Bằng Lái Xe C Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về GPLX hạng C
Bằng lái xe C hay bằng lái xe hạng C cho phép người lái xe điều khiển các phương tiện có tải trọng lớn: Ô tô tải, máy kéo có trọng tải hơn 3500 kg…. Như vậy, bằng C là gì? Bằng C lái xe gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Bằng lái xe hạng C là gì?
Bằng lái xe hạng C là một loại giấy phép lái xe bắt buộc người lái xe phải có nếu làm việc với loại phương tiện hạng nặng. Giấy phép lái xe hạng C thường khiến nhiều tài xế dè chừng do độ khó về quy định các loại xe được phép sử dụng. Tuy nhiên, nếu mong muốn một mức thu nhập cao, cơ hội thăng tiến với nghề tài xế thì bằng lái xe C là lựa chọn tuyệt vời.
Giấy phép lái xe C là chứng chỉ do nhà nước, Bộ Giao Thông Vận Tải cấp phép cho tài xế hành nghề lái xe trên dòng xe hạng nặng. Chủ nhân của tấm bằng này có quyền lái xe với mục đích kinh doanh vận tải hoặc không. Bạn hãy chú ý thông tin này để sau khi lấy bằng để có phương hướng tốt nhất cho tương lai của mình.
2. Điều kiện học và thi bằng lái xe hạng C là gì?
Để đăng ký học và thi bằng C thì học viên cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài làm việc, học tập, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Độ tuổi học bằng lái xe hạng C là 21 tuổi, tuổi được tính đến ngày thi sát hạch.
- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm: Cơ thể bình thường, không dị tật, thừa thiếu các phần của các chi, thừa thiếu ngón tay ngón chân, teo cơ, tiền sử mắc bệnh động kinh, có dấu hiệu tâm thần, các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm, bệnh cần cách ly…….. Nếu có đều không được tham gia các khóa học lái xe và thi bằng lái xe.
3. Những thông tin về giấy phép lái xe hạng C
Bằng C lái được những loại xe nào? Đây là câu hỏi của nhiều bác tài đang hành nghề lái xe. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề trên, thì bằng lái C còn có thêm một số quy định về: Độ tuổi của người tham gia sát hạch, thời hạn sử dụng bằng C bao lâu, đặc biệt từ bằng lái C có thể nâng hạng nào… Các quy định cụ thể như sau:
3.1 Bằng C lái được xe gì? lái được xe bao nhiêu tấn?
Căn cứ thông tin tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, do Bộ GTVT ban hành. Người sở hữu bằng lái xe C có thể điều khiển các loại phương tiện bên dưới đây:
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng > 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo có thiết kế một rơ moóc trọng tải > 3.500 kg trở lên
- Các loại phương tiện được cấp phép đối với bằng lái xe B1, B2.
Như vậy, bằng C được coi là bằng lái xe hạng nặng cơ bản. Ngoài các loại xe ô tô số sàn, xe số tự động 4, 7, 9 chỗ có thể điều khiển được quy định cho bằng B1 và B2 thì bằng C được phép lái cả xe ô tô tải dưới 3,5 tấn.
Tóm lại, chủ nhân của tấm bằng lái C có thể điều khiển những phương tiện hạng nặng từ 3.5 tấn trở lên. Các dòng xe số tự động, số sàn dưới ≥ 9 chỗ (bao gồm: chỗ cho tài xế lái xe, ô tô cho người khuyết tật).
Chú ý: Bằng C không áp dụng cho các loại phương tiện từ 16 chỗ trở lên hay các loại xe container, xe Mini Van. Trong trường hợp, tài xế muốn điều khiển xe container, bằng lái xe C phải đủ 3 năm và có xác nhận từ Bộ GTVT nâng lên hạng FC.
3.2 Độ tuổi và thời hạn khi học bằng C
Người muốn tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng C không chỉ có đủ sức khỏe, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu chung. Mà bắt buộc học viên ≥ 21 tuổi, tính đúng ngày tham gia kỳ thi.
Căn cứ theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cụ thể thời hạn cho tài xế sử dụng giấy phép lái xe hạng C như sau:
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp.
Từ những thông tin trên, bạn có thể thấy tính từ ngày được cấp phép đến khi bằng lái xe C hết giá trị sử dụng là 05 năm. Sau thời gian này, bạn phải làm thủ tục cần thiết để được gia hạn cho tấm bằng của mình.
4. Bằng lái xe C không được lái xe gì?
Mặc dù là bằng lái hạng nặng nhưng bằng C mới chỉ là loại cơ bản. Vẫn còn rất nhiều xe mà người tài xế chưa được phép lái nếu chỉ sở hữu bằng C. Về cơ bản, một số xe không được phép điều khiển như: Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồ, như xe khách 16 chỗ trở lên. Xe mini van trên 9 chỗ, không lái được xe tải hạng nặng như Container,…
Chính vì thế mà khi muốn lái các dòng xe tải hạng nặng, xe có nhiều chỗ ngồi để phục vụ công ty, mục đích kinh doanh về vận tải,… người tài xế có thể học nâng hạng lên FC, D, E. Tham khảo nội dung bên dưới để có thêm thông tin chi tiết.
5. Bằng C có thể nâng lên được những hạng nào?
Bằng C tuy cho phép tài xế điều khiển loại xe có tải trọng tương đối lớn nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế so với bằng D, E, FC. Vì vậy, vì tương lai cũng như các đặc thù của công việc, tài xế buộc phải có thêm bằng hạng cao hơn để lái xe trọng tải lớn hơn.
Do đó, Bộ GTVT tải cũng cấp phép cho người tham gia giao thông được nâng dấu hạng C, thông qua quy định: Điểm c, d khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như:
- Từ hạng C – hạng D: Hành nghề lái xe ≥ 03 năm và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Từ hạng C – hạng FC tương ứng nếu có thời gian hành nghề ≥ 03 năm và số km lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.
- Từ hạng C – hạng E: Hành nghề lái xe ≥ 0 năm và đạt từ 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Theo đó, bằng lái hang C có thể nâng dấu lên được hạng D, E, FC nếu người tham gia sát hạch thỏa mãn những điều kiện trên. Các bác tài hãy cố gắng ghi nhớ thông tin nêu trên để thuận lợi trong việc nâng hạng bằng C, đáp ứng nhu cầu của chính mình.
Vừa qua là các thông tin mới nhất về những quy định học bằng lái xe C, bao gồm thời hạn, độ tuổi, nâng dấu từ hạng C lên D, E, FC. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc đến các loại giấy phép lái xe, học và thi sát hạch đừng ngần ngại liên hệ Trung tâm Dạy Nghề – Trung tâm Sát hạch lái xe Thái Việt, qua:
VPGD: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội.
Trụ sở: Thôn Kiều Thị, QL1A, Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội.
Hotline: 1900 0329 – 024 7777 0196
Website: https://hoclaixethaiviet.com/
Đăng ký tư vấn thông tin về Bằng lái xe hạng C
Tin liên quan:
>
5/5 – (1 bình chọn)