Bài tiểu luận so sánh các phương thức thanh toán quốc tế – Tài liệu text

Bài tiểu luận so sánh các phương thức thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.65 KB, 25 trang )

1

ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:
SO SÁNH CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN QUỐC TẾ

Giảng viên: Nguyễn Phúc Cảnh
Bộ môn: Thanh toán quốc tế
Chuyên ngành: Kinh Doanh Bảo Hiểm K35

Nhóm 6:
Trần Văn Tuấn
Bùi Trung Tín
Đào Xuân Liệu
Nguyễn Thị Bích
Phùng Thị Thanh Hà
Nguyễn Thị Bảo Linh
Trần Nguyễn Trọng Nhân
Năm học 2012
2

Lời mở đầu

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã
hội riêng biệt. Do có những đặc điểm riêng biệt mà mỗi nước có những lợi thế để
sản xuất ra những hàng hoá mà các nước khác không thể sản xuất được hoặc nếu
có thể sản xuất được thì vẫn cũng với chi phí cao hơn. Từ đó phân công lao động
quốc tế được hình thành một cách khách quan.
Việc buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các nước đang sinh ra là
phải thanh toán các hàng hoá dịch vụ và sản phẩm vào một nước nhất định. Để có
thể buôn bán hàng hoá giữa các nước này với các nước khác thì Thanh Toán
Quốc Tế chính là cầu nối trong giao dịch thanh toán giữa hai nước với nhau. Một
nền kinh tế phát triển cao thì việc mở rộng quan hệ với nhiều nền kinh tế khác
trên thế giới càng phát triển. Trong ngoại thương việc thanh toán giữa các nhà
xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia hay nhiều quốc gia phải được tiến
hành thông qua ngân hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế nhất định
như phương thức chuyển tiền (Remittance), Phương thức thanh toán ghi sổ (open
account), Phương thức nhờ thu (collection), Phương thức giao chứng từ nhận
tiền(CADs Cash against documents/COD: Cash on delivery), Phương thức tín
dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C). Và việc lựa chọn phương thức thanh toán
quốc tế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ngoại
thương và phù hợp với tập quán, luật lệ trong thanh toán quốc tế. Bởi mỗi hình
thức thanh toan đều có những ưu và nhược điểm riêng, áp dụng trong từng trường
hợp nhất định nên sự lựa chọn phương thức thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động ngoại thương này.
3

Trong bài này chúng tôi sẽ đi phân tích đặc điểm và so sánh các phương
thức với nhau để làm rõ những ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng của từng

phương thức thanh toán.
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
1.1. Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của
ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa
điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền
do khách hàng yêu cầu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai
hình thức chủ yếu sau:
– Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện
trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng
thanh toán qua bưu điện.
– Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện
trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng
thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông
SWIFT.
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau là chuyển tiền bằng điện
nhanh hơn chuyển tiền bằng thư nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao
hơn bằng thư.
4

Trong chuyển tiền bằng điện, có chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn
(TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement), thường được sử dụng trong
thanh toán L/C. Ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện.
Trên thực tế thì ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó L/C
xác nhận bời ngân hàng.
1.2 Quy trình thanh toán

Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền

Chú thích:
(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ
chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.
(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ
chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã
ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy
định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích
tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng
đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.
Ngân hàng tr

ti

n

(Paying Bank)
Ngư

i hư

ng l

i

(Beneficiary)
Ngân hàng chuy

n ti

n

(Remitting Bank)
(5)
Ngư

i
chuy

n ti

n

(Remitter)
(1)
(3)
(2)

(4)
5

(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi
đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của
nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ

hưởng hoặc là nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp
thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối
đoái của nước đó.
Nội dung giấy ủy nhiệm chuyển tiền gồm:
– Họ, tên địa chỉ người chuyển tiền.
– Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền.
– Số tiền yêu cầu chuyển.
– Họ tên, địa chỉ người hưởng lợi.
– Số hiệu TK và tên ngân hàng mở TK của người hưởng lợi.
1.3 Nhận xét
Hiện nay việc chuyển tiền bằng điện được các ngân hàng thực hiện qua hệ
thống SWIFT vì với hình thức nhanh, an toàn, chi phí thấp.
a) Ưu điểm đối với các bên
– Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển
tiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng
nhận được tiền.
– Với ngân hàng: ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh
toán thuần tuý để hưởng phí, không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý
của thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển đi.
b) Nhược điểm
– Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời
khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên
6

(người chuyển tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước (down
payment), nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giao
hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất
lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập
khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị
lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.

– Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh
tế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm
ảnh hưởng đến đối tác làm ăn.
– Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh
toán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc
ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông
báo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền.
– Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách
hàng ra lệnh rồi mới thực hiện.
c) Phạm vi áp dụng
Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi
mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá
như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường Đây là phương thức đơn giản về
thủ tục và thanh toán nhanh.Với phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai
trò trung gian.Và bên xuất khẩu có nhận được tiền hay không phụ thuộc vào
thiện chí bên nhập khẩu. Chính vì vậy phương thức này được áp dụng đối
với hai bên giao dịch tin cậy nhau.
2. Phương thức thanh toán ghi sổ (open account )
7

2.1 Khái niệm
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức
xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập
khẩu vào một tài khoản và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện
trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, hàng quý ).
Đối tượng tham gia
– Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank).
– Ngân hàng trả tiền (Paying bank).
– Người hưởng lợi (Beneficiary)
– Người chuyển tiền (Remitter).

– Ngân hàng đại lý (corresponding/agent bank).
2.2 Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán ghi sổ
Sơ đồ 2: qui trình của phương thức thanh toán ghi sổ

(1) sau khi kí hợp đồng mua bán, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc
cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giao
Ngân hàng tr

ti

n

Ngân hàng chuy

n
tiền
Nhập Khẩu
Xu

t

Kh

u

Ngân hàng
đại lý
4b

4

2

3
1

5

4a

8

toàn bộ chứng từ. Việc giao hàng được đơn vị xuất khẩu thực hiện nhiều lần
theo thỏa thuận. Sau mỗi lần giao hàng, đơn vị xuất khẩu sẽ ghi nợ trên tài
khoản và gởi thông báo nợ cho đơn vị nhập khẩu
(2) Vào định kỳ thanh toán qui định trong hợp đồng, đơn vị nhập khẩu sẽ
thực hiện lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng sẽ chuyển tiền và yêu cầu ngân
hàng chuyển tiền cho người hưởng thụ, trong đó phải ghi rõ như sau :

– Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền.
– Số tài khoản, Ngân hàng mở tài khoản.
– Số tiền xin chuyển.
– Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản ngân hàng.
– Lý do chuyển tiền.
– Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập
khẩu, hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan.
(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng
chuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền gởi giấy báo nợ cho đơn
vị nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho Ngân hàng
trả tiền ở nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân
hàng này có quan hệ đại lý với ngân hang trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân
hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện
việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước 4a, 4b.
(5) Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng
và gởi giấy báo có cho đơn vị.
2.3 Nhận xét
a) Ưu điểm:
9

Nhà nhập khẩu có lợi thế hơn trong phương pháp này vì nó chính là tín
dụng thương mại cho phép nhà nhập khẩu chiếm dụng khoản nợ này trong thời
gian trước khi đến hạn. Điều này giúp nhà nhập khẩu không phải đối mặt với sự
thiếu quỹ tiền mặt cần thiết để sinh tồn.
b) Nhược điểm
Phương pháp này gây bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì việc thanh toán hóa
đơn là do thiện chí của bên nhập khẩu. Do đó nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi
ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán
không đầy đủ.

c) Phạm vi áp dụng
Chỉ áp dụng khi cả hai bên là các đối tác có mối làm ăn lâu dài thực sự tin
cậy lẫn nhau, giữa nội bộ công ty với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con, sử
dụng trong thanh toán phi mậu dịch như cước phí, bảo hiểm, hoa hồng trong
nghiệp vụ mội giới và ủy thác, lợi tức đầu tư. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất
khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư
tín dụng dự phòng, đặt cọc…
3. Phương thức nhờ thu (collection)
3.1 Khái niệm
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, bên xuất khẩu (nhà xuất
khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho
khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông
qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp
nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
10

Trong phương thức thanh toán này ngân hàng của cả hai bên nhà nhập
khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân
hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với bên xuất khẩu cũng như
bên nhập khẩu.
Căn cứ vào những chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta
chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: là nhờ thu hối phiếu trơn và
nhờ thu hối phiếu có chứng từ.
3.2 Nhờ thu hối phiếu trơn(Clean Collection)
3.2.1 Khái niệm
Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh toán,
trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu,
séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại
(chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm ) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu
sau khi giao hàng, không thông qua ngân hàng. Đồng thời ủy thác cho ngân hàng

phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập.
3.2.2 Quy trình thanh toán
11

Sơ đồ 3: Quy trình của phương thức thanh toán nhờ thu phiếu
trơn
Trình tự tiến hành nhờ thu hối phiếu trơn:
(1). Người xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho người
xuất khẩu.
(2). Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, gửi ngân hàng bên mình để nhờ họ
thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
(3). Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên nhập
khẩu.
(4). Ngân hàng bên nhập khẩu gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu
cầu chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán hoặc
chấp nhận hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát và chuyển lại cho ngân hàng bên
mình.
(5). Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển hối
phiếu đã được chấp nhận cho người nhập khẩu.
(6). Ngân hàng bên nhập thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp
nhận cho ngân hàng bên xuất khẩu.
(7). Ngân hàng bên xuất khẩu thanh toán hoặc giao hối phiếu đã được chấp
nhận cho người xuất khẩu.
3.2.3 Nhận xét
– Ưu điểm: thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp (bởi Ngân hàng chỉ
là trung gian nhận tiền). Có lợi thế cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu
có thể kiểm tra hàng trước khi nhận, chủ động trong việc thanh toán.
12

