Amoniac là gì? Tính chất và ứng dụng của Amoniac
Amoniac là gì? Amoniac có tính chất và công dụng gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Amoniac? Để tìm hiểu sâu hơn về các tính chất và ứng dụng của hợp chất này, cùng Wisevietnam đến với bài viết ngay sau đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Amoniac là gì?
Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 1 nguyên tử Hidro và 3 nguyên tử Nitơ tạo nên một liên kết kém bền với công thức là NH3.
Tuy nhiên, Amoniac lại là một hợp chất nguy hiểm với tính ăn mòn cực kỳ cao ở dạng đậm đặc. Thậm chí, được xếp vào loại cực kỳ nguy hiểm tại Hoa Kỳ và được kiểm soát nghiêm ngặt khi lưu trữ hay sử dụng chúng.
2. Cấu tạo phân tử của Amoniac
Amoniac hay còn được biết đến là NH3 được cấu tạo theo hình chóp, với nguyên tử Nito ở đỉnh chóp của liên kết với 3 nguyên tử Hidro ở đáy của liên kết. Các liên kết Nito, Hidro đều là các liên kết cộng hoá trị phân cực. Các nguyên tử H dư điện tích dương còn nguyên tử N thì dư điện tích âm.
3. Tính chất của Amoniac
Amoniac mang những tính chất đặc trưng như mùi hắc, không màu, nhẹ hơn không khí và dễ dàng hoá lỏng do liên kết Hidro mạnh.
Nhiệt độ sôi của Amoniac là -33,3 độ C tương đương với -27,94 độ F.
Nhiệt độ đóng băng của Amoniac là -77,7 độ C tương đương với -107,86 độ F.
3.1. Tính chất vật lý của Amoniac
Amoniac mang những tính chất vật lý đặc trưng như tồn tại dạng khí, không màu và có mùi hắc rất đặc trưng. Ở nồng độ đậm đặc Amoniac có khả năng gây chết người.
Amoniac có độ phân cực rất lớn do chúng có cặp E tự do và liên kết H-N bị phân cực và Amoniac dễ hoá lỏng.
Amoniac là một dung môi có độ hoà tan tốt hơn nước do điện môi là nhỏ hơn nước.
Các kim loại Ba, Ca, Sr và các kim loại kiềm có thể hoà tan trong dung dịch NH3 lỏng và tạo ra dung dịch màu xanh thẫm.
3.2. Tính chất hoá học của Amoniac
Amoniac có tính khử và kém bền bởi tác động của nhiệt, có hiện tượng phân huỷ khi ở nhiệt độ cao.
Amoniac khi tác dụng với muối có khả năng tạo ra kết tủa nhiều Hidroxit kim loại khí.
Amoniac có tính Bazo nên dung dịch có khả năng làm cho quỳ tím hoá xanh còn dung dịch phenolphlatein chuyển thành màu hồng. Vậy nên có thể sử dụng quỳ tím ẩm để nhận biết Amoniac.
Amoniac còn tan trong nước và tác dụng với axit để tạo thành muối Amoni.
4. Amoniac được tìm thấy ở đâu?
Amoniac hoàn toàn có thể được tìm thấy và sinh ra trong tự nhiên và có thể điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Con người: Con người cũng có khả năng sản sinh ra Amoniac với một lượng nhỏ từ thận, vậy nên khi chúng ta đi tiểu thường có mùi khai, cũng là mùi đặc trưng của Amoniac.
Sinh vật: Amoniac được hình thành từ xác các loại thực vật, động vật sau khi phân huỷ và tạo thành Amoniac trong không khí.
5. Amoniac có độc hại không?
5.1. Một số nguy hiểm từ Amoniac
Amoniac là một dung dịch độc hại và có thể gây hại trực tiếp với con người ở nồng độ cao. Cụ thể:
Khi hít phải khí Amoniac đậm đặc có khả năng gây bỏng và tổn thương niêm mạc mũi và đường hô hấp, thậm chí là suy hô hấp.
Khí Amoniac khi hít phải còn gây ức chế thần kinh, ảnh hưởng tâm trạng và dẫn đến cáu gắt và đi kèm các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho, đi lại khó khăn, chóng mặt, bồn chồn..
Đối với mắt, khi dính phải Amoniac, nếu nhẹ sẽ gây chảy nước mắt và đau mắt còn nặng hơn thậm chí có thể gây mù mắt.
Đối với miệng, họng gây đau họng, sứt môi, đau miệng.
Đối với các cơ quan trong cơ thể khiến tim đập nhanh, mạch đập yếu hoặc bị sốc tim, đột quỵ,.. gây đau dạ dày, buồn nôn,..
Đối với da có thể gây bỏng nặng và nhợt màu.
5.2. Một số hướng sơ cứu khi ngộ độc Amoniac
Khi hít phải khí Amoniac gây ngộ độc hãy nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra nơi thông thoáng, cởi bỏ quần áo đã tiếp xúc với Amoniac.
Nếu chẳng may nuốt phải Amoniac thì nhanh chóng súc sạch miệng với nước sạch và uống 1 đến 2 cốc sữa.
Nếu tiếp xúc trên da thì nhanh chóng rửa sạch vs xà phòng và nước sạch, rửa với nước sạch nhiều lần cho đến lúc đưa đến y tế hoặc bệnh viện.
6. Ứng dụng của Amoniac là gì?
Amoniac tuy độc hại nhưng cũng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống chủ yếu điều chế các chất axit nitric, phân đạm, sản xuất N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa hoặc các chất tẩy rửa đồ gia dụng.
6.1. Điều chế phân bón
Amoniac có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của cây trồng và là thành phần chính trong phân bón, giúp tăng năng suất cây trồng.
6.2. Sử dụng trong các hoá chất tẩy rửa
Amoniac được sử dụng như một chất tẩy rửa hiệu quả cho các bề mặt, làm sạch đồ sứ, thuỷ tinh, inox, đồ nhà bếp, dầu mỡ,..
6.3. Sử dụng trong may mặc
Amoniac được dùng để điều chế các nguyên liệu dệt may, bông, rửa tiền len,..
6.4. Trong công nghiệp gỗ và khai thác
Amoniac làm cho gỗ có màu đậm hơn và thay đổi màu sắc đẹp hơn, tăng tính thẩm mỹ cho đồ nội thất.
Amoniac cũng được sử dụng để trung hoà acid, bảo vệ các thiết bị khỏi bị ăn mòn và là thành phần của dầu thô.
Amoniac được sử dụng để khai thác một số kim loại như đồng niken và molypden.
7. Cách bảo quản Amoniac an toàn?
Amoniac không phải là một chất an toàn vậy nên cần có quy trình bảo quản nghiêm ngặt:
Bảo quản Amoniac trong các bình chứa có ghi nhãn rõ ràng và để một khu vực riêng biệt, xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý, không nên đổ quá đầy Amoniac vào thiết bị chứa đựng, chỉ nên dưới 80% thể tích.
Cần bảo quản Amoniac trong thùng, bình kín, đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió và tốt nhất là ở khu vực riêng biệt khỏi nơi sinh hoạt, tránh các vật dụng dễ cháy.
5
/
5
(
2
bình chọn
)