Affiliate Marketing lừa đảo? Đi tìm nguyên nhân thất bại trong Affiliate Marketing 2020
5/5 – (1 bình chọn)
Affiliate Marketing có lừa đảo không?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề Affiliate Marketing lừa đảo cùng ATP Academy, bạn nên hiểu rõ affiliate marketing là gì?
Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Nhà cung cấp là các công ty có sản phẩm, dịch vụ muốn thông qua các trang mạng của các đối tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ đến người dùng cuối cùng. Các Đối tác kiếm tiền online nhận được khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của Đối tác quản lý và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: Mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,…
Advertiser: Được biết đến là người có sản phẩm/dịch vụ và họ sẵn sàng trả tiền cho người quảng bá sản phẩm của họ bằng các kênh marketing online.
Publishers: Là cá nhân hoặc công ty quảng bá sản phẩm của Advertiser thông qua mạng xã hội, website hoặc blog và nhận hoa hồng từ Advertiser
Affiliate network: Đóng vai trò là một đối tác trung gian kết nối nhà cung cấp sản phẩm với người làm tiếp thị liên kết.
Affiliate network sẽ cung cấp các nền tảng kỹ thuật như Link quảng cáo, banner, thống kê, quản lý tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, hoa hồng… Và họ sẽ là người giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho Publisher
Customer (Khách hàng): Người trực tiếp nhìn thấy quảng cáo của Publisher và thực hiện một hành động (mua hàng, điền form đăng ký thông tin…)
Lịch sử hình thành Affiliate Marketing
Affiliate Marketing được biết đến lần đầu tiên từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Một website âm nhạc ở Anh có tên Cdnow.com đưa ra một ý tưởng mới, thông qua chương trình có tên gọi Buywebprogram, những website khác được phép đặt đường link đến trang web Cdnow.com. Với mỗi album được bán thì những website đặt link đó sẽ được chia sẻ một phần lợi nhuận. Đến năm 1996, Amazon chính thức đưa vào hoạt động chương trình Affiliate của riêng mình và nó vẫn thành công cho đến tận ngày nay.
Ở Việt Nam Affiliate Marketing từ năm 2015 trở về trước thì vẫn đang còn khá trầm lắng. Lý do có thể vì các công ty phát triển sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tin tưởng về tiềm năng của Affiliate Marketing cũng như lợi ích của nó. Trong khi đó xuất hiện nhiều publisher hoạt động không chuyên nghiệp sử dụng các phương thức quảng bá như spam đồng thời vi phạm các chính sách của các nhà cung cấp về thương hiệu, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.Vì vậy có 1 số doanh nghiệp đã không còn mặn mà với Affiliate Marketing, dẫn đến nhiều chương trình affiliate ở Việt Nam bị gián đoạn, chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn. Tuy vậy với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại điện tử, Affiliate đã và đang dần đóng một vai trò quan trọng hơn trong chiến lược kinh doanh của các sàn thương mại điện tử.
Affiliate Marketing hoạt động như thế nào, Affiliate Marketing lừa đảo?
1: Khách hàng truy cập vào website của Publisher
2: Khách hàng sẽ nhìn thấy banner/link quảng cáo của Publisher và click vào đường link tracking của Affiliate network. Tuy thế, khách hàng sẽ không nhận ra là họ đang click vào affiliate link.
3: Click được tracking bởi cookie và Affiliate network của thiết bị khách hàng sử dụng sẽ được lưu lại.
4: Khách hàng hoàn thành đơn hàng trực tuyến
5: Advertiser sẽ nhận được báo cáo của Affiliate network về đơn hàng được ghi nhận.
6: Affiliate network sẽ thông báo đơn hàng cho Advertiser và Advertiser đồng ý trả hoa hồng cho đơn hàng được ghi nhận đó.
7: Affiliate network trả tiền hoa hồng cho Publisher
Hầu như các Advertiser thường hợp tác với các Affiliate network để theo dõi các chiến dịch affiliate của mình. Affiliate network sẽ cung cấp các nền tảng kỹ thuật giúp tracking các link affiliate được đặt bên dưới các text link hay banner nằm trên các website affiiliate. Khi khách hàng click vào những link đó, một cookie sẽ được gắn vào thiết bị của họ và được ghi nhận lại bởi Affiliate network. Khi khách hàng hoàn thiện đơn hàng trên website của Advertiser, Affiliate network sẽ kiểm tra cookie nếu đó là một trong những Publisher của network, đơn hàng sẽ được ghi lại trên platform của network. Từ platform của network cả Publisher và Advertiser đều có thể theo dõi được đơn hàng và hoa hồng được nhận.
Affiliate tracking
Phần khó nhất của Affiliate Marketing đó là theo dõi chính xác tất cả các khách hàng truy cập website cũng như các đơn hàng được ghi nhận.
