Bài văn khấn cúng mùng 9 tháng giêng 2020 hay nhất – GiaiMaBiAn.org

Menu

Bài văn khấn cúng mùng 9 tháng giêng 2020 hay nhất






Người Việt Nam thường có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” vì đây là khoảng thời gian gian diễn ra Tết Nguyên Đán. Ngày lễ lớn nhất của người Việt, là thời gian mà những người con xa xứ được xum vầy bên gia đình. Nhưng bạn có biết, tháng Giêng cũng là tháng tâm linh với rất nhiều hoạt động cúng bái, cầu khấn khác nhau trải dài từ mùng 1 đến mùng 10.

Và trong bài viết lần này, Giaimabian sẽ mang đến cho bạn những thông tin về bài văn khấn cúng mùng 9 tháng Giêng hay nhất. Giúp bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng cho một năm 2020 trọn vẹn và bình an.

Mục Lục

  • Cúng gì vào ngày mùng 9 tháng Giêng?
    • Lễ cúng Vía Trời (Lễ cúng Ngọc Hoàng Thượng đế)
    • Lễ cúng Tiên Sư
  • Chuẩn bị lễ vật cúng mùng 9 tháng Giêng
    • Lễ vật cúng Vía Trời
    • Lễ vật cúng Tiên Sư
  • Bài văn khấn cúng mùng 9 tháng Giêng 2020
    • Bài văn khấn cúng Vía Trời
    • Bài văn khấn cúng Tiên sư

Cúng gì vào ngày mùng 9 tháng Giêng?

Theo tục lệ của người Việt Nam, mùng 9 tháng Giêng là ngày được chọn làm lễ cúng Vía Trời hay còn được gọi là lễ cúng Ngọc Hoàng Thượng đế. Ở một số địa phương còn chọn một ngày trong khoảng thời gian từ mùng 7 đến mùng 9 Tết để làm lễ cúng Tiên Sư. Vậy lễ cúng Vía Trời và lễ cúng Tiên Sư là gì, có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Lễ cúng Vía Trời (Lễ cúng Ngọc Hoàng Thượng đế)

Phong tục cúng Vía Trời có nguồn gốc từ văn hóa tín ngưỡng của người dân gốc Hoa. Văn hóa này từ lâu đã có mặt tại Việt Nam và được người dân Việt thực hiện đều đặn hàng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng.

Vậy tại sao lại chọn mùng 9 là ngày làm lễ cúng Vía Trời? Có người kể lại rằng, ngày mùng 9 Tết là ngày Thánh Đản, ngày mà Ngọc Hoàng sẽ đích thân hạ giáng xuống nhân gian. Theo hầu ngài có rất nhiều các vị thần tiên, Kim Đồng Ngọc Nữ, 7 vạn thiên binh, thiên tướng cùng nhiều vị thần tiên khác sẽ cùng xuống nhân gian để xá tội và ban phúc cho 10 phương, 6 cõi.

Lễ cúng Vía Trời đặc biệt được chú trọng đối với những gia đình mới có người thân mất hay những nhà có tổ tiên nặng nghiệp mong Ngọc Hoàng xá tội để có thể siêu thoát và đầu thai. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn vì mục đích xin ban phước lành, cầu bình an và sức khỏe cho những người thân trong nhà. Đối với những người nông dân, lễ cúng thể hiện cho mong ước một năm thuận lợi vói mưa thuận gió hòa, mùa màn bội thu.

Rạng sáng mùng 9 Tết, lúc mặt trời còn chưa mọc chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu lễ cúng Vía Trời.

Lễ cúng Tiên Sư

Tiên sư còn được gọi là Thánh sư hay Nghệ sư, là ông tổ của một nghề. Hầu như bất cứ nghề nào cũng có Tiên sư, người đã sáng tạo ra nghề, tạo điều kiện để nghề đó có thể được phát triển và lưu truyền rộng rãi trong thời điểm hiện tại. Việc làm lễ cúng Tiên sư thể hiện sự tôn thờ, biết ơn về công lao to lớn đã truyền nghề lại cho nhân dân, tạo cho nhân dân công ăn việc làm ổn định.

