Bật mí top 5 di sản văn hoá đang được bảo tồn và phát huy tại Quảng Ngãi
Khi nhắc đến Quảng Ngãi không ít người sẽ liên tưởng ngay đến, bề dày lịch sử một thời hào hùng của dân tộc ta. Cho đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có rất nhiều di tích văn hoá, lịch sử được cấp tỉnh và cấp Quốc gia công nhận bảo vệ và xếp hạng. Vậy các di sản văn hoá đó là gì? Sẽ được Top 5 Quảng Ngãi chia sẻ ngay sau đây.
Mục lục bài viết
Thành cổ Châu Sa
Di sản văn hoá duy nhất còn sót lại của người Chăm Pa
Vị trí của thành
Thành Cổ Châu Sa là di tích bằng đất duy nhất còn sót lại của người Chăm. Thành được tọa lạc tại tả ngạn sông Trà Khúc, Huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi và cách trung tâm Tp khoảng 7km về phía Đông Bắc.
Đặc điểm của thành
Thành cổ Châu Sa có 2 lớp thành đó là:
- Thành nội: là hình chữ nhật gần vuông được đắp bằng đất, có chiều dài 580m và chiều rộng 540m, chiều cao thành từ 4-6m. Thành có 4 cửa mở giữa 4 tường thành, phía chân thành rộng 20-25m, phía mặt thành rộng 5-8m.
- Thành ngoại: là sự kết hợp giữa các đoạn đào đắp và địa hình tự nhiên. Thành chỉ được được đắp ở 3 cạnh đó là Đông, Tây và Bắc. Trong đó cạnh Tây và cạnh Bắc được đắp kiên cố, còn cạnh còn lại thì dựa vào địa hình đồi núi.
Giá trị lịch sử
Năm 1924 nhà khảo cổ học người Pháp tên Henri Parmentier tình cờ tìm thấy một bia đá, sau này gọi là “Bia đá Châu Sa”. Minh văn khắc trên 4 mặt bia đá có thông tin về 2 vị Vua đầu tiên của vương triều Indrapura đó là Indravarman II và Yaya Simhavarman.
Trải qua nhiều biến động lịch sử, từ nửa cuối thế kỷ XV. Nơi đây thuộc về triều đình phong kiến Đại Việt, được sử dụng làm thủ phủ của cơ quan cai quản đạo Thừa tuyên Quảng Nam, nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Thành cổ Châu Sa đã được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 25/1/1994.
Thành cổ Quảng Ngãi
Thành cổ Quảng Ngãi ngày nay – Nơi để tưởng nhớ về giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc ta
Vị trí Thành
Thành cổ Quảng Ngãi hay còn có tên gọi khác là Cẩm Thành, nằm cách QL1A 200m về phía Đông thuộc P. Nguyễn Nghiêm, Tp.Quảng Ngãi. Tòa thành được xây vào năm 1807 dưới thời Gia Long và đến năm 1815 thì công trình hoàn tất. Tòa thành được dùng làm hành cung và là nơi đặt cơ quan chính quyền tỉnh Quảng ngãi, cho đến khi bị phá huỷ bởi chiến tranh.
Đặc điểm
Thành cổ Quảng Ngãi được xây dựng bằng đá tổ ong, theo lối kiến trúc Vauban, có hình bình đồ vuông, mỗi cạnh trên 500m, tổng diện tích trên 26 ha. Mặt tiền của thành quay về phía bắc, nhìn hướng về kinh đô Huế.
Thành cổ lấy sông Trà Khúc làm nhược thuỷ, lấy núi Thiên Ấn làm minh đường. Hai bên hữu long, tả hổ là núi Ông (Quảng Phú) và núi Đá Đen (Phú Thọ), lấy ngọn Thiên Bút làm hậu chẩm. Thành nằm giữa lòng thiên nhiên xinh đẹp, tạo nên sự hài hòa của cảnh quan kiến trúc.
Giá trị lịch sử
Theo sử sách ghi lại thì Cẩm Thành đã bị chiến trang san bằng, không để lại bất cứ một dấu tích nào. Ngày nay để tưởng nhớ về giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc, một Toà thành cổ đã được phục chế và đặt ngay vị trí tọa lạc của Cẩm Thành.
Để di sản văn hóa dân tộc không bị thất truyền, Thành cổ Quảng Ngãi thường xuyên tổ chức các buổi trưng bày, trải nghiệm, giao lưu văn hoá. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc cho các thế hệ sau này.
Chùa Thiên Ấn
Chùa Thiên Ấn – Di sản văn hoá tâm linh của người dân Quảng Ngãi
Vị trí chùa
Chùa Thiên Ấn – Di tích lịch sử, văn hoá cấp Quốc gia được công nhận vào năm 1990. Chùa tọa lạc trên núi Thiên Ấn, thuộc Xã Tịnh Ấn Đônng, Huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi. Cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 3km, về phía Bắc sông Trà Khúc.
Đặc điểm
Kiến trúc Chùa khá đơn giản, bao gồm: cổng tam quan, cổng điện, nhà phương trượng và các hạng mục Phật giáo.
Trong khuôn viên Chùa có một giếng cổ tương đối sâu, được đào từ lâu đời và có tên gọi là Giếng Phật. Ngoài ra, Chùa còn có quả chuông khá lớn, được thỉnh về từ làng đúc đồng Chí Tượng năm 1845, dưới thời vua Thiệu Trị, được gọi là Chuông Thần.