Các Advertiser có 2 lựa chọn để bắt đầu chương trình tiếp thị liên kết của mình. Thứ nhất các nhà quảng cáo có thể tự phát triển hoặc mua lại một nền tảng affiliate và quản lý ngay trên hosting của mình hoặc thuê lại từ các nhà cung cấp khác nhau. Thứ hai, các Advertiser có thể hợp tác cùng các Affiliate network. Các network sẽ hoạt động như một Affiliate tracking platform. Cả 2 phương án trên đều hoạt động dựa trên một nguyên tắc đó là tạo ra và theo dõi những ID riêng biệt được gán cho mỗi banner hay link affiliate. Mỗi khi link affiliate của Publisher dẫn đến website của Advertiser được click, Affiliate network sẽ theo dõi và thông báo cho Publisher biết có khách hàng truy cập. Trong khi đó bộ phận xử lý đơn hàng của Advertiser cũng được tích hợp với network để biết được khi nào khách hàng đến từ Publisher hoàn thành đơn hàng.
Các mô hình của Affiliate Marketing
Đây là các mô hình phổ biến nhất của Affiliate Marketing, cùng phân biệt để làm rõ việc có phải Affiliate Marketing không nhé.
Mô hình Affiliate Marketing với Voucher and deal sites
Những website thu thập đơn hàng bằng cách gửi cho người dùng của họ những lời đề nghị là những mã giảm giá giúp họ khi mua hàng. Người làm affiliate hình thức này sẽ quảng cáo những mã giảm của họ đến người tiêu dùng. Tạo cho khách hàng cảm giác cần mua hàng khẩn cấp.
Tại thị trường Affiliate Việt Nam, mảng Voucher and deal site đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều các website cung cấp mã giảm giá cho người dùng.
Do vậy việc bạn muốn gây dựng một site về mã giảm giá (coupons) thời điểm này, bạn cần target vào một nhóm khách hàng cụ thể và ngách ngành hàng bạn nhắm đến để tạo sự khác biệt so với đối thủ. Một gợi ý cho bạn để gia tăng thu nhập là tạo những nhóm khuyến mại đặc biệt và mảng coupon ít đối thủ cạnh tranh nhất. Hãy nghiên cứu kĩ nhóm khách hàng bạn nhắm tới sau đó xây dựng.
Mô hình Affiliate Marketing với Content sites and blogs – Review sites
Những website dạng này thường tập chung vào những sở thích riêng biệt của một nhóm người dùng, những webssite có nội dung độc đáo về một lĩnh vực cụ thể. Các hình thức có thể kể đến như các site review sản phẩm, blog, forum..
Một số lĩnh vực hiệu quả:
Review về phim
Review về nhà hàng, khách sạn
Review về địa điểm du lịch
Review về các khóa học (Tiếng Anh, Marketing,…)
Mô hình Affiliate Marketing với Comparison websites
Website so sánh giá cung cấp cho người tiêu dùng cơ hội được so sánh giá sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tại Việt Nam, mô hình web so sánh giá là một trong những mô hình affiliate đầu tiên. Đây cũng vẫn được xem là mô hình hiệu quả trong thời gian tới.
Bằng việc cung cấp những offer tốt nhất cho người tiêu dùng với ưu điểm là sự đánh giá, xếp hạng sản phẩm hoàn toàn không dựa trên ý kiến cá nhân. Các website so sánh giá được khách hàng tin tưởng hơn so với các mô hình khác.
Ví dụ về website so sánh giá:
https://websosanh.vn/
https://wwwsosanhgia.com/
Mô hình Affiliate Marketing với Cashback sites
Cash Back là một hình thức hoàn tiền chiết khấu khi bạn mua sản phẩm qua sự giới thiệu của website trung gian. Khi bạn mua một sản phẩm, bạn sẽ được hoàn lại một phần tiền vào tài khoản tại cửa hàng đó để mua sản phẩm khác hoặc có thể rút ra tài khoản nhân hàng.
Với những người thường xuyên mua sắm online, đây là 1 phương pháp tiện lợi hơn coupon. Bạn không phải đi tìm kiếm coupon và các sản phẩm được Cash Back cũng rất nhiều. Đây là mô hình được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.
Ví dụ về website trung gian cashback:
http://tichluy.vn
https://www.bogo.vn/
Mô hình Affiliate Marketing với Social Affiliate
Thị trường Việt Nam với dân số trẻ và tỷ lệ người dùng internet cao, dễ hiểu vì sao tính đến tháng 7/2017 Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook với 64 triệu người.
Mô hình sử dụng các kênh mạng xã hội như Facebook hay Instagram để làm Affiliate Marketing đang được nhiều Publisher lựa chọn. Các phương pháp có thể kể đến như:
Lập trang fanpage, cập nhật những thông tin hữu ích tới người dùng mục tiêu, update hình ảnh, bài viết, video hấp dẫn.
Xây dựng profile thương hiệu cá nhân, thu hút hấp dẫn như review sản phẩm, so sánh sản phẩm, giá,…
Thực hiện chạy quảng cáo những mặt hàng, sản phẩm theo xu hướng, mùa lễ,…
Tham gia các cộng đồng group Facebook hội tụ khách hàng mục tiêu,…
Lời Kết.
Với bài viết này, ATP Academy hi vọng Bạn sẽ phần nào hiểu được Affiliate Marketing là gì cũng như cách nó vận hành như thế nào, từ đó phân biệt được các mô hình affiliate marketing.
Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing… liên hệ:
SĐT/Zalo: 039.8466.445 (Miss Dung)
Facebook: Thanh Dung