[A-Z] Lễ vật & Văn khấn Tại Đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam
Lễ hội cúng đền bà Chúa Xứ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là người dân miền Nam. Thật ra cũng không phải ngẫu nhiên mà du khách tứ phương lại biết đến lễ hội này nhiều đến thế. Có thể nói nói, đền bà Chúa Xứ Châu Đốc nổi tiếng về sự linh thiêng và cầu nguyện. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng biết về lễ vật, cách cúng và văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ sao cho đúng chuẩn tâm linh.
Nếu du khách đang có ý định đi chùa Bà Chúa Xứ thì tuyệt đối không thể bỏ qua bài viết này nhé! Sự chuẩn bị chỉnh chu về lễ vật, văn khấn và sự thành tâm của mình, du khách sẽ xin được điều mà mình cầu nguyện.
Đồ Cúng Việt – Chuyên dịch vụ mâm cúng theo yêu cầu của quý gia chủ, phục vụ tận tâm và chất lượng tốt nhất.
Bà Chúa Xứ là ai?
Cho đến ngày nay vẫn chưa có một tài liệu tín ngưỡng tâm linh nào quy định được là đền miếu Bà Chúa Xứ núi Sam hình thành thế nào. Nó tồn tại ở nhiều dị bản khác nhau, tùy vào từng vùng miền sẽ có những câu chuyện truyền thuyết khác nhau.
Theo như Đồ Cúng Việt tìm hiểu được, cách đây hơn 200 năm về trước, có một cô bé trong làng Vĩnh Tế bỗng dưng lên đồng và tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân tình. Bà còn nói thêm là hiện nay tượng bà còn ngự trên núi, yêu cầu dân làng phải lên núi thỉnh về để thờ phụng.
Ngay tức khắc, dân làng điều phái 40 chàng thanh niên khỏe mạnh lên núi để khiêng tượng, nhưng không thể xê dịch được bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được.
Qủa thật như lời bà nói, khi đến chân núi Sam thì dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu được ý Bà và cho lập miếu thờ tại đây.
Ngoài ra cũng có thêm một sự tích về Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam đó là:
Thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi Sam vì quá mệt nên đã ngồi nghỉ, đau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dan làng liền lập miếu thờ và gọi đây là bà chúa xứ.
Đền Bà Chúa Xứ Núi Sam ở đâu?
Đền Bà Chúa Xứ Núi Sam hay còn gọi là Đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam. Khi nghe đến cái tên gọi đầy đủ thứ 2 thì chắc chắn du khách đã tự biết được ngôi đền này ở đâu rồi đúng không nào.
Đền Bà Chúa Xứ tọa lạc trên vị trí núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc của tỉnh An Giang, thuộc ngã ba sông Hậu và Châu Đốc. Với sự linh thiêng này và chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 250Km, núi Sam trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách tứ phương.
Thời gian tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc là 24 giờ đêm ngày 23, rạng sáng 24 tháng 4 Âm lịch.
Văn khấn tại đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam
Nội dung của bài cúng bà Chúa Xứ núi Sam tương đối ngắn và dễ thuộc hơn so với các bài văn khấn khác. Cụ thể như sau:
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….
Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Lễ vật trong mâm cúng Đền Bà Chúa Xứ gồm những gì?
Cũng tương tự như văn khấn tại Đền Bà Chúa Xứ, lễ vật trong mâm cúng dâng lễ cũng tương đối đơn giản. Theo phong tục, người dân bản xứ tại đây sẽ thường chuẩn bị:
- Trà, rượu trắng
- Bánh kẹo, trầu cau tươi
- Xôi chè, bánh bao
- Heo quay nguyên con (1 con)
- Mâm trái cây ngũ quả
- Hương, hoa tươi
- Đèn cầy
- Hũ gạo, hũ muối
Heo quay nguyên con là lễ vật tuyệt đối không thể thiếu. Ngoài ra, quý du khách có thể cắm thêm con dao ở sống lưng của con heo quay nữa.
Các lễ hội diễn ra trong lễ cúng đền Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức trong trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hằng năm, trong đó vía chính là ngày 25.
Các lễ chính gồm:
- Lễ “ tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đến 23 giờ rạng sáng 24 tháng 4 âm lịch.
- Lễ “ thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cúng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được của hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
- Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “ Túc yết” là lễ dâng lễ vật ( lễ vật chính là con heo trắng) và tiền hành nghi thức cúng Bà, lúc o giờ khuya đêm 25 rạng sáng 26. Ngay sau đó, là “ Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ ( còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
- Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
- Lễ hồi sắc được của hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc.
Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà…
Cách xin lộc, xin xăm “linh nghiệm” ở Đền Bà Chúa Xứ núi Sam
Khi đi dự lễ Bà Chúa Xứ về thì ai ai cũng điều nhận được bao lì xì tài lộc, mang lại nhiều may mắn cho du khách. Theo quan niệm của người dân địa phương cho biết chúng ta phải sử dụng lộc này đúng cách. Cụ thẻ”
- Khi cầm lộc vào nhà, gia chủ cần phải thực hiện thỉnh lộc của bà chúa xứ vào cái đĩa. Sau đó, để 4 ly nước suối kế bên và lần lượt cầm từng ly lên để cầu khấn. Bốn ly nước này, gia chủ sẽ đổ ở 4 góc nhà khác nhau.
- Gia chủ đặt lộc lên bàn thờ Quan Âm và tuyệt đối không được đặt ở bàn thờ ông địa. Điều lưu ý là gia chủ phải thực hiện 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi.
- Ngoài ra, hàng ngày, gia chủ nên thường xuyên khấn vái để xin được phù hộ, che chở cho gia đình.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết đã lần lượt giải đáp được những thắc mắc cơ bản của quý du khách, quý gia chủ về lễ cúng và văn khấn tại Đền Bà Chúa Xứ núi Sam một cách đúng chuẩn tâm linh nhất.
Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số Hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>> Xem thêm chi tiết:
[Chuẩn] Lễ vật & Văn khấn đền ông Hoàng Mười xin nhiều tài lộc
[Văn Khấn Tam Tòa Thánh Mẫu] tại Đền, Miếu cầu xin may mắn