Áp Lực Gia Đình Là Gì? Nên Làm Gì Khi Bị Áp Lực Gia Đình? – TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC
Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề như tài chính, chăm sóc – nuôi dạy con cái, các thành viên thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ,… Dù xảy ra do bất cứ nguyên nhân nào, tình trạng này cũng cần phải được xử lý sớm để giữ cho gia đình luôn hạnh phúc và hòa thuận.
Mục lục bài viết
Áp lực gia đình là gì?
Trong cuộc sống hiện đại, bất cứ ai cũng đều phải đối mặt với áp lực từ những khó khăn và thử thách trong công việc, học tập. Tuy nhiên, đôi khi áp lực cũng bắt nguồn từ gia đình. Áp lực gia đình là tất cả những tác động tiêu cực từ gia đình dẫn đến trạng thái căng thẳng, tâm trạng bi quan, buồn rầu, lo lắng và chán nản.
Thực tế, gia đình nào có những vấn đề và khó khăn riêng. Điều quan trọng nhất là tất cả mọi người đều có sự thấu hiểu, quan tâm và sẻ chia để cùng nhau vượt qua. Nếu áp lực kéo dài, cuộc sống gia đình khó giữ được sự hạnh phúc và hòa thuận.
Với sự phát triển của kinh tế – xã hội, tâm lý của con người cũng trở nên phức tạp hơn và bản thân chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều cám dỗ. Chính vì vậy, cuộc sống gia đình sẽ phát sinh nhiều vấn đề hơn so với những thế hệ trước. Áp lực gia đình không được giải tỏa là nguồn cơn của nhiều hệ lụy như gia đình không đầm ấm, ly hôn, ly thân, con cái sống tách biệt và xa cách với bố mẹ.
Nguyên nhân gây ra áp lực gia đình
Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân sẽ có sự khác biệt tùy theo hoàn cảnh gia đình và tính cách của từng thành viên. Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra áp lực gia đình:
1. Áp lực kinh tế
Có thể nói, tiền bạc là vấn đề dễ gây mâu thuẫn nhất trong các mối quan hệ. Trong gia đình, các cặp đôi cần phải chi tiêu cho sinh hoạt, chăm sóc bố mẹ, con cái và những nhu cầu cần thiết khác. Nếu cả hai không ổn định về tài chính và không cùng định hướng trong việc sử dụng nguồn tiền, sớm muộn sẽ xảy ra mâu thuẫn.
Mâu thuẫn về tài chính thường nảy sinh vào những hoàn cảnh như mang thai, sau khi sinh và người thân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhiều người lầm tưởng chỉ có những gia đình khó khăn mới gặp áp lực về tài chính. Tuy nhiên trên thực tế, những gia đình khá giả và nguồn thu nhập ổn định vẫn có thể bị áp lực bởi các vấn đề tài chính do cả hai không thống nhất cách chi tiêu và đầu tư.
2. Cả hai thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ
Ngoài tình yêu, sự thấu hiểu và chia sẻ là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Khi thiếu đi yếu tố này, cả hai rất dễ xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến áp lực gia đình. Thực tế, mỗi cá nhân đều có những định hướng, tư duy và quan niệm riêng nên đôi khi việc hòa hợp là không thể.
Nếu có sự thấu hiểu, cả hai sẽ thẳng thắn trò chuyện và tôn trọng quan điểm của nhau. Khi xảy ra vấn đề, vợ chồng sẽ cùng bàn bạc để tìm hướng giải quyết thích hợp nhất. Tuy nhiên nếu không có sự thấu hiểu và cả hai cứng nhắc với quan điểm, quyết định của mình, không khí trong gia đình sẽ trở nên nặng nề và mệt mỏi.
3. Mâu thuẫn với người thân
Áp lực gia đình đôi khi xuất phát từ mâu thuẫn với người thân như bố mẹ chồng/ vợ, anh em, chú bác,… Mâu thuẫn thường xoay quanh những công việc gia đình như chăm sóc bố mẹ, sửa sang nhà thờ, chu cấp cho ông bà,… Thực tế, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi và nếu không khéo léo xử lý, mâu thuẫn có thể bị đẩy đi quá xa dẫn đến xung đột và tạo áp lực trong gia đình.
4. Áp lực từ việc chăm sóc, nuôi dạy con cái
Chăm sóc, nuôi dạy con cái là hành trình gian nan cần phải có sự đồng hành của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, không ít người vẫn giữ quan niệm vấn đề này thuộc về trách nhiệm của người vợ. Họ cho rằng, chăm sóc và dạy dỗ con là việc đơn giản trong khi tạo thu nhập cho gia đình là vấn đề khó khăn hơn.