– Nhược điểm: Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của

bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau,
bộ chứng từ đã giao cho bên mua nên không thể khống chế được việc
thanh toán bên mua. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi mà không
chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán .
– Phạm vi áp dụng: phương thức này chỉ nên áp dụng trong những
trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ,
thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ….
3.3 Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection)
3.3.1 Khái niệm
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là
phương thức trong đó nguời bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở bên
nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với
điều kiện là nếu bên nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu
thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho bên nhập khẩu nhận
hàng.
3.3.2 Quy trình thanh toán
Sơ đồ 4: Quy trình của phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ

13

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy
định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định
của hợp đồng.
(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ
(bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân
hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng
từ thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ

chứng từ cho người nhập khẩu.
(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ
hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập
khẩu đi nhận hàng.
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp
nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.
(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối
phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.

3.3.3 Nhận xét
– Ưu điểm:
Đối với nhà xuất khẩu:
– Nhà xuất khẩu có thể khống chế nhà nhập khẩu bằng bộ chứng từ, nó chỉ
được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận
thanh toán.
14

– Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không
trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
– Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để
giải quyết công việc.

Đối với nhà nhập khẩu:
– Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước
khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
– Đối với D/A, nhà nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn trong 1 khoảng thời
gian trước hạn.
Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình:
– Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các

giao dịch khác có liên quan.
– Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.
– Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm
năng về các giao dịch đối ứng.
– Nhược điểm:
Đối với nhà Nhập Khẩu, chưa biết được tình trạng hàng hóa đã phải thanh toán và
chấp nhận thanh toán.
Đối với nhà Xuất Khẩu , việc thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người
Nhập Khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng mà Ngân hàng không có
trách nhiệm bồi hòa hay bắt người mau bồi hòa cho nhà Xuất Khẩu.
15

– Phạm vi áp dụng: phương thức này chỉ có thể áp dụng khi cả hai bên là đối
tác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên hay dùng để thanh toán các loại cước
vận chuyển, bảo hiểm, bưu điện….
4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền
(CADs Cash against documents/COD: Cash on delivery)
4.1 Khái niệm
Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CADs Cash against
documents/COD: Cash on delivery) là phương thức thanh toán trong đó tổ chức
nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ
đơn vị xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho
tổ chức xuất khẩu sau khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo thỏa thuận.
Bộ chứng từ dùng trong phương thức CADs:
– Thư xác nhận (confirmation letter)
– Bản copy vận đơn thương mại có xác nhận của đại diện đơn vị nhập khảu
ở nước xuất khẩu.
– Vận đơn gốc gồm 3 bản chính.
– Hóa đơn thương mại gồm 3 bản chính.
– Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng và chất lượng của hàng hóa.

– Thông báo giao hàng.
– Một số chứng từ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối tượng tham gia: Đơn vị xuất khẩu (Seller/Beneficiary), Đơn vị nhập khẩu
(Buyer), Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu (Beneficiary bank).
16

4.2 Quy trình thanh toán
Sơ đồ 5 quy trình thanh toán của phương pháp giao chứng từ nhận
tiền

Chú thích
(1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác,
số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh
toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa
thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng.
(2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết .
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuận
trong hợp đồng .
(4) Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng.
(5) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp
thì thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Xuất Khẩu

Nhập Khẩu

Ngân hàng

(Beneficiary bank)
5

4

3

2

1

6

17

(6) Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán
tài khoản tín thác.
4.3 Nhận xét
a) Ưu Điểm:
– Thủ tục thanh toán đơn giản, xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ với bản
ghi nhớ là được thanh toán ngay.
– Chuyển tiền từ ngân hàng bên bên nhập khẩu qua bên xuất khẩu nhanh.
– Phương thức này rất có lợi cho bên xuất khẩu, giao hàng xong là được
thanh toán ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản.
b) Nhược điểm:
– Bên nhập khẩu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước Bên xuất khẩu vì

phải xác nhận hàng hoá trước khi gửi.
– Việc kí quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại Ngân hàng. Nếu
bên xuất khẩu ko giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ ko được hưởng lãi suất.
c) Phạm vi áp dụng
– Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau.
– Hàng hóa thuộc loại khan hiếm.
– Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng
từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận
của đại diện bên nhập khẩu về việc giao hàng hóa.
5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
5.1 Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà
trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách
hàng (người xin mở tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng trả một số
18

tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng)
hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền
đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng .
Theo điều 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất
kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết
chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh
toán khi xuất trình phù hợp”.
Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng
sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp
vụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan
đến hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người
cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu.

