Bài văn khấn Đức Thánh Hiền không phải ai cũng biết

Văn khấn Đức Thánh Hiền là một phần không thể thiếu trong phong tục cúng bái tại Việt Nam. Theo tập tục truyền thống và thờ cúng của người Việt thì tại mỗi địa phương và tỉnh thành đều có những ngôi đền, chùa, đình làng để thờ Đình Hoàng, Thần linh, Thánh Mẫu, Thánh Hiền,….Nó thể hiện lòng thành kính của dân tộc ta đối với những người đã có công giữ cuộc sống nhân dân luôn an lành và hạnh phúc. Vậy bạn có biết nội dung bài văn khấn Ban Đức Thánh Hiền chuẩn để “cầu được ước nấy” chưa?

Có thể bạn quan tâm: Văn Khấn Tết Hàn Và Ý Nghĩa Của Ngày Hàn Thực

Đi chùa thế nào cho đúng?

Chú ý trang phục

Khi đi đến các chỗ nói chung và đền chùa nói riêng thì cần hết sức chú ý đến trang phục. Nên mặc quần dài, áo dài và kín cổ. Hãy nói không với các kiểu quần áo như quần ngắn, áo tay ngắn, áo sát nách, áo may ô, váy ngắn, áo trễ vai hay hở lưng. Còn đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện lễ Phật.

Xưng hô ở chùa sao cho đúng?

Với các nhà sư thì xưng hô là A di đà Phật, bạch thầy hoặc thầy… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy vừa thể hiện sự tôn trọng với các tăng sư mà còn là sự gợi nhớ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, như thể là đang xưng hô với Đức Phật. Nếu vị tăng sư đang hướng dẫn bạn tu tập thì ngoài sự tôn kính thì đây xưng bằng “thầy” cũng là cách xưng hô theo đúng truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, xưng hô giữa thầy và học trò và nhớ luôn chắp tay hình búp sen.

Các nguyên tắc ra vào

Chú ý khi đi vào cổng Tam quan vào chùa thì hãy đi vào cửa Giả quan (bên phải) và ra ở cửa Không quan (bên trái). Hạn chế đi qua cửa Trung quan (chính giữa) thường chỉ dành cho các bậc cao tăng, khoa bảng. Sau đó người thăm viếng có thể tham quan, khấn lạy, gặp sư trụ trì, các sư và tăng ni. Và lưu ý khi đứng khấn vái nên đứng chếch sang một bên thì vì đứng thẳng đối diện bàn thờ.

Đi chùa thế nào cho đúng ? (Nguồn: Internet)

Ảnh 1: Đi chùa thế nào cho đúng ? (Nguồn: Internet)

Các nguyên tắc sắm lễ

Sắm sửa lễ chay bao gồm: hoa tươi, quả chín, hương trầm, xôi chè, phẩm oản. Còn lễ mặn sẽ bao gồm: lợn, gà, giò, chả…được chế biến và nấu cẩn thận. Tùy vào đức tin của mỗi người và mỗi địa phương sẽ có cách chuẩn bị mâm lễ khác nhau. Ngoài ra, việc sửa soạn sắm lễ đi chùa cũng phải dựa trên các nguyên tắc của ngôi chùa mà bạn sắp thăm viếng. Dưới đây là những điều căn bản mà người đi cúng lễ cần lưu ý:

  • Chỉ được sắm lễ chay khi đến dâng hương tại các chùa như: hương trầm, hoa quả tươi, xôi chè, oản phẩm… hoàn toàn không sắm lễ mặn như cỗ tam sinh vì nó vi phạm quy định sát sanh của Phật giáo.

  • Việc sắm lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu chùa mà bạn thăm viếng có thờ các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng lễ ở các khu vực thờ đó mà thôi. Ngoài ra cũng có thể đặt ở những khu vực xây riêng để thờ Đức Ông- vị thần cai quản toàn bộ công việc của chùa.

  • Tuyệt đối không dâng lễ mặn ở chính điện nơi thờ Đức Phật. Nơi thờ chính của chùa chỉ được đặt lễ chay và tịnh.

  • Không dâng vàng mã, tiền âm phủ tại nơi thờ Phật, Bồ Tát hay các vị La Hán. Chỉ có thể dâng cúng những vật phẩm này ở nơi thờ Thánh, Mẫu và Đức Ông.

  • Nếu cùng tiền thật thì nên đặt ở thùng công đức và tuyệt nhiên không dâng nơi thờ Phật và Bồ Tát.

  • Hoa thờ Phật nên chọn là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu và không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

Các nguyên tắc sắm lễ (Nguồn: Internet)

Ảnh 2: Các nguyên tắc sắm lễ (Nguồn: Internet)

Văn khấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Văn khấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là :

Ngụ tại:

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Nguồn: Internet)

Ảnh 3: Văn khấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Nguồn: Internet)

Nội dung văn khấn Ban Đức Thánh Hiền

Dưới đây là nội dung bài văn khấn Ban Đức Thánh Hiền theo truyền thống tại chùa:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là

Ngụ tại

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Ảnh 4: Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Văn khấn Thánh Mẫu Thượng Thiên vào các dịp Lễ Tết chi tiết nhất

Như trên là các hình thức đi chùa, đi lễ sao cho đúng và nội dung bài văn khấn Ban Đức Thánh Hiền, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đi chùa hành lễ là một văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Nó thể hiện niềm tin tôn giáo tốt đẹp cũng như đời sống Nhà 360 tâm linh sâu sắc. Ngoài ra đây là dịp để bạn thể hiện lòng thành để được chở che, được bán phước và hoàn thành ý nguyện. Càng khấn đúng và chuẩn thì mong ước càng dễ thành.