Suy nghĩ này khiến cho nhiều người phụ nữ phải đối mặt với áp lực gia đình khi con trẻ chậm lớn, còi cọc, chậm nói, con hư, không nghe lời,… Ngoài ra, những lời chì chiết, trách móc từ chồng và gia đình cũng khiến không ít người rơi vào trạng thái căng thẳng vì bị áp bức về tinh thần.
5. Công việc quá bận rộn và áp lực
Cân bằng giữa gia đình và công việc là vấn đề nan giải. Nếu tính chất công việc bận rộn và áp lực, bạn sẽ không tránh khỏi những lời trách móc từ bạn đời và người thân trong gia đình. Trong trường hợp này, nên chia sẻ để bạn đời thấu hiểu và thông cảm. Ngoài ra, có thể tạo lòng tin và giúp bạn đời an tâm hơn bằng cách thông báo rõ ràng giờ làm việc, các cuộc hẹn với đối tác,…
Công việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định nên việc giảm thời gian làm việc đôi khi không khả thi. Tuy nhiên, thay vì trách móc lẫn nhau, cả hai nên trò chuyện để thấu hiểu và đồng cảm với đối phương để tránh tạo áp lực cho nhau.
6. Bạn đời không chung thủy và thiếu trách nhiệm
Nếu phải sống chung với người thiếu trách nhiệm và không chung thủy, bản thân bạn sẽ phải là người lo lắng những công việc trong gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái. Hơn nữa đối mặt với sự phản bội của vợ/ chồng, khó ai có thể giữ được tâm lý bình tĩnh.
Trong cuộc sống hôn nhân, bạn đời là người ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm lý và cảm xúc của bạn. Việc sống chung với một người lăng nhăng và thiếu trách nhiệm là nguồn cơn của mọi áp lực và mâu thuẫn trong gia đình.
7. Kỳ vọng quá lớn từ người thân
Áp lực gia đình không chỉ gặp ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em. Kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ và người thân có thể khiến các em bị áp lực, căng thẳng khi học tập. Đứa trẻ nào cũng mong muốn bản thân được yêu thương và làm vui lòng bố mẹ. Tuy nhiên, năng lực của mỗi người là hoàn toàn khác nhau nên đôi khi trẻ không đạt được kết quả xuất sắc trong học tập. Sự thất vọng của bố mẹ khiến trẻ bị áp lực và rơi vào trạng thái u uất, buồn bã, bi quan, tuyệt vọng,…
Ngoài ra, người lớn cũng có thể bị áp lực quá mức do bố mẹ kỳ vọng quá cao vào con cái. Không ít người mong muốn con đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực và đầu tư cho con từ khi còn rất nhỏ. Nhưng sự kỳ vọng quá lớn như một tảng đá đè nặng lên vai khiến cho con cái luôn phải sống trong cảm giác lo lắng, áp lực và không thoải mái làm những gì mình thích.
8. Bất đồng quan điểm giữa các thế hệ
Giữa các thế hệ luôn có sự khác biệt về quan điểm sống và định hướng tương lai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, áp lực trong gia đình. Bất đồng quan điểm có thể xảy ra về những vấn đề như lựa chọn ngành học, công việc, kết hôn, cách chăm sóc nuôi dạy con, cách chi tiêu, tiết kiệm tiền, đầu tư,…
Hiện nay, một số người vẫn giữ những quan niệm cổ hủ và lạc hậu. Họ áp đặt con cháu phải nghe theo để tránh xui xẻo và những tình huống ngoài ý muốn. Tuy nhiên, sự vô lý của những quan niệm này sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn giữa các thế hệ và hậu quả là gây ra áp lực trong gia đình.
9. Cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại là nguyên nhân gây áp lực gia đình cho con cái. Hiểu nôm na đây là kiểu cha mẹ luôn có những lời nói, hành vi cực đoan, không phù hợp trong cách giáo dục khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc. Ở nước ta, kiểu cha mẹ độc hại thường gặp nhất là “cha mẹ kiểm soát”.
Đối với người Việt, con cái phải vâng lời bố mẹ và đề cao chữ hiếu. Những hành vi như tranh luận, phản biện lại quan điểm của bố mẹ đều bị cho là bất hiếu và hỗn hào. Đặc điểm chung của kiểu cha mẹ này là kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của con và ép buộc con phải đưa ra quyết định theo ý muốn của bản thân.