Các loại thư tín dụng chứng từ
 Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau
khi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ
sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người
hưởng lợi L/C.
 Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng
mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi,
bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của
người thụ hưởng L/C.
 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable
L/C):Là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành,
một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.
19

 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable
L/C): Là L/C không huỷ ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi
tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người
hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được l/C do
người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung
L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người
khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi
L/C kia đối ứng với nó được mở.
 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không thể huỷ ngang mà
sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại
(tự động) có giá trị như cũ và vẫn tiếp tục được sử dụng một cách tuần
hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được
thực hiện.

 Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà ngân hàng phát
hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để
mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở.
 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập
khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và
tiến ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng
phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người
20

nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở
L/C cho nhà nhập khẩu

Các bên tham gia thanh toán gồm có :
– Người xin mở thư tín dụng : Là người nhập khẩu hàng hóa , bên nhập khẩu
– Ngân hàng mở thư tín dụng : Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu ,
nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu . Là ngân hàng thường được hai
bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định trong
hợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu có quyền lựa
chọn .
– Người hưởng lợi , là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nào
khác mà người xuất khẩu chỉ định .
– Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng dại lý của ngân hàng mở
thư tín dụng ở nước người xuất khẩu
Ngoài ra còn có thể có các bên ngân hàng khác tham gia như:
– Ngân hàng xác nhận(the confirming bank) : là ngân hàng xác nhận trách
nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền
cho người xuất khẩu trong trường hơp Ngân hàng mở thư tín dụng không
đủ khả năng thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng
thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu

cầu .
– Ngân hàng thanh toán(The paying bank) : có thể là Ngân hàng mở thư tín
dụng hoặc có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụng
chỉ định.
– Ngân hàng thương lượng(The negotiating bank)
– …
21

5.2 Quy trình thanh toán
Sơ đồ 6 quy trình thanh toán của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ
Chú thích
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục
vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người
xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân
hàng thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông
báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.
(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất
khẩu tiến hành giao hàng.

(3)

(8)

(9)

(11) (12) (2)

(7) (6)

(4)

(1)

(5)

Ngân hàng
phát hành

Ngân hàng
thông báo

Ngư

i m

(Nhà NK)

Ngư

i hư

ng

(Nhà XK)

22

(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng
từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu
cầu thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được
phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ
chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù
hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán
cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ
cho người nhập khẩu nếu được chấp nhập.
(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
5.3 Nhận xét
Qua nội dung và trình tự thanh toán thì cho thấy phương thức chứng từ
có thể đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên xuất và nhập khẩu. Bên nhập khẩu thì

được ngân hàng đảm bảo thanh toán, bên nhập khẩu thì được kiểm tra bộ
chứng từ trước khi thanh toán. Do đó phương thức này được sủ dụng chủ yếu
trong các giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay.
a) Ưu điểm:
Đối với nhà xuất khẩu:
– Được đảm bảo khi họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ
được thanh toán.
– Có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đối
với L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận
(đối với L/C trả chậm).
23

– Tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu(vì khi L/C
đã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ
của cơ quan quản lý ngoại hối).
– Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng
bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không, bên nhập khẩu
không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.
Đối với nhà nhập khẩu:
– Kiểm soát thông qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải xuất trình các
chứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm định
độc lập phát hành.
– Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, nhà nhập khẩu vẫn
được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng.
– Tạo được lòng tin với đối tác
– Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả
tiền.
– Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả
những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ
được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

b) Nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Đối với nhà xuất khẩu :
– Khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ không phù hợp với LC thì mọi thanh
khoản(chấp nhận) đều có thể bị từ chối.
– Nếu ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán bộ chứng từ có hợp lệ
cũng không được thanh toán.
Đối với nhà nhập khẩu
24

– Việc thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không căn
cứ vào việc kiểm tra hàng thực tế.
– Kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài chứng từ nên dễ xảy ra gian lận trong chứng
từ giả mạo.
– Thủ tục mở LC rườm rà, mất nhiều thời gian công đoạn.
6. Tổng kết
Qua các phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ từng ưu và nhược điểm của mỗi
phương thức đối với hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Và dựa trên lợi thế của hai
bên trong mỗi phương thức chúng tôi đánh giá các mức độ lợi thế cho mỗi bên
như sau:
Xuất Khẩu Nhập Khẩu
Chuyển tiền trả trước Ghi sổ
Giao chứng từ nhận tiền ngay Nhờ thu hối phiếu trơn
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ Chuyển tiền trả sau
Tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ
Nhờ thu hối phiếu trơn Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
Chuyển tiền trả sau Giao chứng từ nhận tiền ngay
Ghi sổ Chuyển tiền trả trước
Như bảng đánh giá trên thì chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán bằng
tín dụng chứng từ là cân bằng quyền lợi cho hai bên nhất, nên phương thức này
cũng chính là phương thức được giao dịch trong thanh toán quốc tế hiện nay.

Tài liệu tham khảo:
25

– PGS-TS Trần Hoàng Ngân, TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh Toán
quốc tế, HCM.


