Bánh xe đẩy hàng chính hãng giá rẻ, nhiều mẫu mã, tải trọng.
Mục lục bài viết
Bánh xe đẩy là gì?
Bánh xe đẩy là bộ phận quan trọng của xe nâng, xe đẩy hàng. Bộ phận này hỗ trợ tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hoá trong gia đình và các ngành công nghiệp. Ngoài ra, đây còn là một phụ kiện thường được lắp vào các máy móc, thiết bị như giường y tế, máy làm mát di động, bàn, tủ, kệ,… Bánh xe giúp các thiết bị này di chuyển thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Phân loại bánh xe đẩy
Bánh xe đẩy có đa dạng mẫu mã, chủng loại, kích thước để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. Để phân loại sản phẩm có thể dựa các vào tiêu chí chất liệu; kiểu càng; tải trọng; giá cả; thương hiệu,… Dựa theo kiểu càng, sản phẩm gồm 5 loại chính: càng cố định; càng xoay; càng xoay khóa; càng vít xoay; càng vít khóa,… Dựa theo chất liệu, sản phẩm được chia thành các loại: bánh xe nhựa PU/PA; bánh xe cao su; bánh xe Nylon; bánh xe Phenolic;…
Bánh xe đẩy làm từ nhựa PU/PA.
Hiện nay, bánh xe đẩy hàng bằng nhựa PU/PA được dùng nhiều nhờ vào dải độ cứng rộng, chịu hóa chất tốt. Sản phẩm di chuyển không làm trầy xước nền nhà, cũng không lem màu làm mất thẩm mỹ. Ngoài ra, loại nhựa PU này còn rất thân thiện với môi trường.
Bánh xe đẩy hàng làm từ Nylon.
Bánh xe Nylon là loại bánh xe có khả năng chịu được tải trọng cực lớn, tối đa lên đến hàng tấn. Dòng sản phẩm có bền cao ngay cả khi sử dụng ở khu vực hóa chất như nước, xăng, dầu mỡ,… Vì vậy, sản phẩm được dùng phổ biến ở những khu công nghiệp, xưởng sản xuất…
Bánh xe đẩy hàng làm từ gang, sắt.
Loại bánh xe này được làm hoàn toàn từ chất liệu kim loại như gang, sắt hoặc inox và không có lớp vỏ cao su hoặc nhựa nào bọc bên ngoài bánh xe. Sản phẩm có tải trọng cao, tuổi thọ lớn, khả năng chịu nhiệt tương đối tốt. Vì vậy, sản phẩm thích hợp sử dụng trên mặt nền cứng và nhẵn trong các nhà máy, xí nghiệp.
Bánh xe đẩy hàng có tải giảm sốc.
Bánh xe tải giảm sốc có thiết kế dựa vào đặc tính lốp xe nén hơi để giúp chống sốc. Sản phẩm di chuyển êm ái, không tạo ra tiếng ồn. Loại bánh xe đẩy hàng này dễ dàng di chuyển trên những mặt đường gồ ghề, có nhiều vật cản nhỏ như sỏi đá hoặc gờ rãnh.
Bánh xe đẩy làm từ cao su chống tĩnh điện.
Dòng sản phẩm này được làm bằng cao su dẫn điện. Trong bánh xe cao su chống tĩnh điện có pha thêm kim loại nhằm tạo ra một mạch xuyên suốt để dẫn cho tĩnh điện trên mặt sàn truyền tới càng thép rồi xuyên qua bánh xe cao su xuống đất. Dòng sản phẩm có khả năng chống tĩnh điện đồng thời di chuyển êm ái, không tạo ra tiếng ồn.
Bánh xe đẩy làm từ Phenolic – Chịu Nhiệt.
Loại bánh xe chịu nhiệt này được làm bằng chất liệu Phenolic. Sản phẩm có khả năng chịu nhiệt độ cao lên tới 200–250 độ C. Bên cạnh đó, bánh xe chịu nhiệt Phenolic còn có khả năng chống chịu nước, dầu mỡ và các chất chống ăn mòn nhẹ… Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong cả gia đình và các ngành công nghiệp.
