Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là? Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là?

Ảnh của một vật là kết quả của sự phản xạ ánh sáng khi đi của một thấu kính. Thấu kính khác nhau cho ảnh khác nhau. Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau đây của Luật Minh Khuê.

1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Gương phẳng là gương có bề mặt phản xạ, là một phần của mặt phẳng có tác dụng phản chiếu ánh sáng truyền đến.

Trong số các loại gương, gương phẳng là phổ biến nhất. Gương phẳng rất dễ bắt gặp ở nhiều nơi. Gương không chỉ được lắp đặt ở mọi nhà mà còn ở nhiều cửa hàng. Ví dụ: cửa hàng quần áo, cửa hàng trang sức. Ngoài ra, gương còn được dùng để chế tạo các bộ phận của kính hiển vi, kính nha khoa, ống nhòm, kính thiên văn, v.v.

Ảnh hay ảo ảnh tạo bởi gương phản xạ là thuật ngữ dùng để chỉ hình ảnh mà bạn nhìn thấy khi nhìn vào một chùm ánh sáng. Ta có thể nói rằng chúng đến từ một nơi nào đó mà đường đi của vạch sáng không thực sự đi qua điểm ảo này.

Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

– Khi đặt một vật trước gương phẳng thì gương tạo ảnh ảo. Ảnh ảo này cùng độ lớn với vật.

– Khoảng cách từ vật đến gương chính bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Có thể hiểu ảnh và vật đối xứng nhau qua gương.

– Màn không hứng được ảnh ảo.

– Xét hai đối tượng đứng trước gương. Vật đặt xa gương thì ảnh của vật đó nhỏ hơn ảnh tạo bởi vật khác.

– Ảnh của vật qua gương là ảnh của vật quan sát được trong gương.

Chú ý: Ảnh của một vật là tập hợp tất cả các điểm trên vật đó. Ngoài ra, một tia từ điểm S tới gương phẳng tạo ra tia phản xạ. Tia phản xạ này có đường đi qua ảnh ảo của S’.

Khi so sánh với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng với các loại gương khác, tai thấy:

  • Ảnh ảo có kích thước bằng với vật khi đi qua gương phẳng
  • Ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật khi đi qua gương cầu lồi
  • Ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật khi đi qua gương cầu lõm

 

2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của mặt cầu hướng về phía nguồn sáng.

Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất là chùm phân kì

Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật. 

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

 

3. Một số bài tập vận dụng

Câu 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm là:

A. Lớn hơn vật

B. Bằng vật

C. Nhỏ hơn vật

D. Gấp đôi vật

=> Hướng dẫn giải: Đáp án cần chọn là: C

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:

A. Ảnh ảo hứng được trên màn

B. Ảnh thật hứng được trên màn 

C. Ảnh ảo không hứng được trên màn

D. Ảnh thật không hứng được trên màn

=> Hướng dẫn giải: Chọn đáp án C. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật.

Câu 3: Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:

A. Nhìn thẳng vào vật       

B. Nhìn vào gương

C. Ở phía trước gương

D. Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt

=> Hướng dẫn giải: Đáp án cần chọn là: D

Ta có: ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn)

=> Để có thể nhìn thấy ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt

Câu 4: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật

B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật

C. Hứng được trên màn, bằng vật D. Không hứng được trên màn, bằng vật

=> Hướng dẫn giải: Đáp án cần chọn là: A. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật.

Câu 5: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước:

A. Lớn hơn    B. Bằng nhau     C. Nhỏ hơn    D. Nhỏ hơn hoặc bằng

=> Hướng dẫn giải: Đáp án cần chọn là A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 6: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

=> Hướng dẫn giải: Chọn đáp án C

Câu 7: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

A. Ảnh của một vật được tạo qua gương phẳng sẽ luôn có kích thước nhỏ hơn vật

B. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật. Điều này tùy thuộc vào vị trí đặt vật ở trước gương.

C. Nếu như đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật đặt ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh. Ảnh này là ảnh của vật và tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng sẽ luôn có kích thước bằng với vật.

=> Hướng dẫn giải: đáp án đúng là D.

Ảnh tạo bởi gương phẳng sẽ không hứng được ở trên màn chắn. Bởi thế đáp án C là sai

Ảnh tạo bởi gương phẳng có kích thước bằng với vật. Do đó đáp án A, B là đáp án sai, còn đáp án D đúng. 

Câu 8: Ta nhìn thấy ảnh S’ được tạo bởi một điểm sáng S đặt ở trước gương phẳng khi nào?

A. Khi mà ảnh S’ được đặt ở phía trước của mắt chúng ta

B. Khi mà S’ được chuyển thành nguồn sáng

C. Khi mà giữa mắt và ảnh S’ không tồn tại vật để chắn sáng

D. Khi mà mắt nhận được tia phản xạ tới từ các tia tới, và xuất phát từ điểm sáng S.

=> Hướng dẫn giải: Đáp án đúng là D

Để có thể nhìn được vật, tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người. Thế nên, để có thể nhìn thấy ảnh của vật qua gương, mắt sẽ phải nhận được tia phản xạ. Những tia này sẽ xuất phát từ điểm sáng S.

Câu 9: Vì sao ta có thể đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S được tạo ra bởi gương phẳng mà không thể hứng được ảnh ở trên màn?

A. Bởi vì ảnh ảo là nguồn sáng, nên ta không thể hứng được.

B. Bởi vì chùm tia phản xạ là chùm tia phân kỳ. Thế nên chúng không thể hội tụ được ở trên màn

C. Bởi vì ảnh ảo là vật sáng, nên ta không thể hứng được.

D. Bởi vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. Thế nên ta không thể hứng được ảnh ở trên màn.

=> Hướng dẫn giải: Đáp án đúng là B

Ảnh ảo S’ của điểm sáng S sẽ do gương phẳng tạo ra. Chúng là giao điểm của đường kéo dài xuất phát từ các tia sáng phản xạ ở trên gương. Khi ta đặt màn hứng ảnh ở vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S, ta sẽ không hứng được ảnh ở trên màn.

Câu 10: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây:

A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng sẽ có kích thước bằng với vật

B. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi sẽ có kích thước nhỏ hơn vật

C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm sẽ có kích thước lớn hơn vật

D. Ảnh ảo tạo bởi ba loại gương sẽ có kích thước bằng nhau.

=> Hướng dẫn giải: Đáp án đúng là D

Cả 3 đáp án A, B, C đều đã được nêu ra ở trên bài học. Với tính chất rõ rệt như vậy, sẽ không có chuyện ba ảnh ảo này từ một vật qua ba chiếc gương bằng nhau.

Hy vọng bài viết trên đây của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích, trân trọng cảm ơn!