– />th%E1%BB%A9c-giao-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%AB-
nh%E1%BA%ADn-ti%E1%BB%81n-ngay-cad-or-cod/

– />th%E1%BB%A9c-thanh-toan-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-trong-
kinh-doanh/
– />chuy%E1%BB%83n-ti%E1%BB%81n-trong-thanh-toan-
qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/

Lời mở đầuMỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xãhội riêng biệt. Do có những đặc điểm riêng biệt mà mỗi nước có những lợi thế đểsản xuất ra những hàng hoá mà các nước khác không thể sản xuất được hoặc nếucó thể sản xuất được thì vẫn cũng với chi phí cao hơn. Từ đó phân công lao độngquốc tế được hình thành một cách khách quan.Việc buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các nước đang sinh ra làphải thanh toán các hàng hoá dịch vụ và sản phẩm vào một nước nhất định. Để cóthể buôn bán hàng hoá giữa các nước này với các nước khác thì Thanh ToánQuốc Tế chính là cầu nối trong giao dịch thanh toán giữa hai nước với nhau. Mộtnền kinh tế phát triển cao thì việc mở rộng quan hệ với nhiều nền kinh tế kháctrên thế giới càng phát triển. Trong ngoại thương việc thanh toán giữa các nhàxuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia hay nhiều quốc gia phải được tiếnhành thông qua ngân hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế nhất địnhnhư phương thức chuyển tiền (Remittance), Phương thức thanh toán ghi sổ (openaccount), Phương thức nhờ thu (collection), Phương thức giao chứng từ nhậntiền(CADs Cash against documents/COD: Cash on delivery), Phương thức tíndụng chứng từ (Letter of Credit – L/C). Và việc lựa chọn phương thức thanh toánquốc tế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ngoạithương và phù hợp với tập quán, luật lệ trong thanh toán quốc tế. Bởi mỗi hìnhthức thanh toan đều có những ưu và nhược điểm riêng, áp dụng trong từng trườnghợp nhất định nên sự lựa chọn phương thức thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tớiquyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động ngoại thương này.Trong bài này chúng tôi sẽ đi phân tích đặc điểm và so sánh các phươngthức với nhau để làm rõ những ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng của từngphương thức thanh toán.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)1.1. Khái niệmChuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng củangân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mìnhchuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địađiểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiềndo khách hàng yêu cầu.Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng haihình thức chủ yếu sau:- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiềntrong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiệntrong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàngthanh toán qua bưu điện.- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thứctrong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiệntrong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàngthanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thôngSWIFT.Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau là chuyển tiền bằng điệnnhanh hơn chuyển tiền bằng thư nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện caohơn bằng thư.Trong chuyển tiền bằng điện, có chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn(TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement), thường được sử dụng trongthanh toán L/C. Ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện.Trên thực tế thì ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó L/Cxác nhận bời ngân hàng.1.2 Quy trình thanh toánSơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiềnChú thích:(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộchứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộchứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đãký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quyđịnh, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện tríchtài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàngđại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.Ngân hàng trti(Paying Bank)Ngưi hưng l(Beneficiary)Ngân hàng chuyn ti(Remitting Bank)(5)Ngưchuyn ti(Remitter)(1)(3)(2)(4)(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợiđồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền củanước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụhưởng hoặc là nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợpthanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hốiđoái của nước đó.Nội dung giấy ủy nhiệm chuyển tiền gồm:- Họ, tên địa chỉ người chuyển tiền.- Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền.- Số tiền yêu cầu chuyển.- Họ tên, địa chỉ người hưởng lợi.- Số hiệu TK và tên ngân hàng mở TK của người hưởng lợi.1.3 Nhận xétHiện nay việc chuyển tiền bằng điện được các ngân hàng thực hiện qua hệthống SWIFT vì với hình thức nhanh, an toàn, chi phí thấp.a) Ưu điểm đối với các bên- Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyểntiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóngnhận được tiền.- Với ngân hàng: ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanhtoán thuần tuý để hưởng phí, không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lýcủa thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển đi.b) Nhược điểm- Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rờikhỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên(người chuyển tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước (downpayment), nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giaohàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chấtlượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhậpkhẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bịlệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.- Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinhtế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làmảnh hưởng đến đối tác làm ăn.- Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanhtoán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặcngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thôngbáo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền.- Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ kháchhàng ra lệnh rồi mới thực hiện.c) Phạm vi áp dụngPhương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phimậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoánhư cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường Đây là phương thức đơn giản vềthủ tục và thanh toán nhanh.Với phương thức này ngân hàng chỉ đóng vaitrò trung gian.Và bên xuất khẩu có nhận được tiền hay không phụ thuộc vàothiện chí bên nhập khẩu. Chính vì vậy phương thức này được áp dụng đốivới hai bên giao dịch tin cậy nhau.2. Phương thức thanh toán ghi sổ (open account )2.1 Khái niệmPhương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chứcxuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhậpkhẩu vào một tài khoản và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiệntrong thời kỳ nhất định (hàng tháng, hàng quý ).