BÀI CÚNG ĐỘNG THỔ LÀM NHÀ MƯỢN TUỔI – ĐẦY ĐỦ NHẤT
Cúng động thổ trước khi xây nhà là hình thức gia chủ báo cáo với tổ tiên, Thổ công, Thổ địa về việc sẽ xây dựng nhà ở trên đất này, mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ độ trì. Tuy nhiên với những người mượn tuổi làm nhà thì bài cúng động thổ làm nhà mượn tuổi và sắm lễ có gì khác biệt hay không?
Ý nghĩa của cúng động thổ làm nhà
Dân gian có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Thổ Công chính là vị thần coi đất, còn Hà Bá là vị thần coi sông nước. Vì thế khi muốn xây nhà làm cửa hoặc bất cứ công việc quan trọng nào động đến đất đai thì phải làm lễ cúng, báo cáo và xin phép Thổ công Thổ địa triển khai công trình. Mọi người vẫn thường gọi là Lễ động thổ. Mục đích cuối cùng là mong các vị Thần sẽ phù hộ độ trì, ban phước lành cho gia chủ. Đồng thời, tránh phạm đến thần linh.
Đối với việc mượn tuổi làm nhà, người làm lễ cúng động thổ sẽ là người được mượn tuổi. Họ sẽ thay mặt gia chủ đọc bài cúng và khấn vái trước bàn lễ. Còn bản thân gia chủ và các thành viên phải tránh mặt đi nơi khác. Sau khi cúng xong, người được mượn tuổi sẽ dùng cuốc/xẻng đào phần đất tượng trưng ở vị trí đã chọn. Như vậy, công trình sẽ bắt đầu được thi công.
Các bước tiến hành cúng động thổ cho người mượn tuổi làm nhà
Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ động thổ
Thông thường, ngày tốt thường là ngày Hoàng Đạo, Sinh Khí, Lộc Mã, Giải Thần… Giờ tốt là giờ Hoàng Đạo. Cách xem ngày giờ sẽ phụ thuộc vào tuổi của người đứng ra làm nhà (xem theo người được mượn tuổi xây nhà)
Bước 2: Chuẩn bị các lễ vật để cúng động thổ
Bàn lễ gồm có: 1 con gà luộc (gà trống chân, mỏ, da vàng là đẹp nhất), 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc), 1 đĩa xôi/ bánh chưng gạo 1kg, 1 gói muối, 3 ly trà, 1 chai rượu trắng, hai cây nến một mâm ngũ quả, bình hoa cúc hoặc một vài nhánh hoa khác, bánh kẹo, tiền vàng, hương, bao thuốc, gói chè cúng, oản đỏ, 5 lá trầu, 5 quả cau, 3 chiếc hũ nhỏ đựng muối – nước – gạo.
Bước 3: Đọc bài cúng động thổ
Đối với làm nhà mượn tuổi, người cúng lẽ sẽ là người được mượn tuổi. Trước đó, gia chủ sẽ làm một giấy bán đất tượng trưng bán lại cho người được mượn tuổi (giấy tờ không có giá trị pháp lý). Đến giờ lành, người cúng lễ mặc quần áo chỉnh tề, quay mặt vào bàn lễ và đọc bài cúng.
Trong khi làm lễ cúng, gia đình chủ nhà thực sự sẽ phải tránh mặt đi nơi khác.
Sau khi đọc xong bài cúng, người đó sẽ đốt giấy tiền vàng, rắc muối gạo xung quanh rồi lấy cuốc để cuốc vài nhát vào vị trí đào móng nhà. 3 hũ muối – gạo – nước trên bàn lễ sẽ để lại, đến khi nhập trạch nhà mới thì đem thờ tại bàn thờ Táo Quân.
Khi nghi lễ xong xuôi, gia đình chủ nhà mới được quay trở lại bàn lễ.
Ngoài cúng khi đào móng, các lần đổ mái tầng 1, tầng 2, tầng 3… gia chủ cũng phải làm lễ cúng Thổ Công.
Bài cúng động thổ làm nhà mượn tuổi
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con là………………………………………………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………..
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo… (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà, nếu sửa chữa thì đọc là sửa chữa) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ hoặc cất nóc, làm việc gì thì nói việc ấy). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng, bày trên án tọa.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim niên Đường cai Thái tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương .
Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa.
Ngài định phúc Táo quân, các ngài ĐÙI chúa long mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.
Cúi xin: giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông Chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, t âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vi tiền chủ hậu chủ và các vị hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, ‘Phảng phất ở trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cẩn cáo.
Như vậy, đối với người mượn tuổi xây nhà, về cơ bản nghi lễ giống như bình thường, chỉ khác người làm lễ sẽ là người được mượn tuổi, còn gia chủ và người thân phải lánh mặt đi nơi khác. Các lần tiếp theo cũng tiến hành tương tự. Nếu sau buổi động thổ và đổ móng nếu gặp trời mưa thì có sau không? Mời bạn tham khảo bài viết chi tiết: Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu?
Rate this post