Khu vực phía Đông bên hàng cây đại thụ là khuôn viên bia mộ. Với những ngôi bửu tháp nhiều tầng theo số lẻ, mang hình hoa sen. Đây là nơi chôn cất của các vị sư tổ và thiền sư trụ trì chùa.
Phía Tây Nam là phần mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Được xây dựng dựa trên lối kiến trúc hiện đại và lăng mộ truyền thống Đông Phương vừa đơn giản, vừa trang trọng.
Giá trị lịch sử
Chùa được khởi dựng vào năm 1694 và hoàn thiện vào cuối 1965. Tổ khai sinh Chùa là thiền sư Pháp Hoá, người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa thuộc dòng thiền Lâm Tế. Trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng, Chùa đã thu nạp rất nhiều tăng ni, phật tử và dần trở nên nổi tiếng.
Cho đến nay, Chùa đã trải qua 5 lần trùng tu. So với những ngôi chùa cổ nơi khác, Chùa Thiên Ấn không quá nổi bật về kiến trúc. Tuy nhiên, Chùa được tọa lạc tại một vị thế đắc địa, nơi đây được xem như thế đất thiêng trong tâm tưởng của mỗi người dân Quảng Ngãi.
Xưa Thiên Ấn được ví như đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi, và được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả miền Trung. Vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi được liệt hạng danh sơn và ghi vào từ điển, có sắc phong “Thiên Ấn Tự. Đây là di sản văn hoá tâm linh được người dân Quảng Ngãi bảo tồn và phát huy giá trị lâu đời.
Chùa Hang Quảng Ngãi
Tổng quan khung cảnh Chùa Hang trên huyện đảo Lý Sơn
Vị trí chùa
Nói đến vùng đảo Lý Sơn thì có gần 100 di tích lịch sử, văn hoá tâm linh, trong dó có 1/3 công trình được xếp hạng. Và 1 trong số đó là Chùa Hang – Nơi đã được công nhận là di sản văn hoá cấp Quốc gia vào tháng 7/1994. Chùa được tọa lạc tại làng An Hải thuộc vùng đảo lý Sơn, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 24km về phía Đông.
Đặc điểm
Chùa có khoảng sân trước rộng lớn, xung quanh là những cây bàng cổ thụ có từ trăm năm nay. Giữa sân có một hồ sen và bức tượng Phật Bà Quan m lớn hướng ra biển.
Phần chánh điện của chùa Hang nằm sâu trong hang núi đá, chiều dài khoảng 35m và chiều rộng khoảng 30m. Chùa có hình dạng như hàm con ếch, ngoài cao và trong thấp dần. Nơi để các Phật tử và khách tham quan lễ Phật có chiều cao 3m. Và theo lối mòn thời gian, do độ giãn nở của đá, chiều cao của hang đá này ngày càng thấp dần.
Giá trị lịch sử
Sở di có tên gọi là Chùa hang, do chùa được nằm sâu trong hang đá trên vùng đảo Lý Sơn. Theo một bài viết về nguồn gốc đảo Lý Sơn, thì đảo này được hình thành vào đầu thế kỷ XVII do núi lửa phun trào nham thạch.
Và có tương truyền rằng, ngày xưa, trong phần chánh điện của ngôi chùa có đường lên trời và đường xuống âm phủ. Ngày nay, khi vào chánh điện chùa ta vẫn thấy góc bên phải, có một con đường thông sâu vào trong núi, dài khoảng hơn 20m, đường vào rất nhỏ và tối.
Chùa Hội Phước Quảng Ngãi
Chùa Phước Hội Quảng Ngãi
Vị trí chùa
Một di sản văn hoá khác cần nhắc đến nữa đó chính là Chùa Hội Phước. Chùa được thành lập năm 1938 và từng được trùng tu năm 1962. Hiện nay, chùa được tọa lạc tại số 10/110 đường Quang Trung, Tp. Quảng Ngãi. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông và là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng tại vùng đất Quảng Ngãi.
Giá trị lịch sử
Chùa nằm trên phần diện tích đất 3510m2 thuộc làng Chánh Lộ. Trải qua 9 năm kháng chiến I, chùa không có Tăng sĩ trụ trì nên việc hương khói do 1 thủ tự trông coi.
Mãi đến sau hiệp định Genève 1954, hòa bình được lặp lại, các tín đồ mời thầy Thích Giải An về trụ trì chùa. Đến năm 1958, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi xây dựng lại chùa, lấy tên là “Chùa Tỉnh giáo hội Phật giáo Quảng Ngãi” và thỉnh Thích Giải Hậu về trụ trì tại nơi đây.
Đến 13/3/1969 ngài viên tịch và được tọa tháp tại phía Tây Nam vườn Chùa. Nhờ sự đạo duyên của hữu đạo thập phương và sự tận tụy của đồ chúng từ năm 1961, đến 1963 công việc trùng tu hoàn thành. Và được đổi tên chính thức thành chùa Phước Hội.
Hy vọng những thông tin được Top 5 Quảng Ngãi tổng hợp và biên tập sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu các di sản văn hóa Quảng Ngãi.
Nếu thích thì like, hay thì share bạn nhé!
Xem thêm: