Bài Khấn Tạ Mộ: Những Điều Nên Làm Trong Lễ Tạ Mộ
Vào những dịp cuối năm, với hy vọng có một năm mới an nhàn, sung túc và may mắn thì thủ tục đọc văn khấn tạ mộ là một trong những nét đẹp truyền thống của người dân Việt, bao gồm sắm lễ tạ mộ và đọc văn khấn theo truyền thống của ông cha ta để lại. Hãy cùng Mộc Miên Stone theo dõi chi tiết bài khấn tạ mộ ở bài viết sau đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Lễ tạ mộ là gì?
Lễ cúng tạ mộ là một trong những thủ tục lễ cúng tạ mộ của người dân Việt với ý nghĩa luôn nhớ tới nguồn cội, vì họ cho rằng tổ tiên ở dưới “âm” yên ổn thì con cháu ở trên trần gian mới có thể “an cư lạc nghiệp”. Vì vậy, cứ đến ngày 24 hoặc 25 tháng Chạp âm lịch mỗi năm thì nhiều gia đình sẽ tổ chức lễ cúng tạ mộ cuối năm. Cúng tạ mộ là một trong những lĩnh vực khá tâm linh nên thường mời các thầy có chuyên môn về làm lễ cúng và hiểu biết về tâm linh.
Khi chuẩn bị xây mộ thì gia chủ cần tổ chức làm lễ khấn tạ mộ mới xây nhằm xin ý kiến và thông báo cho người đã khuất về ngôi nhà mới của họ. Còn ở trong trường hợp phần mộ đã được yên ổn, luôn mang đến những may mắn, thuận lợi cho con cháu ở trần gian thì họ thường làm văn khấn tạ mộ để tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên đã phù hộ.
Với những gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì tổ tiên sẽ ban phát cho họ may mắn, sức khỏe, gia đình êm ấm, cuộc sống yên lành và công việc thuận lợi, không phải lo lắng bị ma quỷ quấy nhiễu, điều dữ hóa lành và mọi điều hung đều hóa cát,…
2. Một số loại lễ tạ mộ trong năm của người Việt
Người Việt ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều lễ nghi trong vòng 1 năm. Mỗi thời điểm sẽ có các lễ tạ mộ khác nhau. Trong đó, lễ cúng sau khi xây mộ và tạ mộ cuối năm được đánh giá là 2 lễ rất quan trọng ở trong đời sống của người dân Việt Nam. Dưới đây là những lễ cụ thể:
Lễ tạ mộ dịp cuối năm
Lễ tạ mộ dịp đầu năm (còn được gọi là lễ tạ mộ thanh minh)
Lễ tạ mộ mới xây xong
Lễ tạ mộ kết phát
Lễ tạ mộ kết mối: lễ này cho mộ có lớp keo kiên cố để giúp bảo vệ hài cốt.
Lễ tạ mộ phát kết thủy – thủy tụ: hình thức tạ mộ này sẽ được thực hiện theo một cách riêng với mong muốn giúp con cháu có nhiều điều may mắn. Theo đó, thi hài của người đã mất được bao bọc bởi lớp nước và không được cải táng. Trong trường hợp làm ngược lại nước sẽ bị đục và thi hài sẽ chuyển sang màu đen.
Lễ tạ mộ tam đại: đây là lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời.
Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ trong ngày giỗ
Lễ tạ mộ rằm trong tháng 7
Lễ tạ mộ dòng họ, dòng tộc
⇒⇒⇒Xem thêm bài viết liên quan: Nhà từ đường là gì?
3. Văn khấn tạ mộ là gì?
Như chúng tôi đã nói trên thì lễ cúng tạ mộ là một trong những nghi lễ của người Việt nhằm ghi nhớ những người đã khuất, ông bà tổ tiên với hy vọng mang đến một năm đầy may mắn, được ông bà tổ tiên ban ơn, gia đình thuận hòa và giúp tăng sự hưng vượng cho gia đạo. Để có thể gửi những hy vọng tỏ lòng biết ơn đến “bề trên” thì cần đến văn khấn tạ mộ.
Vì vậy, văn khấn tạ mộ là một bài văn được biên soạn theo lĩnh vực tâm linh và thường được các thầy có chuyên môn lập nên để đọc trong ngày tạ mộ. Đây cũng như những lời mà người ở trần gian mong muốn gửi đến cho người ở cõi âm.
4. Chọn ngày như thế nào khi muốn thực hiện lễ tạ mộ?
Chọn ngày đẹp để tiến hành lễ tạ mộ là điều rất quan trọng mà bất cứ ai cũng cần quan tâm. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng địa điểm khác nhau. Mặc dù vậy, sẽ có một số lễ tạ mộ cố định cũng như các loại lễ bắt buộc cần phải lựa chọn ngày tốt.
4.1 Lễ tạ mộ cuối năm
Lễ tạ mộ cuối năm thông thường được chọn trong khoảng thời gian từ khi đưa ông Táo lên trời 23/12 âm lịch cho đến ngày cuối cùng của năm là ngày 30 Tết Nguyên Đán. Theo đó, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp lại các phần mộ một cách sạch sẽ, gọn gàng. Đồng thời, làm lễ tạ mộ cuối năm để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Cùng với đó là lời cảm ơn thần linh đã luôn dung dưỡng phần mộ bình an.
4.2 Lễ tạ mộ mới xây cất xong
Ngày được chọn để làm lễ tạ mộ mới xây xong chính là ngày hoàn thành xây dựng mộ phần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn ngày hợp với tuổi, ngày hoàng đạo hoặc ngày gần nhất với ngày xây xong mộ.
4.3 Lễ tạ mộ đầu năm, lễ Thanh Minh
Lễ tạ mộ Thanh Minh thường được thực hiện vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Bởi vậy, gia chủ cần phải chuẩn bị các đồ lễ và viết sớ trước ngày tiến hành làm lễ.
Bên cạnh đó, các ngày lễ tạ mộ khác nhau thì sẽ được thực hiện vào ngày khác nhau. Ví dụ như ngày giỗ gia tiên sẽ thực hiện vào ngày giỗ. Lễ tạ mộ tháng 7 thì sẽ làm trong các ngày khác nhau tùy thuộc ngày tốt hoặc ngày để làm giỗ.
5. Sắm lễ và văn khấn tạ mộ
5.1 Sắm lễ
Dọn dẹp lại khu lăng mộ: Trước khi bắt đầu làm lễ, bạn phải làm sạch và dọn dẹp lại khu lăng mộ. Thực hiện phát quang bụi rậm, cây cối, cỏ dại và sơn sửa lại nếu như các vị trí đã bị hư hại. Đồng thời hãy nhớ kiểm tra xem mộ có bị rắn rết, chuột… làm tổ hay không để tiến hành xử lý và lau chùi. Nếu như ở phần mộ đẹp và khang trang sẽ mang đến mộ phần tốt, tổ tiên sẽ luôn bình an và gia chủ được hưởng nhiều lộc.
Sau khi đã dọn dẹp xong phần mộ, gia chủ cần phải chuẩn bị phần lễ cũng như văn khấn để tiến hành làm lễ tạ mộ cuối năm. Mục đích của lễ này là cảm ơn thần linh và thổ địa đã che chở cho những người đã khuất. Đồng thời, cảm tạ ơn ông bà tổ tiên đã bảo vệ cho con cháu và mời ông bà về ăn Tết. Cụ thể phần lễ tạ mộ phải bao gồm 2 phần:
Lễ tạ ơn thần linh, thổ địa: Lễ tại mộ này nên có một mâm xôi gà hoặc xôi giò. Nếu như ở nghĩa trang có miếu của thần linh thì nên bày ở đó và dâng sớ. Ở trong trường hợp không có miếu thì nên đặt bên cạnh mộ, khấn và vái lạy trời đất.
Lễ tạ mộ tổ tiên sẽ bao gồm:
-
Hương thơm
-
Trái cây
-
Hoa tươi
-
Trầu cau
-
Rượu trắng
-
Chè thuốc
-
Nến cốc
-
Vàng mã
-
Sớ tạ lễ
5.2 Một số quần áo và vật dụng cho người đã khuất
Mặc dù phần lễ sắm để tạ mộ có thể đơn giản, không cần quá cầu kỳ nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải thành tâm. Đồng thời một lòng hướng về những người đã mất.
Chú ý, nếu như phần mộ nhỏ thì cần phải chuẩn bị thêm bàn, thêm mâm để bày lễ khấn và đặt bát hương sao cho đúng và phù hợp nhất. Nếu có nơi thờ thần linh, Thổ Địa riêng buộc phải bày lễ khấn ở hai nơi và phần mã đã chuẩn bị sẽ được bày ở nơi thờ cúng thần linh Thổ Địa. Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền sẽ chuẩn bị nhiều đồ hoặc ít đồ hơn để phù hợp.
Trên đây là những thông tin mà Mộc Miên Stone mang đến cho khách hàng giúp mọi người hiểu rõ hơn về văn khấn tạ mộ và quy trình khấn tạ mộ theo phong tục truyền thống của người Việt. Hi vọng, với những thông tin mà Mộc Miên Stone vừa chia sẻ trên sẽ giúp mọi người có được sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày tạ mộ, để có thể mang đến một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn đến với gia đình của bạn.
Doanh Nghiệp Đá Mỹ Nghệ Mộc Miên
Hotline: 0904899862
Website:https://mocmienstone.com/
Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình