Bài Giảng Hóa Học 11-12 – Chuyên de oxi – ozon.html
Nội dung học
Câu hỏi học tập
Hoạt động của gv và hs
Ghi chú
I. VỊ TRÍ CẤU TẠO
– Nguyên tố oxi có sô hiệu nguyên tử là 8, thuộc nhóm VIA chu kì 2 của BTH.
– Nguyên tử oxi có cấu hình:1s22s22p4, lớp ngoài cùng có 6e.
– Oxi và ozon là hai dạng thù hình của nhau.
– Trong điều kiện thường, phân tử oxi có hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết CHT không cực, CTCT là O = O. Phân tử ozon gồm 3 nguyên tử liên kết với nhau.
CTCT của ozon:
Câu hỏi 1. Học sinh A phát biểu: oxi và ozon là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi nên có các tính chất khác nhau.
Học sinh B cho rằng phát biểu trên là không đúng vì:
Thù hình là hiện tượng một nguyên tố tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau do đó phân tử oxi và ozon đều do cùng một nguyên tố oxi tạo nên, vậy tính chất vật lí và tính chất hóa học phải giống nhau.
Theo em, phát biểu của học sinh nào đúng? Vì sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
– HS hoạt động theo nhóm
– Đọc nội dung, câu hỏi và
thảo luận và báo cáo.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Oxi
Ozon
– Chất khí, không màu, không mùi, không vị.
– Oxi hóa lỏng ở
-1830C
– Khí oxi tan ít trong nước ( ở 200C, 1atm thì 100 ml H2O hòa tan 3,1 ml khí oxi)
– Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh
– Chất khí, màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
– Khí ozon hóa lỏng ở -1120C
– Khí ozon tan nhiều hơn oxi khoảng 16 lần
– Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện(tia chớp,sét), nó tập trung nhiều ở tầng bình lưu ( cách mặt đất từ 15 – 30 km.
Bài 1. Ở các ao đầm nuôi tôm, người ta thường đặt các quạt nước để cung cấp oxi cho tôm. Người ta thường quạt nước vào các thời điểm chiều tối, đêm và gần sáng hay vào những thời điểm nắng nóng.
1. Người ta đặt các quạt nước ở vị trí nào trong ao để cung cấp oxi tối đa cho tôm?
2. Tại sao người ta thường quạt nước vào các thời điểm chiều tối, đêm và gần sáng hay vào những thời điểm nắng nóng?
Bài 2. Khi đi giữa những hàng cây xanh mát, các em thường cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu? Em hãy cho biết :
1. tại sao các em lại có cảm giác trên khi đi/ đứng dưới bóng cây?
2.vai trò của cây xanh đối với con người ?
Bài 3. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có câu thơ trong bài thơ Thu điếu như sau : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Hay nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Hạt gạo làng ta có câu thơ:
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Trên thực tế các em còn bắt gặp các hiện tượng khác như : Vào mùa hè thường thấy cá ngớp ở trên mặt nước hơn mùa đông. Vào mùa đông, người ta có thể câu cá trên băng?
Em hãy cho biết vì sao lại có các hiện tượng trên?
Bài 4. Khi xảy ra các đám cháy người ta thường dùng khí CO2 để dập tắt các đám cháy. Em hãy giải thích cho việc làm trên?
Đáp án:
1. Do khí CO2 không duy trì sự cháy
2. Do khí CO2 nặng hơn oxi giúp cách li được oxi với vật liệu cháy
– HS hoạt động theo nhóm
– Đọc nội dung, câu hỏi và
thảo luận và báo cáo.
http://thuysanvietnam.com.vn/quat-nuoc-va-thoi-gian-chay-quat-nuoc-article-4437.tsvn
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
III. Tính chất hoá học:
· Oxi có tính oxi hoá mạnh
1. Tác dụng với kim loại.
O2 t/d với hầu hết Kl (trừ Au, Pt…)
VD: 4Na + O2 2Na2O
2 Mg + O2 2MgO
2. Tác dụng với phi kim.
O2 t/d với hầu hết các phi kim (trừ halogen).
VD: 4P + 5O2 P2O5
C + O2 CO2
3. Tác dụng với hợp chất
O2 t/d với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
VD:
2CO + O2 2CO2
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
Kết luận: Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử, trong đó oxi là chất oxi hoá
1. Oxi tác dụng với những chất nào trong số các chất sau: Na, Mg, Al, Ag, P, C, Cl2, CO, C2H5OH…? Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của oxi trong phản ứng? Phản ứng nào có nhiều ứng dụng trong thực tế?
2. Một học sinh cho rằng oxi và ozon cùng được tạo nên từ nguyên tử oxi do đó oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa như nhau. Em có kiến gì về quan điểm trên? Dẫn ra các phương trình phản ứng hóa học cho nhận định của em? Kiểm chứng các nhận định đó bằng các thí nghiệm?
3. Có kiến cho rằng để nhận biết oxi và ozon có thể thực hiện một trong các cách sau
STT
CÁCH NHẬN BIẾT
ĐÚNG/SAI
1
Dùng tàn đóm đỏ
Đúng/Sai
2
Dùng Ag, đun nóng
Đúng/Sai
3
Dùng dung dịch KI/hồ tinh bột
Đúng/Sai
4
Dùng dung dịch phenolphtalein
Đúng/Sai
Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng? Nêu dấu hiệu và viết phương trình hóa học (nếu có)?
GV hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học và lưu ý học sinh cách làm thí nghiệm.
HS thảo luận nhóm, viết phương trình hóa học và tiến hành thí nghiệm.
Học sinh thảo luận nhóm đưa ra nhận xét và tiến hành thí nghiệm.
3. Học sinh vận dụng kiến thức, thảo luận đưa ra câu trả lời
IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
· Ứng dụng
+Oxi có vai trò quyết định với đời sống con người và động vật.
+ Ozon với lượng rất nhỏ trong không khí có tác dụng làm cho không khí trong lành. Trong công nghiệp dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác. Trong y học ozon dùng chữa sâu răng. Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt.
· Điều chế
+ Oxi:
Trong PTN: phân hủy chất giàu oxi và ít bền nhiệt.
Trong CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng; điện phân nước.
+ Ozon:
Được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện. Trên mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
Câu hỏi: Nghiên cứu biểu đồ dưới đây, kết hợp với nguồn tài liệu mở để trả lời các câu hỏi
Câu hỏi 1: Cho biết các câu sau đây đúng hay sai?
1
Ozon chỉ phân bố ở tầng đối lưu
(Đúng
/Sai).
2
Trong không khí, ozon có hàm lượng nhiều hơn oxi
(Đúng
/Sai).
3
Ozon liên tục được hình thành và bị phân hủy trong tầng bình lưu.
(Đúng
/Sai).
4
Ozon là một dạng thù hình của oxi nên cũng không có màu và không có mùi tương tự oxi
(Đúng
/Sai).
5
Nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon là các hợp chất CFC.
Đúng
/Sai).
Câu hỏi 2: Chọn câu sai trong các câu dưới đây?
· Tầng ozon hấp thụ một phần bức xạ từ mặt trời.
· Ozon góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
· Ozon gây nguy hại cho cây trồng và đời sống một số sinh vật biển.
· Ozon dùng để sát khuẩn, chữa sâu răng.
Câu hỏi 3: Cho biết tác hại của hiện tượng suy giảm tầng ozon? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tầng ozon?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trên biểu đồ và mạng internet.
Làm việc theo nhóm.
Tổ chức Khí tượng Thế giới, Khoa học về sự suy giảm tầng ozon: 1998, WMO Ozon Dự án Nghiên cứu và giám sát toàn cầu – Báo cáo số 44, Geneva, năm 1998.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ
Oxy – nguyên tố chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái đất và chiếm khoảng 20,9% thể tích không khí, thường được gọi là dưỡng khí và một phần tất yếu cho sự sống trên hành tinh chúng ta. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất đột nhiên mất toàn bộ oxy chỉ trong 5 giây ngắn ngủi?
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/147888/dieu-gi-xay-ra-neu-trai-dat-mat-oxy-trong-5-giay-.html