ LÙI (R) VÀ ĐỖ XE (P). TRƯỚC KHI LÁI, NÊN ĐỌC SÁCH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE HAY TÌM HIỂU CHIẾC XE ĐÓ, HIỂU LUẬT GIAO THÔNG, KỸ NĂNG THUẦN THỤC.

Đối với những tài mới, hay những người mới làm quen với các dòng xe vừa ra mắt trên thị trường hiện nay, sẽ bỡ ngỡ rằng cơ cấu chuyển số và một số ký hiệu in trên cần số hơi lạ lẫm.

1. Đối với xe số sàn:

Xe số sàn thì quá quen thuộc với các bác tài, vì nó đã có từ rất lâu, khi học bằng lái xe cũng được làm quen với loại xe này.

Trên cơ bản, cần số sàn có cơ cấu sau:

  • Số trung gian: Số 

    O

    , hay còn gọi là số “mo” (Neutral)

  • Các số tiến: 

    1, 2, 3, 4, 5,…

  • Số lùi: 

    R

     (Reverse)

Tùy theo hãng xe mà cơ cấu sang số sẽ khác nhau, trên cần số đều có in sơ đồ cơ cấu sang số nên chỉ cần chú ý một chút là xe số sàn nào cũng đi được tuốt.

Về cách bố trí sang số thì cũng khá đơn giản:

  • Hàng 

    trên

     luôn là số 

    lẻ: 

    1, 3, 5,..

  • Hàng 

    dưới

     luôn là số 

    chẳn:

     2, 4, 6,…

  • Mặc định cần số nằm chính giữa: Cơ bản thì chính giữa là số “

    mo

  • Còn về số lùi 

    R

     (Reverse): Có thể ở trên, có thể ở dưới, hoặc cùng nằm trên hàng của số “

    mo

    “. Vì vậy, bạn nên giành ít giây để quan sát sơ đồ trên cần số khi chạy 1 chiếc xe khác nhé!

Một số cơ cấu sang số của các dòng xe:

Đây là cần số trên các dòng xe cơ bản nhất:

  • Số 1

    : Lắc cần 

    qua hết

     bên trái và đẩy lên;

  • Số 2

    : Lắc cần 

    qua hết

     bên trái và đẩy xuống;

  • Số 3

    : Lắc cần về chính giữa và đẩy lên;

  • Số 4

    : Lắc cần về chính giữa và đẩy xuống;

  • Số 5

    : Lắc cần 

    qua hết

     bên phải và đẩy lên;

  • Số lùi

    : Lắc cần 

    qua hết

     bên phải và đẩy xuống;

  • Số “mo”

    : Cho cần về chính giữa. (Số “mo” được ký hiệu nằm trên 

    đường ngang

     phân chia giữa dãy số lẽ  và dãy số chẳn như hình, nên có thể lắc qua phải hay qua trái đều được)

Đây là cần số cho các dòng xe mới hơn:

  • Số 1

    : Lắc cần qua hết bên trái và đẩy lên;

  • Số 2

    : Lắc cần qua hết bên trái và đẩy xuống;

  • Số 3

    : Lắc cần qua 

    gần hết

     bên trái và đẩy lên;

  • Số 4

    : Lắc cần qua 

    gần hết

     bên trái và đẩy xuống;

  • Số 5

    : Lắc cần qua  

    gần hết

     bên phải và đẩy lên;

  • Số 6:

     Lắc cần qua 

    gần hết

     bên phải và đẩy xuống;

  • Số lùi

    : Lắc cần qua hết bên phải và đẩy xuống (Có thể bạn sẽ phải kéo thêm cái vòng tròn ở thân cần số lên trên hoặc bóp lẫy nữa thì mới có thể vào số lùi nhé );

  • Số “mo”

    : Cho cần về chính giữa. (Số “mo” được ký hiệu nằm trên 

    đường ngang

     phân chia giữa dãy số lẽ  và dãy số chẳn như hình, nên có thể lắc qua phải hay qua trái đều được)

Đây là cần số cho các dòng xe cao cấp:

  • Số lùi

    : Lắc cần qua hết bên trái và đẩy lên;

  • Số 1

    : Lắc cần qua 

    gần hết

     bên trái và đẩy lên;

  • Số 2

    : Lắc cần qua 

    gần hết

     bên trái và đẩy xuống;

  • Số 3

    : Lắc cần qua 

    gần hết

     bên phải và đẩy lên;

  • Số 4

    : Lắc cần qua 

    gần hết

     bên phải và đẩy xuống;

  • Số 5

    : Lắc cần qua  hết bên phải và đẩy lên;

  • Số 6:

     Lắc cần qua hết bên phải và đẩy xuống (Có thể bạn sẽ phải kéo thêm cái vòng tròn ở thân cần số lên trên hoặc bóp lẫy nữa thì mới có thể vào số lùi nhé );

  • Số “mo”

    : Cho cần về chính giữa. (Số “mo” được ký hiệu nằm trên 

    đường ngang

     phân chia giữa dãy số lẽ  và dãy số chẳn như hình, nên có thể lắc qua phải hay qua trái đều được)

 

Cần số cho các dòng siêu xe cao cấp:

Cách điều khiển cần số này cũng tương tự như các cần số trên, nhưng chỉ khác là:

  • Cần này hơi phức tạp vì có tới 7 cấp số, dễ lẫn lộn khi lắc cần số 1 tí
  • Số lùi nằm ở trên bên góc bên trái
  • Có thêm cấp số 7 nằm ở trên góc bên phải

Tương tự cần số này cũng cho các dòng siêu xe cao cấp:

Đây là cần số được BMW phát họa và sẽ ra mắt dòng xe mới nhất với kết cấu cần số như trên hình. Về cơ cấu sang số thì không khác mấy với các dòng xe khác. Chỉ khác 1 chút về:

  • Số lùi nằm ở ngay tại hàng số “mo”, nhưng nằm ở ngoài cùng bên trái. Nghĩa là đang ở số “mo”, ta lắc hết qua bên trái là số lùi. (Có thể bạn sẽ phải kéo thêm cái vòng tròn ở thân cần số lên trên hoặc bóp lẫy nữa thì mới có thể vào số lùi nhé )
  • Cấp số 7 cũng nằm ngay tại hàng số “mo”, nhưng nằm ở ngoài cùng bên phải.

Ghi chú: Ngoài các cần số thông dụng trên, ở một số dòng xe như Lacetti, Gentra, Lanos, Fiat Sienna,… muốn vào được số R phải gạt cái lẫy ở tay nắm cần số lên thì mới vào được số lùi. 
Tương tự khi đang ở số lùi, phải gạt cái lẫy tiếp để gài các số 1, 2, 3,.. (Ở một số dòng xe có chức năng tự động bật cái lẫy ra khi vào lại số 1, nên khỏi cần bóp lẫy nữa).

Ngoài ra, trước khi cho xe chạy hoặc sau khi dừng đỗ xe, bạn phải kéo thắng tay lại nhé! 

2. Đối với xe số tự động:

Về số tự động thì rườm rà hơn, vì nó kí hiệu bằng tiếng anh. Nhưng cơ cấu sang số đơn giản hơn nhiều so với số sàn. Khi sang số ta chỉ cần dùng tay bóp lẫy cố định trên cần số sao cho lẫy thụt vào là có thể di chuyển cần số đến vị trí mong muốn. (Cái lẫy đó dùng dễ giữ cần số không bị di chuyển bất khả kháng)

Trên cơ bản, số tự động sẽ có cấu tạo sau:

  • Số tiến: 

    D

     (Drive)

  • Số lùi: 

    R

     (Reverse)

  • Số 0: 

    N

     (Neutral)

  • Đỗ xe:

     P

     (Park)

Tùy thuộc vào dòng xe, hãng xe người ta sẽ có thêm các kí hiệu và chức năng khác như:

  • M

     (Manual): (+ -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4 (Lắc về dấu + là tăng số, dấu – là giảm số)

  • OD

     (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo

  • L

     (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc

  • B

     (Brake): Số hãm, tương tự như số 

    L

    . Dùng để xuống dốc không cần phanh

  • S

     (Sport):  Số tiến kiểu thể thao, khi cài số này khi lái xe sẽ bốc và mạnh hơn. Lái chủ động chuyển số theo ý muốn và tạo cảm giác như đang lái xe số sàn.