Đối tượng tham gia- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank).- Ngân hàng trả tiền (Paying bank).- Người hưởng lợi (Beneficiary)- Người chuyển tiền (Remitter).- Ngân hàng đại lý (corresponding/agent bank).2.2 Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán ghi sổSơ đồ 2: qui trình của phương thức thanh toán ghi sổ(1) sau khi kí hợp đồng mua bán, đơn vị xuất khẩu thực hiện việccung ứng hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giaoNgân hàng trtiNgân hàng chuytiềnNhập KhẩuXuKhNgân hàngđại lý4b4atoàn bộ chứng từ. Việc giao hàng được đơn vị xuất khẩu thực hiện nhiều lầntheo thỏa thuận. Sau mỗi lần giao hàng, đơn vị xuất khẩu sẽ ghi nợ trên tàikhoản và gởi thông báo nợ cho đơn vị nhập khẩu(2) Vào định kỳ thanh toán qui định trong hợp đồng, đơn vị nhập khẩu sẽthực hiện lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng sẽ chuyển tiền và yêu cầu ngânhàng chuyển tiền cho người hưởng thụ, trong đó phải ghi rõ như sau :- Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền.- Số tài khoản, Ngân hàng mở tài khoản.- Số tiền xin chuyển.- Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản ngân hàng.- Lý do chuyển tiền.- Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhậpkhẩu, hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan.(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán. Ngân hàngchuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền gởi giấy báo nợ cho đơnvị nhập khẩu.(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho Ngân hàngtrả tiền ở nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngânhàng này có quan hệ đại lý với ngân hang trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngânhàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiệnviệc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước 4a, 4b.(5) Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởngvà gởi giấy báo có cho đơn vị.2.3 Nhận xéta) Ưu điểm:Nhà nhập khẩu có lợi thế hơn trong phương pháp này vì nó chính là tíndụng thương mại cho phép nhà nhập khẩu chiếm dụng khoản nợ này trong thờigian trước khi đến hạn. Điều này giúp nhà nhập khẩu không phải đối mặt với sựthiếu quỹ tiền mặt cần thiết để sinh tồn.b) Nhược điểmPhương pháp này gây bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì việc thanh toán hóađơn là do thiện chí của bên nhập khẩu. Do đó nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủiro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toánkhông đầy đủ.c) Phạm vi áp dụngChỉ áp dụng khi cả hai bên là các đối tác có mối làm ăn lâu dài thực sự tincậy lẫn nhau, giữa nội bộ công ty với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con, sửdụng trong thanh toán phi mậu dịch như cước phí, bảo hiểm, hoa hồng trongnghiệp vụ mội giới và ủy thác, lợi tức đầu tư. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuấtkhẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thưtín dụng dự phòng, đặt cọc…3. Phương thức nhờ thu (collection)3.1 Khái niệmNhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, bên xuất khẩu (nhà xuấtkhẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ chokhách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thôngqua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấpnhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.10Trong phương thức thanh toán này ngân hàng của cả hai bên nhà nhậpkhẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngânhàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với bên xuất khẩu cũng nhưbên nhập khẩu.Căn cứ vào những chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người tachia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: là nhờ thu hối phiếu trơn vànhờ thu hối phiếu có chứng từ.3.2 Nhờ thu hối phiếu trơn(Clean Collection)3.2.1 Khái niệmNhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh toán,trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu,séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại(chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm ) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩusau khi giao hàng, không thông qua ngân hàng. Đồng thời ủy thác cho ngân hàngphục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập.3.2.2 Quy trình thanh toán11Sơ đồ 3: Quy trình của phương thức thanh toán nhờ thu phiếutrơnTrình tự tiến hành nhờ thu hối phiếu trơn:(1). Người xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho ngườixuất khẩu.(2). Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, gửi ngân hàng bên mình để nhờ họthu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.(3). Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên nhậpkhẩu.(4). Ngân hàng bên nhập khẩu gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêucầu chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán hoặcchấp nhận hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát và chuyển lại cho ngân hàng bênmình.(5). Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển hốiphiếu đã được chấp nhận cho người nhập khẩu.(6). Ngân hàng bên nhập thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấpnhận cho ngân hàng bên xuất khẩu.(7). Ngân hàng bên xuất khẩu thanh toán hoặc giao hối phiếu đã được chấpnhận cho người xuất khẩu.3.2.3 Nhận xét- Ưu điểm: thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp (bởi Ngân hàng chỉlà trung gian nhận tiền). Có lợi thế cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩucó thể kiểm tra hàng trước khi nhận, chủ động trong việc thanh toán.12- Nhược điểm: Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi củabên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau,bộ chứng từ đã giao cho bên mua nên không thể khống chế được việcthanh toán bên mua. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi mà khôngchiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán .- Phạm vi áp dụng: phương thức này chỉ nên áp dụng trong nhữngtrường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ,thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ….3.3 Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection)3.3.1 Khái niệmNhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) làphương thức trong đó nguời bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở bênnhập khẩu căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo vớiđiều kiện là nếu bên nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếuthì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho bên nhập khẩu nhậnhàng.3.3.2 Quy trình thanh toánSơ đồ 4: Quy trình của phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ13(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quyđịnh áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy địnhcủa hợp đồng.