Bảo tồn và phát huy ý nghĩa của các di sản văn hóa UNESCO
Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng
Đây là sự kiện trong khuôn khổ cuộc vận động quốc tế với chủ đề “Giáo dục Đạo đức Toàn cầu” do Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới phát động tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 8/2011 nhân Đại hội Liên hỉệp các Hội UNESCO thế giới và lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới được tổ chức tại Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp tham dự và chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 1993, là cánh tay nối dài công tác UNESCO của Nhà nước trong nhân dân, có nhiệm vụ tập hợp trí thức, đại chúng tham gia các chương trình, các hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn thuộc thầm quyền của UNESCO là Văn hóa, Khoa học, Giáo dục và Thông tin truyền thông nhằm đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao dân trí, tăng cường tình hữu nghị với bạn bè quốc tế, củng cố hoà bình và an ninh trên thế giới. Với mạng lưởi gần 120 tổ chức thành viên là các Hội UNESCO, các Trung tâm UNESCO, Câu lạc bộ UNESCO và hơn 12 nghìn hội viên chính thức và trên 100 nghìn hội viên tham gia.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng điều hành bàn chủ tịch
Nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ Việt Nam về công tác bảo tồn di sản, Liên hiệp các Hội UNESCO Vỉệt Nam giao cho Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hoá và Thể thao là đơn vị thành viên của Liên hiệp đứng ra tổ chức thường niên Chương trình ““Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam”. Lễ hội được ngành văn hóa Thủ đô coi là hoạt động chính thức và thường niên nhằm tôn vinh giá trị các di sản dân tộc. Đây còn là dịp để gìới thiệu với đại chúng vốn di sản văn hóa phi vặt thề của dân tộc như Hát Then, Hát Văn, Hát Bài Chỏi, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Chèo, Hát Ví Dặm, Hát Ca Trù, Hát Xấm, Trổng Hội… Qua đó, góp phần nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào vẽ nên văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
Ông George Christophides, Chủ tịch danh dự Liên hiệp UNESCO thế giới, Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Síp
Tính đến nay, Việt Nam có 40 di sản được UNESCO ghi danh vởi 6 loại hình danh hiệu, trong đó có 08 di sản trong Danh sảch di sản thế giởi, 12 di sản trong Danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, 01 di sản trong Danh sách di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, 07 Di sản tư liệu thuộc Chương trình kí ức thế gỉới (07 di sản), 09 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, 02 Công viên địa chất toàn cầu và 01 thành phố gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo.
Bên cạnh đó, theo Công ước 1972 về bảo tồn di sản vặn hoá và thiên thế giới, Việt Nam có 08 di sản được ghi danh vào Danh sách di sản thế giới là Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (công nhận lần 1 năm 1994, công nhận lần 2 năm 2000), Đô thị cổ Hội An (1999), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (2003, mở rộng năm 2015), Khu Trung tâm Hoàng Thảnh Thăng Long Hà Nội (2010), Thành Nhà Hồ (2011) Và Quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An (2014, di sản hỗn hợp văn hoá và thiên nhiên).
Ông Michael Croft, Trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội
Theo Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, Việt Nam còn có 12 di sản trong Danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại là Nhã nhạc cung đình Việt Nam (2008), Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (2008), Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đên Sóc (2010), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012), Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi lễ và trò chơi kéo co (2015, di sản đa quốc gia gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia), Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam, Hát Xoan Phú Thọ (2017), Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (2019), và 01 di sản trong Danh sách di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là Ca Trù (2009).
Theo Chương trình Ký ức thế giới, Việt Nam có 07 di sản tư liệu, trong đó có 2 di sản tư liệu thế giới (Mộc bản Triều Nguyễn và 82 Bìa đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê-Mạc) và 5 di sản tư lỉệu khu vực Châu Á-Thải Bình Dương (Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản trường học Phúc Giang, Văn thơ kiến trúc Cung đình Huế, Hoàng Hoa sử trình đồ); 09 Khu dự trữ sinh quyển thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ, Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Đồng Nai, Kiên Giang, Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm, Mũi Cà Mau, Lang Biang); 02 Công viên địa chất toàn cầu (Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Băng); và thảnh phố Hà Nội được gia nhập Mạng lưới thành phố Sáng tạo.