Tại một số nơi, Lễ cúng Tiên sư còn được gọi là cúng Tổ ngành. Người dân thường xây dựng các miếu thờ cúng để mọi người trong nghề cùng chung tay làm lễ, thể hiện sự chu toàn, thành kính. Lễ cúng Tiên sư được diễn ra vào ngày mùng 7, mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng hàng năm.

Chuẩn bị lễ vật cúng mùng 9 tháng Giêng

Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong những ngày lễ cúng mùng 9 tháng Giêng là lễ vật cúng, vì nó thể hiện được sự thành kính đối với bề trên.

Lễ vật cúng Vía Trời

Một mâm lễ cúng Vía Trời đầy đủ phải bao gồm tất cả những “lục lễ” (hay những lễ vật) sau:

  • Hương
  • Đăng (đèn cầy hoặc nến cốc)
  • Hoa (1 bình hoa tươi, đa số người dân sẽ dùng hoa cúc là chính)
  • Trà: Thường sử dụng loại trà khô, hoặc có thể dùng nước lã thông thường. Được rót vào 9 chiếc chén nhỏ hoặc chum nhỏ.
  • Quả
  • Phẩm: Là những vật phẩm dùng để cúng tế trời. Bao gồm Đồ khô (bột khoai, bột bán kim, nấm mèo, đông cô, táo tàu, bùn tàu, tàu hủ ki, phổ tai, táo tàu sấy…); Đồ vàng mã (vàng thọ, vàng ông trời, một cặp thùng giấy gồm 1 cái màu vàng kim và 1 cái màu bạc); Một cặp mía màu vàng (còn nguyên ngọn); Đường đổ khuôn (là đường mía được đổ theo khuôn hình tháp lục giác, kỳ lân, lý ngư hay thỏi vàng).

Lễ vật cúng Tiên Sư

Nếu thực hiện lễ cúng Tiên sư tại nhà, thì có thể làm theo kiểu mặn hay ngọt tùy vào điều kiện mỗi gia đình. Lễ ngọt bao gồm hoa quả, bánh kẹo. Lễ mặn có xôi, giò chả, gà. Và cho dù chọn lễ mặn hay ngọt, để thể hiện sự thành kính trọn vẹn nhất thì điều đương nhiên là phải có hương, hoa, đèn nến, trà, rượu.

Đối với quy môt một làn nghề hay một nhóm người thực hiện, thì lễ cúng Tiên sư sẽ có quy mô lớn hơn nhưng nhìn chung vẫn phải đảm bảo có đầy đủ những lễ vật như đã nêu trên.

Bài văn khấn cúng mùng 9 tháng Giêng 2020

Để lễ cúng Vía Trời hay lễ cúng Tiên sư được diễn ra trọn vẹn thì ngoài chuẩn bị “lục lễ” chu đáo thì các gia đình cần phải thực hiện đọc văn khấn cúng theo đúng chẩn. Sau đây là các bài văn khấn cúng dành cho những ngày lễ trong mùng 9 tháng Giêng.

Bài văn khấn cúng Vía Trời

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình).

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)

có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.

Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.

Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Bài văn khấn cúng Tiên sư

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại………………

Hôm nay là ngày….. tháng…..năm………(âm lịch) tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh Sư nghề………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh Sư nghề………. thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Trên đây là chia sẻ của Giaimabian về những bài văn khấn cúng mùng 9 tháng Giêng hay nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc cúng bái, làm lễ vào ngày mùng 9 Tết. Vì mọi hoạt động liên quan đến tâm linh đều rất nhạy cảm, cần phải được thực hiện thật nghiêm túc và chỉnh chu. Chúc bạn có một năm mới may mắn, gặp nhiều điều như ý và hạnh phúc trọn vẹn.

Bài văn khấn cúng sao hội mùng 8 tháng giêng 2020 hay nhất

Văn khấn hóa vàng Tết Canh Tý – Ngày cúng tốt nhất 2020