Ý nghĩa từng trái cây để bày mâm ngũ quả ngày Tết hợp phong thuỷ
Mâm ngũ quả gồm những loại quả gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa từng loại trái cây để bày mâm ngũ quả ngày Tết hợp phong thuỷ gia chủ.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc
Mục lục bài viết
Bày mâm ngũ quả phù hợp vùng miền
Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có khí hậu, sản vật và quan niệm khác nhau về mâm ngũ quả ngày Tết. Do đó, mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả khác nhau, phù hợp với tập tục của địa phương. Cụ thể:
Người miền Bắc thường hay bày theo thuyết ngũ hành. Mâm ngũ quả ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng). Do đó, thông thường người miền Bắc thường hay sử dụng các loại hoa quả: Chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.
Khí hậu miền Trung khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, sản vật hoa quả tự nhiên không nhiều, do đó người miền Trung được đánh giá là dễ dãi nhất trong cách bày mâm ngũ quả ngày Tết. Người miền Trung có gì cũng nấy, quan niệm thành tâm là chính, không quá câu nệ.
Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt, …
Người miền Trung thường sắp mâm ngũ quả hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.
Khác với người miền Bắc và Trung, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, họ cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
Người Nam cũng không trưng quả cam bởi quan niệm “quýt làm cam chịu” dễ phải gánh tội thay kẻ khác.
Những hoa quả thường được người miền Nam thờ như: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, … Những loại quả này có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm quả thơm với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.
Mâm ngũ quả gồm những quả gì? Ý nghĩa các loại trái cây bày mâm ngũ quả ngày Tết
Theo quan niệm dân gian, quả chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Chọn chuối bày mâm ngũ quả ngày Tết
Quả phật thủ: Giống như bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.
Quả Bưởi: Biểu thị cho sự an khang, thịnh vượng.
Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
Quả Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Quả Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Quả Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
Quả Táo: Phú quý, giàu sang.
Quả Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Quả Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Quả trứng gà: Lộc trời cho.
Quả Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
Quả Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
Quả Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Kinh nghiệm chọn trái cây để bày mâm ngũ quả ngày Tết
Chị Nguyễn Thị Hoa, một thương nhân hoa quả chợ Đầu mối hoa quả Long Biên cho biết, trái cây hiện giờ có quanh năm và rất đa dạng. Tuy nhiên, cũng phải vận chuyển xa và cũng có nhiều loại hàng khác nhau. Do đó, việc chọn trái cây để bày ngũ quả cũng rất cần tinh tế, nếu không sẽ không đẹp, dể hỏng và không đạt được mong muốn của gia chủ.
Chị Hoa chia sẻ một số kinh nghiệm, khi đi mua chuối xanh để bày mâm ngũ quả cần phải chọn nải chuối có hình giống bàn tay ngửa lên với ý nghĩa để che chở, bao bọc cũng như đem lại phúc lộc cho gia chủ. Nải chuối to, còn nguyên núm, đều quả, tươi màu, không bị đen hay bầm dập. Nải chuối phải lẻ quả. Nếu cẩn thận bạn nên chọn chuối có quả cuối cùng nằm ở chữ “sinh” theo cách đếm “sinh – lão – bệnh – tử”.
Khi chọn quả phật thủ nên chọn quả có mùi thơm, quả rắn chắc, vỏ tươi sáng, ngón tay nhiều, dài, móng nhọn và đều. Cần lưu ý không chọn những quả phật thủ có đốm và ngón tay không đều, những quả có số ngón đạt trên 20 ngón, ngón cuối cùng nên nằm ở chữ “Thịnh” theo cách đếm “Thịnh – Suy – Vi – Thái”.
Bưởi ngon là những quả còn nguyên cuống, da bóng láng và không có đốm nâu hay sẹo, móp méo và phải cầm chắc tay.
Quýt để thắp hương nên chọn quýt đường, da căng và vàng bóng tự nhiên, cuống tươi, không bị dập.
Mãng cầu có da còn tươi, vừa mới hái xong, vỏ màu vàng nhạt, láng bóng. Đặc biệt, phần mắt gai cần phải to, mềm, khoảng cách giữa các gai rộng.
Dừa nên chọn quả có cuống tươi vẫn bám chắc chắn, quả cầm chắc tay. Khi búng nhẹ vào quả dừa nghe thấy tiếng thanh phát ra và cảm giác hơi đau ở đầu ngón tay thì đó là dứa bánh tẻ, nước ngọt và dày cùi. Còn nếu nghe tiếng trầm phát ra thì đó là dừa non, cùi dừa mỏng, nước không ngọt. Bên ngoài vỏ dừa màu xanh đều, không bị dập.
Dừa thường chọn được dừa tươi ngon bạn nên chọn quả có cuống tươi vẫn bám chắc chắn, quả cầm chắc tay. Khi mua có thể búng nhẹ vào quả dừa, nếu nghe thấy tiếng thanh phát ra và cảm giác hơi đau ở đầu ngón tay thì đó là dứa bánh tẻ, nước ngọt và dày cùi. Còn nếu nghe tiếng trầm phát ra thì đó là dừa non, cùi dừa mỏng, nước không ngọt. Bạn nên chọn quả có vỏ màu xanh đều, không bị dập để thắp hương cho đẹp.
Chọn xoài phải chọn quả có da căng bóng, màu vàng sáng, lưu ý không chọn quả thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Bên cạnh đó phần thịt quả và vỏ xung quanh cuống phải múp và tròn.
Dứa sắp mâm ngũ quả cũng rất quan trọng, dó đó cần chọn quả to, mắt đều, màu hơi ngả vàng, dùng tay búng thấy chắc, mọng nước.
Cũng theo chị Hoa, thanh long nên chọn quả có phần vỏ màu hồng sáng hoặc đậm tùy vào giống thanh long. Do đó, gia chủ nên tìm mua những quả có màu tươi, đều màu, mắt và tránh chọn quả bị dập, có chỗ thâm hoặc bị dao cứa, chị Hoa chia sẻ.