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao
Riêng đối với Cố đô Huế, đây được coi là nơi duy nhất còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật Cung Đình với hệ thống thành quách, Cung điện, Miếu đường, Đền đài, Lăng tẩm, Phủ đệ… Di sản văn hóa Huế là những kiệt tác nghệ thuật của nhân dân lao động trải qua bao thế hệ và đỉnh cao của những nghệ nhân tài năng nhất nước lúc bấy giờ. Tuy nhiên, các trận chiến ác liệt năm 1947, mùa Xuân năm 68… đã phá hủy hàng loạt công trình thuộc Kinh thành; điện Cần Chánh và hàng loạt cung điện trong Tử Cấm Thành bị thiêu rụi; Trấn Bình Đài bị quân Pháp và sau đó là quân đội Sài Gòn biến thành khu vực quân sự. Khu vực Văn Võ Miếu cũng chịu chung số phận như Trấn Bình Đài; đàn Nam Giao bị chặt trụi thông, các công trình như nhà Quan Cư, Binh Xá, Ẻ Sở, Thần Trù, Thần Khố, vòng tường thành ngoài cùng… đã bị triệt phá; những khu vực lăng tẩm, hoặc năm trong khu vực tranh chấp, hoặc là rơi vào khu vực thiếu an ninh nên bị huỷ hoại hoặc lãng quên trong bom đạn. Thêm vào đó, cảc thiên tai tàn khốc, như trận lũ năm 1953, trận bão năm 1985, trận lụt lịch sử năm 1999… đã tiếp tục tấn công và huỷ diệt cảc di tích. ..
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tham luận tại Hội nghị
Sau chiến tranh, toàn bộ khu vực Tử Cấm Thảnh gần như bị xoá sổ. Khu vực Hoàng Thành chỉ còn lại 62 công trinh so với 136 công trình kiến trúc lúc nguyên thuỷ. Khu vực Kinh thành còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng. Lăng Gia Long còn 10l15 công trình, lăng Minh Mạng còn 28/35 công trình, lăng Thiệu Trị còn 16/25 công trình, lăng Tự Đức còn 16/20 công trình, lăng Khải Định còn 16/20 công trình, khu vực Văn Miếu còn 1 1/15 công trình… Toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế sau chiến tranh còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ bao gồm: thành quách, cung điện, đền miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ… hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau, hoặc bị dột nát, nứt vỡ bờ nóc, bờ quyết, cảc cấu kiện chịu lực mục ruỗng, nhiều công trình hư hòng nghiêm trọng, có nguy2 cơ đổ sụp vào bất kỳ lúc nào 42 ha tường thành bị cây cỏ xâm thực, 100. OOOm2 ao hồ cân được nạo vét, 33 cầu cống và 20km đường đi trong các di tích bị hư hại nặng cần phải tu sửa cấp thiết…
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Theo ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao, trong thời gian tới, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, những biến chuyển nhanh chóng của đời sống xã hội chắc chẳn sẽ đòi hỏi những nỗ lực không ngừng nghỉ của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong công tác điều phối. Vì vậy, Liên hiệp sẽ tiếp tục đồng hành trong việc triển khai công tác Ngoại giao văn hóa và phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên vế hoạt động của cảc Hội Unesco, về công tác bảo tồn, bảo vệ, phát huy các loại hình danh hỉệu, qua đó góp phần thực hiện 3 định hướng công tác quan trọng. Trong đó, nâng cao nhận thức của cảc bộ, ngành, địa phương, cộng đồng, người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ, bảo tồn, phát huy bền vững cảc loại hình danh hiệu của UNESCO; Mở rộng, củng cố vai trò điều phối, hỗ trợ, giảm sát của UBQGVN đối vởi hoạt động của cảc Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn, các địa phương và hiệp hội UNESCO. Tận dụng ý tưởng và chất xám của chuyên gỉa UNESCO phục vụ phát triển đất nước, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, văn hóa; tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa, đấy mạnh hợp tác công tư nhằm triển khai tốt các chương trình hợp tác vởi UNESCO.