Sống chung với cha mẹ độc hại chính là nguyên nhân của áp lực gia đình. Về lâu dài, con trẻ sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và thể chất.
Làm gì khi bị áp lực từ gia đình?
Gia đình vốn dĩ là chỗ dựa tinh thần cho mỗi người. Vì vậy, khi áp lực xuất phát từ gia đình, không ít người cảm thấy hoang mang và mơ hồ. Nếu đang phải đối mặt với tình trạng này, bạn có thể thử một cách sau để vượt qua áp lực:
1. Thẳng thắn chia sẻ với người thân
Thẳng thắn chia sẻ là cách đơn giản nhất để gỡ bỏ vướng mắc và hòa giải mâu thuẫn. Trong cuộc sống gia đình, đôi khi những vấn đề rất nhỏ cũng có thể tạo ra áp lực và sự xa cách nếu các thành viên thiếu sự sẻ chia. Nếu bạn đời quá bận rộn với công việc hoặc thiếu trách nhiệm với gia đình, bạn nên bình tĩnh trao đổi và đề nghị đối phương thay đổi.
Ngoài ra, nếu có mâu thuẫn với người thân, nên tìm cách hòa giải. Mâu thuẫn thường không mang đến kết cục tốt, ngược lại còn gây ra tâm trạng nặng nề và sự ngột ngạt, bí bách. Tìm cách hòa giải sẽ giúp mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn và biết thông cảm, thấu hiểu cho đối phương.
Nếu con trẻ bị áp lực do kỳ vọng quá lớn từ gia đình, nên tìm cách nói chuyện để bố mẹ hiểu rằng, con đã rất cố gắng nhưng năng lực của con không thể so sánh với những học sinh ưu tú khác. Bên cạnh đó, có thể bày tỏ nguyện vọng được phát triển thế mạnh của bản thân như các môn thể thao, vẽ tranh, âm nhạc,…
2. Học cách thấu hiểu và đồng cảm
Trong cuộc sống, ai cũng có những vấn đề riêng. Vì trải nghiệm cuộc sống khác nhau nên mỗi người sẽ có cảm nhận, cách suy nghĩ và định hướng riêng. Thay vì áp đặt mọi người phải thay đổi, nên cùng nhau chia sẻ để thấu hiểu hơn cảm nhận của đối phương.
Sự thấu hiểu là chìa khóa toàn năng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Khi hiểu nhau hơn, các thành viên trong gia đình mới chấp nhận hòa giải, gạt bỏ mâu thuẫn và cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Hãy nhớ rằng, cảm nhận của mỗi người là không giống nhau và bạn không thể hiểu được cảm xúc của người khác. Vì vậy, hãy học cách bao dung và thấu hiểu với những người mà mình yêu thường.
3. Nỗ lực xây dựng cuộc sống
Áp lực gia đình là một phần tất yếu mà bản thân mỗi người phải đối mặt. Để giải tỏa áp lực, nên nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đời sống được nâng cao, những mâu thuẫn trong gia đình sẽ giảm dần, từ đó tạo cho mọi người tâm trạng vui vẻ, thoải mái và giảm thiểu tối đa những xung đột không đáng có.
Để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, bố mẹ cần nỗ lực làm việc và tìm cách thấu hiểu tâm lý con cái. Bên cạnh đó, con cũng cần hiểu tâm lý của bố mẹ, biết thay đổi những tính cách chưa tốt, nỗ lực học tập và bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, bố mẹ qua những hành động nhỏ nhất.
Khi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, các thành viên trong gia đình sẽ tránh khỏi cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và lạc quan. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc giữ hòa khí gia đình và giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột.
4. Biết cách chăm sóc bản thân
Áp lực gia đình kéo dài ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Bên cạnh nỗ lực cải thiện cuộc sống, bạn cần biết cách chăm sóc bản thân. Bởi các vấn đề sức khỏe không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn gia tăng áp lực tài chính và tạo không khí nặng nề trong gia đình.
Dù bận rộn với công việc và chăm sóc con cái, hãy đảm bảo bản thân được ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần ăn uống đủ bữa, chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục ít nhất 3 buổi/ tuần. Thực tế, rất nhiều người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ, stress,… do phải đối mặt với áp lực gia đình. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể khiến cho áp lực tăng cao và rất dễ gây ra các bệnh tâm lý.
