Ý nghĩa mâm cơm cúng ngày Tết Cổ Truyền các vùng miền Việt Nam – Goodtaste.vn

Mâm cơm cúng ngày tết có nhiều ý nghĩa, là dịp để tất cả mọi người sum họp, quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả, nhất là đối với những sống xa quê.

Song không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa mâm cơm cúng ngày Tết Cổ Truyền các vùng miền Việt Nam. Hãy cùng GoodTaste tìm hiểu ý nghĩa mâm cơm cúng những ngày đoàn viên này nhé!

Mâm cơm cúng ngày tết có ý nghĩa gì

Có thể thấy, mỗi năm cứ đến dịp tết đến xuân về thì trong lòng mỗi người lại dâng trào lên những cảm xúc vô cùng khó tả.

Ý nghĩa mâm cơm cúng ngày tết

Bởi ai cũng mong muốn được ở gần, đoàn tụ, cùng nhau quây quần bên gia đình trong những ngày tết, nhất là đối với những người làm xa nhà. 

Có thể thấy, bữa cơm, mâm cúng ngày tết không chỉ đơn thuần là dịp để các thành viên ở trong gia đình có cơ hội gần gũi, ngồi lại với nhau mà còn mang đến giá trị tinh thần, nhân văn của người Việt, cũng là dịp để cùng nhau tưởng nhớ ông bà, tổ tiên,…

Đây cũng là lúc để mọi người có thể cùng nhau trực tiếp chia sẻ những buồn vui, khó khăn trong một năm và gửi đến nhau những lời chúc mừng tốt đẹp. 

Tết ngoài là dịp hội tụ, gặp gỡ đây cũng là lúc mà con cháu tụ họp dâng hương, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên,…nâng cao truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của chúng ta từ xưa đến nay.

Mặc dù cuộc sống có thể thiếu thốn, khó khăn nhưng cứ hễ tết đến thì mâm cơm luôn đủ đầy những món ăn đặc trưng để cầu mong năm mới ấm no, hạnh phúc.

Tuỳ theo mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ông bà ngày tết có thể khác nhau. Nhưng món ăn truyền thống không thể thiếu đó chính là bánh chưng, bánh tét, xôi, gà luộc,…

Ngày nay, nhịp sống hiện đại tuy bận rộn nhưng người người, nhà nhà vẫn luôn chuẩn bị tươm tất, đủ đầy cho mâm cơm cúng ngày tết để cầu mong may mắn, sung túc, sum vầy và dường như các món ăn cổ truyền xưa cũng được góp mặt trong bữa cơm, bữa cơm cúng gia tiên của hầu hết các gia đình Việt.

Mâm cơm cúng ngày tết mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Có thể thấy đây là nơi để mỗi con người chúng ta cùng ngồi lại, hướng về, là tình thân, là những lời chúc mừng tốt đẹp cho năm mới an khang thịnh vượng. Ngoài ra mọi người cũng có thể học cách gói quà tết không cần giỏ để tặng mọi người trong gia đình vào ngày tết.

Mâm cơm cúng ngày tết miền Bắc

Mâm cơm cúng ngày tết miền bắc thường có cách bày biện đa dạng các loại món ăn. Với cách bài trí 4 chén và 4 đĩa làm chủ đạo với hàm ý tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương.

Mâm cơm cúng ngày tết miền Bắc

Đối với những mâm cỗ lớn hơn thì bài trí 6 chén và 6 đĩa hoặc 8 chén và 8 đĩa nhằm tượng trưng cho sức phát lộc, phát tài của gia chủ. Thường những mâm cỗ cúng lớn phải được xếp cao từ hai đến ba tầng. 

Mâm cơm cúng ngày tết trước đây thường được bày biện trên mâm đồng hoặc mâm gỗ, đi kèm với đó là chén chiết yêu, đĩa cây mai.

Trên bốn chén chính trên mâm cỗ ngày tết thường dùng để đựng món chân giò hầm măng, bóng bả, miến và mọc nấm thả. Trên bốn đĩa thường gồm có gà luộc, thịt heo, giò lụa, chả quế. 

Cùng với đó là những món dùng để ăn tráng miệng như mứt sen, mứt gừng, chè kho,…Tất cả những món này sẽ được bày biện thêm lên mâm cỗ tết để mâm cỗ trở nên đang dạng, đủ màu sắc, đẹp mắt hơn.

Bên cạnh đó, mâm cỗ ngày tết miền Bắc không thể thiếu món bánh chưng vuông vắn truyền thống, xôi gấc đỏ và đĩa dưa hành muối. 

Chính vì vậy mà mỗi độ tết đến xuân về, luôn rộn ràng câu thơ “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Xem thêm: Nên tặng quà tết gì cho nhà bạn trai

Mâm cơm cúng ngày tết miền Trung

Đối với người dân miền Trung, mỗi dịp tết đến xuân về, mâm cơm cúng ngày tết chắc hẳn không thể thiếu món bánh Tét truyền thống quen thuộc, cùng với đó là thịt ngâm mắm, nem chua. 