Bánh xe điều chỉnh được độ cao/thấp
Đây là dòng bánh xe thường được sử dụng để lắp đặt trên các loại thiết bị có trọng lượng nặng như máy in, thiết bị y tế,… và các loại nội thất như kệ, tủ,…
Bánh xe không càng, bánh xe rời
Bánh xe rời thường được lựa chọn khi cần thay thế theo nhu cầu riêng, tùy vào mục đích sử dụng của người dùng.
Bánh xe đẩy hàng làm từ inox 304 chống rỉ
Inox 304 là chất liệu rất bền, các loại bánh xe được làm từ chất liệu này có thể sử dụng trong môi trường ẩm ướt mà không cần lo bị han rỉ.
Bánh xe đẩy hàng làm từ cao su
Hiện nay các loại bánh xe làm từ cao su đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng chịu tải nặng cũng như có độ bền lâu của nó.
Khi nào cần thay mới bánh xe đẩy hàng?
Bánh xe bị mòn >30%
Dù bạn sử dụng bánh xe làm từ chất liệu nào đi chăng nữa thì chúng cũng sẽ bị mòn theo thời gian. Chính vì vậy nên khi bạn nhận thấy bánh xe đã mòn quá 30% thì bạn nên thay mới để tránh xảy ra tình trạng hỏng nặng hơn.
Bánh xe xuất hiện dấu hiệu nứt, vỡ
Nếu bánh xe có bất kì dấu hiệu nứt vỡ nào thì bạn nên thay thế chúng càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu thì có thể ảnh hưởng đến các thiết bị khác, thậm chí là gây rơi vỡ hàng hóa trong quá trình di chuyển.
Việc di chuyển khó khăn
Việc bánh xe bị bấp bênh, chệch hướng, kẹt cứng,… khi đang di chuyển có thể đến từ nhiều nguyên nhân, có thể là do địa hình không tốt, cũng có thể là có dị vật cản trở. Nhưng nếu vấn đề này xảy ra quá thường xuyên thì bạn nên khắc phục bằng cách thay bánh xe mới.
Lý do bạn nên kiểm tra bánh xe đẩy thường xuyên
Thay bánh xe đẩy thường xuyên sẽ giúp cho thiết bị của bạn luôn vận hành mượt mà nhất. Bên cạnh đó là giảm các rủi ro bị hỏng hóc hoặc ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác.
Các bạn nên kiểm tra bánh xe đẩy định kì và thay mới nếu thấy có bất kf dấu hiệu bất thường nào. Điều này vừa giúp thiết bị của bạn bền lâu, lại vừa giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí bảo dưỡng.
Lưu ý khi mua bánh xe đẩy
– Thông thường, khi cần thay thế lắp đặt bánh xe, cần chọn loại sản phẩm phù hợp với thiết bị của bạn như chiếc xe đẩy, xe nâng tay pallet, giường, tủ, kệ,…
– Nhìn chung, đa số những loại xe đẩy hàng thông dụng hiện nay thường sử dụng hai loại bánh xe chính là bánh xe gang sắt, bánh xe cao su. Bánh xe cứng thích hợp sử dụng trên những mặt sàn mềm như thảm, cát, cỏ,… Bánh xe mềm lại làm việc tốt hơn trên những mặt sàn cứng như đá, bê tông,…
– Tùy vào môi trường sử dụng, yêu cầu tải trọng và khả năng chi trả mà người dùng lựa chọn kích thước và chất liệu bánh xe sao cho phù hợp.
Hướng dẫn thay thế và lắp đặt bánh xe đẩy hàng
Quy trình lắp đặt bánh xe cho xe đẩy hàng tương đối đơn giản, người dùng có thể tự thao tác tại nhà. Nếu mua hàng tại Maxbuy, khách hàng được miễn phí giao lắp tận nhà.