(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ(bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngânhàng phục vụ mình.(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứngtừ thanh toán đến ngân hàng thu hộ.(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộchứng từ cho người nhập khẩu.(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộhoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhậpkhẩu đi nhận hàng.(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấpnhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hốiphiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.3.3.3 Nhận xét- Ưu điểm:Đối với nhà xuất khẩu:- Nhà xuất khẩu có thể khống chế nhà nhập khẩu bằng bộ chứng từ, nó chỉđược trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhậnthanh toán.14- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này khôngtrả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình đểgiải quyết công việc.Đối với nhà nhập khẩu:- Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trướckhi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.- Đối với D/A, nhà nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn trong 1 khoảng thờigian trước hạn.Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình:- Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ cácgiao dịch khác có liên quan.- Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.- Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềmnăng về các giao dịch đối ứng.- Nhược điểm:Đối với nhà Nhập Khẩu, chưa biết được tình trạng hàng hóa đã phải thanh toán vàchấp nhận thanh toán.Đối với nhà Xuất Khẩu , việc thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của ngườiNhập Khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng mà Ngân hàng không cótrách nhiệm bồi hòa hay bắt người mau bồi hòa cho nhà Xuất Khẩu.15- Phạm vi áp dụng: phương thức này chỉ có thể áp dụng khi cả hai bên là đốitác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên hay dùng để thanh toán các loại cướcvận chuyển, bảo hiểm, bưu điện….4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền(CADs Cash against documents/COD: Cash on delivery)4.1 Khái niệmPhương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CADs Cash againstdocuments/COD: Cash on delivery) là phương thức thanh toán trong đó tổ chứcnhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụđơn vị xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền chotổ chức xuất khẩu sau khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo thỏa thuận.Bộ chứng từ dùng trong phương thức CADs:- Thư xác nhận (confirmation letter)- Bản copy vận đơn thương mại có xác nhận của đại diện đơn vị nhập khảuở nước xuất khẩu.- Vận đơn gốc gồm 3 bản chính.- Hóa đơn thương mại gồm 3 bản chính.- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng và chất lượng của hàng hóa.- Thông báo giao hàng.- Một số chứng từ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.Đối tượng tham gia: Đơn vị xuất khẩu (Seller/Beneficiary), Đơn vị nhập khẩu(Buyer), Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu (Beneficiary bank).164.2 Quy trình thanh toánSơ đồ 5 quy trình thanh toán của phương pháp giao chứng từ nhậntiềnChú thích(1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác,số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanhtoán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏathuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng.(2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết .(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuậntrong hợp đồng .(4) Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng.(5) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợpthì thanh toán cho nhà xuất khẩu.Xuất KhẩuNhập KhẩuNgân hàng(Beneficiary bank)17(6) Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toántài khoản tín thác.4.3 Nhận xéta) Ưu Điểm:- Thủ tục thanh toán đơn giản, xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ với bảnghi nhớ là được thanh toán ngay.- Chuyển tiền từ ngân hàng bên bên nhập khẩu qua bên xuất khẩu nhanh.- Phương thức này rất có lợi cho bên xuất khẩu, giao hàng xong là đượcthanh toán ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản.b) Nhược điểm:- Bên nhập khẩu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước Bên xuất khẩu vìphải xác nhận hàng hoá trước khi gửi.- Việc kí quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại Ngân hàng. Nếubên xuất khẩu ko giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ ko được hưởng lãi suất.c) Phạm vi áp dụng- Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau.- Hàng hóa thuộc loại khan hiếm.- Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứngtừ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhậncủa đại diện bên nhập khẩu về việc giao hàng hóa.5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)5.1 Khái niệmPhương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận màtrong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của kháchhàng (người xin mở tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng trả một số18tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng)hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiềnđó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanhtoán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng .Theo điều 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bấtkỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kếtchắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanhtoán khi xuất trình phù hợp”.Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưngsau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệpvụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quanđến hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là ngườicung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền chongười xuất khẩu.Các loại thư tín dụng chứng từ Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà saukhi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổsung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của ngườihưởng lợi L/C. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụngmà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi,bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý củangười thụ hưởng L/C. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed IrrevocableL/C):Là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành,một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.19 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (TransferableL/C): Là L/C không huỷ ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyểnnhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòitiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi ngườihưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được l/C dongười nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dungL/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho ngườikhác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khiL/C kia đối ứng với nó được mở. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không thể huỷ ngang màsau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại(tự động) có giá trị như cũ và vẫn tiếp tục được sử dụng một cách tuầnhoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng đượcthực hiện. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà ngân hàng pháthành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng đểmua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhậpkhẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc vàtiến ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoànthành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàngphục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người20nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mởL/C cho nhà nhập khẩuCác bên tham gia thanh toán gồm có :- Người xin mở thư tín dụng : Là người nhập khẩu hàng hóa , bên nhập khẩu- Ngân hàng mở thư tín dụng : Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu ,nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu . Là ngân hàng thường được haibên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định tronghợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu có quyền lựachọn .- Người hưởng lợi , là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nàokhác mà người xuất khẩu chỉ định .- Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng dại lý của ngân hàng mởthư tín dụng ở nước người xuất khẩuNgoài ra còn có thể có các bên ngân hàng khác tham gia như:- Ngân hàng xác nhận(the confirming bank) : là ngân hàng xác nhận tráchnhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiềncho người xuất khẩu trong trường hơp Ngân hàng mở thư tín dụng khôngđủ khả năng thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàngthông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêucầu .- Ngân hàng thanh toán(The paying bank) : có thể là Ngân hàng mở thư tíndụng hoặc có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụngchỉ định.- Ngân hàng thương lượng(The negotiating bank)- …215.2 Quy trình thanh toánSơ đồ 6 quy trình thanh toán của phương thức thanh toán tín dụngchứng từChú thích(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanhtoán theo phương thức L/C.(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phụcvụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho ngườixuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngânhàng thông báo.(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thôngbáo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuấtkhẩu tiến hành giao hàng.(3)(8)(9)(11) (12) (2)(7) (6)(4)(1)(5)Ngân hàngphát hànhNgân hàngthông báoNgưi m(Nhà NK)Ngưi hưng(Nhà XK)22(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứngtừ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêucầu thanh toán.(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận đượcphù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộchứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phùhợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toáncho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từcho người nhập khẩu nếu được chấp nhập.(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.5.3 Nhận xétQua nội dung và trình tự thanh toán thì cho thấy phương thức chứng từcó thể đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên xuất và nhập khẩu. Bên nhập khẩu thìđược ngân hàng đảm bảo thanh toán, bên nhập khẩu thì được kiểm tra bộchứng từ trước khi thanh toán. Do đó phương thức này được sủ dụng chủ yếutrong các giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay.a) Ưu điểm:Đối với nhà xuất khẩu:- Được đảm bảo khi họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽđược thanh toán.- Có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đốivới L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận(đối với L/C trả chậm).23- Tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu(vì khi L/Cđã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệcủa cơ quan quản lý ngoại hối).- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụngbất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không, bên nhập khẩukhông được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.Đối với nhà nhập khẩu:- Kiểm soát thông qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải xuất trình cácchứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm địnhđộc lập phát hành.- Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, nhà nhập khẩu vẫnđược ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng.- Tạo được lòng tin với đối tác- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trảtiền.- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cảnhững gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽđược thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).b) Nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:Đối với nhà xuất khẩu :- Khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ không phù hợp với LC thì mọi thanhkhoản(chấp nhận) đều có thể bị từ chối.- Nếu ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán bộ chứng từ có hợp lệcũng không được thanh toán.Đối với nhà nhập khẩu24- Việc thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không căncứ vào việc kiểm tra hàng thực tế.- Kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài chứng từ nên dễ xảy ra gian lận trong chứngtừ giả mạo.- Thủ tục mở LC rườm rà, mất nhiều thời gian công đoạn.6. Tổng kếtQua các phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ từng ưu và nhược điểm của mỗiphương thức đối với hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Và dựa trên lợi thế của haibên trong mỗi phương thức chúng tôi đánh giá các mức độ lợi thế cho mỗi bênnhư sau:Xuất Khẩu Nhập KhẩuChuyển tiền trả trước Ghi sổGiao chứng từ nhận tiền ngay Nhờ thu hối phiếu trơnNhờ thu hối phiếu kèm chứng từ Chuyển tiền trả sauTín dụng chứng từ Tín dụng chứng từNhờ thu hối phiếu trơn Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từChuyển tiền trả sau Giao chứng từ nhận tiền ngayGhi sổ Chuyển tiền trả trướcNhư bảng đánh giá trên thì chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán bằngtín dụng chứng từ là cân bằng quyền lợi cho hai bên nhất, nên phương thức nàycũng chính là phương thức được giao dịch trong thanh toán quốc tế hiện nay.Tài liệu tham khảo:25- PGS-TS Trần Hoàng Ngân, TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh Toánquốc tế, HCM.- />th%E1%BB%A9c-giao-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%AB-nh%E1%BA%ADn-ti%E1%BB%81n-ngay-cad-or-cod/- />th%E1%BB%A9c-thanh-toan-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-trong-kinh-doanh/- />chuy%E1%BB%83n-ti%E1%BB%81n-trong-thanh-toan-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/