Miền Trung là vùng đất khắc nghiệt thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ nên nét văn hoá ẩm thực cũng thể hiện rõ được tinh thần tiết kiệm, sẻ chia. 

Mâm cơm cúng ngày tết miền Trung

Điều này thể hiện qua mâm cỗ. Các món ăn thường được phân chia thành nhiều đĩa nhỏ và mỗi thứ sẽ được bày biện một ít lên chiếc mâm tròn. Các món ăn của người miền Trung trên mâm cỗ thường là gà luộc, thịt heo, bánh tét, dưa hành, nem chua, chả ram,…

Bên cạnh đó, người miền Trung còn chú trọng đến việc lưu trữ thức ăn, hạn chế đi chợ vào dịp đầu năm nên món thịt kho trứng, tôm rim, nem,… cũng được sử dụng nhiều.

Đối với người ở xứ Huế thì trên mâm cỗ xuất hiện nhiều món ăn đặc trưng như giò lụa, thịt đông, chả Huế, gà bóp gỏi rau răm, thịt heo mộc,…

Theo đó, mâm cỗ cơm cúng 3 ngày tết của người miền Trung thường thấy ( tham khảo) như sau:

  • Mâm cơm cúng ngày 30 tết: thịt gà, bánh tét, dưa hành, cá kho, thịt heo, giò ngũ sắc, đậu cô ve xào, thịt kho trứng.

  • Mâm cơm cúng ngày mùng 1 tết: thịt gà, bánh tét, dưa hành, giò lụa, nộm, căng măng, rau củ xào.

  • Mâm cơm cúng ngày mùng 2 tết: thịt gà, bánh tét, dưa hành, giò lụa, nem chua, chả bò, dưa món, tôm chua.

  • Mâm cơm cúng ngày mùng 3 tết: thịt gà, bánh tét, dưa hành, thịt ngâm mắm, rau xào, nộm, món cuốn.

Tuy nhiên, tùy theo từng gia đình mà sẽ có những mâm cơm cúng ngày tết không giống nhau. Nhưng nhìn chung, hầu như món ăn không thể thiếu đó chính là bánh tét, thịt gà, thịt heo.

Mâm cơm cúng ngày tết miền Nam

Có chút khác biệt và trái ngược so với miền Bắc và miền Trung. Mâm cơm cúng ngày tết miền nam có phần đa dạng, phong phú bởi đây là vùng đất được mẹ thiên nhiên ưu đãi rất nhiều loại trái cây, đặc sản. 

Đặc điểm của mâm cơm cúng ngày tết không có quá nhiều sự câu nệ, khắt khe về mặt hình thức cũng như cách trình bày mâm cơm cúng. 

Mâm cơm cúng ngày tết miền Nam

Mâm cơm cúng phong phú với nhiều món ăn như bì, nem, lòng heo khìa nước dừa, lạp xưởng tươi, giò heo, gỏi, gà luộc xé phay, thịt kho tàu, củ kiệu,….Bên cạnh đó, các món ăn ngâm chua cũng xuất hiện trong nhiều bữa cơm gia đình như tôm khô củ kiệu, tai heo ngâm giấm, dưa giá.

Được mẹ thiên nhiên ưu đãi nhiều loại trái cây, mâm cỗ cúng ngày tết miền nam chắc hẳn không thể thiếu mâm ngũ quả đủ loại trái cây như cầu – dừa – đủ – xài ( mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài),…

Tất cả mang ý nghĩa cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc, sung túc đủ đầy.

Đặc biệt, món thịt kho tàu, thịt kho trứng hay khổ qua nhồi thịt giống như là quà tết độc đáo không thể thiếu ở trên mâm cỗ cúng của người miền nam.

Theo quan niệm của người miền nam, khổ qua là món ăn mong muốn mọi khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để đón chào năm mới vạn sự khởi đầu tốt đẹp, hanh thông. 

Mặc dù mâm cơm cúng ngày tết của mỗi vùng miền đều có những đặc trưng nhất định, song nhìn chung thì chúng vẫn mang cùng hàm nghĩa lớn nhất và nhớ về cội nguồn ông bà tổ tiên và mong cầu nhiều điều may mắn đến.

Mong muốn cả gia đình được tụ họp, sum vầy, con cháu đầy đủ để có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon, món ăn truyền thống của người Việt, cầu mong năm mới phát tài phát lộc, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu được ý nghĩa mâm cơm cúng ngày tết và có thêm thông tin bổ ích về mâm cơm cúng của ba miền. Mỗi dịp tết đến, đừng quên trở về nhà, cùng nhau tụ họp chia sẻ những vui buồn cuộc sống, cùng nhau ăn bữa cơm ấm áp tình thân nhé!

Xổ số miền Bắc