  • D1

     (Drive 1), 

    D2

     (Drive 2),… : Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn

Ngoài ra đối với xe số tự động còn tùy vào cấu tạo hộp số, loại xe mà ta có thêm 

lẫy chuyển số

 gắn trên vô-lăng (nó nằm ở dưới tay nắm vô lăng để tiện cho việc chuyển số bằng lẫy – ngoài ra có thể tự độ thêm lẫy chuyển số cho xe). Lẫy chuyển số này dùng để sang số khi người lái gài ở chế độ 

S

 (Sport) hay 

M

 (Manual).

Một số hình về cơ cấu cần số tự động:

Đây là cần số tự động tương đối cơ bản nhất:

Ta chỉ việc nắm lấy cần số, bóp cái lẫy lòi ra ở trên thân của cần số (Cái lẫy đó dùng dễ giữ cần số không bị di chuyển bất khả kháng).

Theo như hình thì:

  • P:

     Xe đang nằm im và đang đỗ. Nên ta sẽ gài số P

  • R:

     Số lùi nếu ta muốn lùi xe

  • N:

     Số “mo” khi xe đang dừng lại trong thời gian ngắn và chuẩn bị chạy tiếp

  • D:

     Số tiến, dùng để chạy xe như bình thường

  • Các số 

    3, 2, 1:

     Tương tự như các cấp số 1, 2, 3 trên số sàn. Dùng để leo dốc, đỗ đèo.

Hộp số này cũng tương tự, nhưng khác là có thêm số M (Manual): (+ -), và số M ở đây có 6 cấp số

  • M+:

     Khi ta gạt cần số về phía dấu 

    +

    , nghĩa là ta đang cài chế độ số sàn. Ở đây có 6 cấp số nên có thể gạt về phía dấu 

    +

     được 6 lần, theo thứ tự 

    tăng dần

     từ cấp số 1 đến cấp số 6

  • M-

    : Khi ta gạt cần số về phía dấu 

    , nghĩa là ta đang cài chế độ số sàn. Ở đây có 6 cấp số nên có thể gạt về phía dấu 

     được 6 lần, theo thứ tự 

    giảm dần

     từ cấp số 6 xuống cấp số 1

Đây là hộp số cơ bản nhất và đơn giản dễ sử dụng nhất

  • P

    : Đỗ xe

  • R

    : Lùi xe

  • N

    : Số “mo”

  • D

    : Số tiến

Tương tự như cần số tự động ở trên, chỉ khác là thêm 1 chức năng L (Low): Số cấp thấp

  • L

     (Low): Số cấp thấp, dùng để leo dốc, đỗ đèo hay chở tải nặng.

Đây là cần số điện tử cho các dòng xe đời mới nhất hiện nay

Ta chỉ cần lắc lên, lắc xuống để thao tác chuyển số. Đèn trên cần số sẽ hiển thị đang ở vị trí nào, ngoài đèn hiển thị trên cần số ra thì trên bảng taplô cũng có đèn báo để dễ theo dõi.

Theo trên hình thì đèn sáng ở chữ P, nghĩa là xe đang đỗ. Đối với loại cần số này, ta sẽ thấy ký hiệu S (Sport):

  • S

     (Sport): Lái xe kiểu thể thao, Giúp cho người lái cảm giác bốc hơn, mạnh mẽ hơn.

Ngoài các cần số có cấu tạo đơn giản trên, còn có các kiểu cấu tạo khác như:

(Mitsubishi Mirage và Attrage, Toyota iQ, Aygo, Camry Hybrid, Prius Hybird… 
Đối với hộp số có kí hiệu B này, nó cũng tương tự với L, là số hãm dùng để xuống dốc không cần phanh)

Tuy nhiên, về cách khởi động và vận hành xe số tự động rất khác, nếu chưa quen đi số tự động, bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ cấu

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về kí hiệu “B” tại đây:

⇒ Ý nghĩa của ký hiệu B (Brake) trên hộp số

» Phương pháp vận hành xe số tự động:

*Một số lưu ý: 

 

Không sử dụng chân trái, xe số tự động có thiết kế chỗ để chân trái rất thoải mái.

Chân phải để ở giữa chân ga và chân phanh, ta chỉ cần nghiêng chân về chân ga nếu muốn xe chạy và nghiêng về chân phanh nếu muốn dừng lại.

*Tiến hành:

Để khởi động xe, đối với một số xe sử dụng chìa khóa thông minh ta chỉ cần đạp giữ nguyên chân phanh và nhấn giữ nút Start/Stop phía bên phải kế vô lăng. Còn đối với xe sử dụng chìa khóa bình thường thì đạp giữ nguyên chân phanh và mở chìa khóa để khởi động.

Khi bắt đầu cuộc hành trình, người lái xe chỉ cần đưa cần số từ P xuống R (nếu cần phải lùi xe) hoặc từ P xuống D để xe chạy bình thường và không cần bận tâm đến việc phải dùng tay phải để vô số như xe số sàn. Khi đến đích, người lái xe đưa cần số về lại P để đậu xe.

Khi vào những đoạn đường không tráng nhựa, tùy theo địa hình dốc cao, bạn có thể chọn 3, 2, hoặc 1 để vượt qua, xong rồi trở về D để chạy bình thường.

Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng (bằng chân phải). Dùng N khi cần phải đẩy xe hoặc được xe khác kéo (towing). Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 (hoặc ngược lại) được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải (có quy định trong sách hướng dẫn).

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, không sử dụng chân trái.

Ưu điểm của xe số tự động là cho phép người lái xe tập trung hơn vào việc điều khiển vì họ không cần phải bận tâm vào thời điểm nào phải vào số nào, đạp chân nào; cho phép họ điều khiển xe bằng cả hai tay hoặc họ có thể thư giản tay phải (và chân trái) để thực hiện những thao tác khác.

Bên cạnh đó, khuyết điểm của xe số tự động là tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn xe số sàn và không cho phép người lái xe chủ động trong việc điều khiển vận tốc. Vì những lý do đó mà xe số tự động hay được phái nữ ưa chuộng và một số đông nam giới sử dụng.

Tùy theo hiệu xe, loại xe và năm sản xuất mà cần số được thiết kế đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường các loại xe 4-5 chỗ (sedan) và 5-7 chỗ (SUV) có cần số được đặt chính giữa ghế của người lái và ghế của hành khách (center console). Các loại xe 7 chỗ khác như mini van hoặc bán tải (pick-up truck) lại có thiết kế cần số gắn liền với trục tay lái để không gian sàn được thông thoáng hơn. Đặc biệt, đối với một loại xe thể thao Ferrari, Lamborghini, Bugatti… lại sử dụng nút bấm thay cho cần số.

Tổng kết: 

Cho dù bạn lái xe có hộp số loại nào, bạn nên dành ít thời gian tìm hiểu về xe đó trước khi tham gia giao thông, hầu hết tất cả thông tin về xe được ghi rõ trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng xe” do nhà sản xuất cung cấp.

Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số ô tô (Số sàn, Số tự động)

Cuối cùng vấn đề quan trọng nhất khi lái xe vẫn là: hiểu luật giao thông, kỹ năng điều khiển xe và phản xạ đối phó tình huống khẩn cấp.

Tác giả: Phan Quốc Sơn biên soạn. Kiến Thức Mẹo Vặt