Ý nghĩa món ăn ngày tết – Đâu là món ăn ngày tết sắp thất truyền? – Goodtaste.vn
Ngày Tết không chỉ đơn thuần là ngày sum họp gia đình mà còn là lúc tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Vậy ý nghĩa món ăn ngày tết là như thế nào? Hãy cùng Goodtaste tìm hiểu về những món ăn ngày tết và đâu là món ngày tết sắp thất truyền qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa món ăn ngày tết
Tết đến xuân về là dịp để gia đình sum vầy, tụ họp. Nhiều gia đình tất bật chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn, ấm cúng để cúng ông bà tổ tiên. Vậy nên món ăn ngày tết có ý nghĩa quan trọng và thường chỉ được xuất hiện, thấy nhiều vào dịp tết.
Đối với nhiều người, trong những ngày Tết họ thường làm những việc mang đến nhiều may mắn nhằm cầu mong năm này sẽ có khởi đầu thuận lợi. Vì vậy mà ý nghĩa món ăn ngày Tết còn là mong cầu bình an, may mắn, suôn sẻ.
Những món ăn ngày truyền thống ngày tết còn thể hiện mong ước một năm mới no đủ, thịnh vượng, sung túc.
Tùy theo mỗi vùng miền mà có món ăn ngày tết sắp thất truyền, món ăn ngày tết hiện đại đặc trưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa là nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống từ lâu đời.
Xem thêm: Quà biếu tết nên mua gì
Ý nghĩa món ăn ngày tết miền Bắc
Miền Bắc, các món ăn ngày tết đều được bày biện trên mâm cỗ thường có 4 bát và 4 đĩa, chưa kể xôi, dưa hành, nước chấm. Cách bày biện này tượng trưng cho tứ trụ với 4 phương, 4 mùa.
Theo đó, các món ăn được bày biện trên đĩa sẽ được đưa ra dùng trước, món nằm ở trong bát sẽ được dùng sau.
Ở miền bắc, món ăn ngày tết được biết đến nhiều nhất và hầu như đều có mặt trong mâm cỗ gia đình phải kể đến món thịt đông. Món ăn cầu mong may mắn cả năm của gia chủ. Sự hòa quyện của các nguyên liệu làm nên thịt đông thể hiện sự gắn kết, yêu thương của tất cả các thành viên trong gia đình.
Hay bánh chưng- món ăn linh hồn của ngày tết không thể thiếu. Những chiếc bánh vuông vức được gói khéo léo trong lá dong. Bánh tét là biểu tượng của cho đất và cũng là biểu tượng của lòng thành kính con cháu đối với tổ tiên.
Hay thịt gà, giò chả cũng là những món ăn xuất hiện nhiều trong bữa cơm ngày tết của miền Bắc.
Ý nghĩa món ăn ngày tết miền Trung
Khác với món ăn ngày tết miền Bắc, mâm cỗ món ăn của miền Trung có phần đơn giản hơn. Đồng thời các món ăn cũng được để vào bát và bày biện lên mâm thể hiện tinh thần sẻ chia, tiết kiệm.
Các món ăn ngày tết miền Trung thường xoay quanh các món cuốn liên quan đến rau, bánh tráng. Ngoài ra còn các món hấp, kho mặn như thịt kho tàu, tôm rim thịt, thịt trụng mắm, tré, bánh tét,…
Tìm hiểu: Quà tết tặng đối tác
Ý nghĩa món ăn ngày tết miền Nam
Còn món ăn ngày tết miền Nam sử dụng triết lý ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Cho nên các món ăn đều thể hiện được các trạng thái ngũ hành có khả năng cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Các món thường thấy như thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt, củ kiệu ngâm,…
Các món ăn ngày tết hiện đại thời nay
Có rất nhiều món ăn ngày tết hiện đại thời nay và trở thành món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt.
Dưới đây là những món ăn xuất hiện nhiều nhất trong ngày Tết như: thịt gà luộc, bánh chưng, thịt đông, canh bóng bì lợn, canh măng chân giò, nem rán, giò lụa, dưa hành, chè kho, khô gấc, thịt heo ngâm mắm, tôm chua, dưa món, tré, chả bò, thịt kho trứng, thịt kho măng, khổ qua nhồi thịt, dưa cải chua, lạp xưởng, xôi vò, bánh tét,…
Nhìn chung, tuỳ từng gia đình sẽ chuẩn bị những món ăn ngày tết khác nhau. Tết đến, xuân về là dịp để mọi người có cơ hội nghỉ ngơi, tụ họp, gặp gỡ, cùng nhau ăn những bữa cơm, trò chuyện, chia sẻ về một năm đã qua.
Hữu ích: Cách làm giỏ quà tết
Đâu là món ăn ngày tết sắp thất truyền
Đâu là món ăn ngày tết sắp thất truyền? Hiện nay có không ít những món ăn ngày tết sắp thất truyền có nguy cơ bị mai một do cuộc sống nhộn nhịp. Ví dụ như nem công chả phượng, thang cuốn, mộc vân am.
Trong gian bếp cung đình hồi xưa, nem công chả phượng thường được chết biến nhiều. Tuy nhiên, thịt công tương đối hiếm nên ngày nay thay vì dùng thịt công thì nhiều người sử dụng thịt heo thay thế.
Hay món thang cuốn tôm thịt thường được làm từ những nguyên liệu còn tồn ngày tết của người Hà Nội xưa. Hay món mọc vân am với phong cách nấu nướng cầu kỳ, và tinh nên nên bị thất truyền từ lâu. Món ăn được kết hợp 5 màu sắc bắt mắt, những viên mộc được xếp vào bát với nước ninh xương và bì lợi ở trên. Sau đó chờ đông lại và úp ra đĩa. Thường thì món ăn này ngày xưa chỉ dành cho những gia đình khá giả, giàu có mới ăn được món này.
Hy vọng bài trên này giúp bạn tìm được câu trả lời ý nghĩa món ăn ngày tết. Đồng thời có thêm gợi ý về nhiều món ăn đặc trưng vùng miền để làm đa dạng mâm cỗ ngày tết của gia đình mình nhé!