5. Trang bị cho bản thân những kỹ năng giảm căng thẳng
Trong cuộc sống gia đình, việc đối mặt với áp lực là điều khó tránh khỏi. Đôi khi những nỗ lực của bạn không đi đến hòa giải mà khiến cho mọi người trở nên mệt mỏi và xa cách hơn. Trong trường hợp này, nên trang bị cho bản thân những kỹ năng kiểm soát căng thẳng để giữ tâm lý và tinh thần ổn định.
Nếu quá áp lực, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như ngủ đủ giấc, tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, chăm sóc cây cối, thú nuôi hoặc dành cho bản thân chuyến đi du lịch ngắn ngày. Những hoạt động này sẽ giúp giảm giải tỏa áp lực và suy nghĩ một cách tích cực hơn.
Mặc dù các biện pháp giảm căng thẳng không giải quyết triệt để áp lực gia đình nhưng góp phần giảm thiểu những tình huống xung đột và cảm xúc quá khích. Đây là bước đầu giúp bạn thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận mọi việc khách quan hơn. Qua đó có thể tìm ra những giải pháp phù hợp giúp giải quyết mâu thuẫn và xây dựng không khí gia đình hạnh phúc.
6. Học cách sống chung với áp lực
Đôi khi, bạn không thể thay đổi người thân trong gia đình – đặc biệt là những người không cùng thế hệ. Vì vậy, cần phải học cách sống chung với áp lực. Áp lực gia đình là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và nhiều vấn đề tâm lý. Tuy nhiên nếu biết cách điều chỉnh, bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của những vấn đề này.
Nếu áp lực gia đình liên quan đến quan niệm cổ hủ của bố mẹ vợ/ chồng, hai vợ chồng nên xem xét việc ở riêng nếu không thể hòa giải. Trong trường hợp bố mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái, hãy thẳng thắn nói ra suy nghĩ của bản thân. Bố mẹ có thể không chấp nhận và trách móc nhưng bạn nên bỏ ngoài tai và tập trung vào cuộc sống của bản thân.
Nếu áp lực xuất phát từ việc sống chung với bố mẹ độc hại, nên dọn ra ở riêng để tránh sự kiểm soát quá mức. Tuy nhiên trong trường hợp chưa có đủ khả năng, bạn cần phải học cách sống chung với áp lực. Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý khi có bố mẹ độc hại để tìm ra giải pháp riêng cho bản thân.
7. Tâm lý trị liệu
Đối mặt với áp lực gia đình thực sự không dễ dàng. Nếu đã thử nhiều cách nhưng không có kết quả, bạn nên xem xét sử dụng dịch vụ tâm lý trị liệu.
Những áp lực trong gia đình không thể hòa giải lâu ngày có thể tích tụ tạo thành khủng hoảng tâm lý lớn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, stress… Bởi vậy, nếu cần thiết, bạn nên gặp chuyên gia tâm lý trị liệu để được lắng nghe và đồng hành giúp bạn giải tỏa áp lực trong gia đình, kiểm soát cảm xúc, xử lý tình huống một cách đúng đắn và cải thiện mối quan hệ trong gia đình để giảm thiểu những xung đột.
Giải tỏa áp lực gia đình tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng tâm lý trị liệu trong chăm sóc sức khỏe tinh thần người Việt một cách chuyên nghiệp, bài bản, tận tâm. Trung tâm có đội ngũ các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng khách hàng trong và sau quá trình trị liệu.
Các chuyên gia tâm lý của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam không đưa ra lời khuyên. Các chuyên gia đưa ra các câu hỏi khai vấn và có các quy trình kết nối với tâm thức để giúp bạn nhìn thấu vấn đề, hiểu rõ mong cầu của chính mình, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp.
Không chỉ dừng lại ở việc chữa lành tâm bệnh như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ – khó ngủ…, Trung tâm còn nghiên cứu và đưa ra các liệu trình trị liệu hòa hợp mối quan hệ giúp nhiều khách hàng kết nối lại và xây dựng quan hệ bền vững với những người thân yêu trong gia đình, biết cách thương yêu bản thân và người khác, biết cách nhận biết những mối quan hệ độc hại để ra quyết định phù hợp. Và khi những bất hòa trong gia đình được hòa giải, mọi khó khăn trong cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp tâm lý trị liệu, mời bạn liên hệ qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại câu hỏi, lời nhắn cho chuyên gia tại đây.