Bảy trường đại học Việt Nam vào xếp hạng thế giới dựa trên thành tựu học thuật
09:16 23/11/2018
Tổ chức Xếp hạng đại học thế giới thông qua thành tựu học thuật (University Ranking by Academic Performance – URAP) vừa công bố bảng xếp hạng 2.500 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2018 – 2019, trong đó có bảy trường đại học của Việt Nam.
Đứng ở vị trí 1.253 thế giới, tăng 42 bậc so với năm 2017 – 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục dẫn đầu 7 trường đại học của Việt Nam có tên trong
bảng xếp hạng URAP
Trong khi đó, sau khi tăng thứ hạng 471 bậc so với năm ngoái, lên vị trí xếp hạng 1.422 thế giới, Đại học Tôn Đức Thắng đã vượt qua Đại học Bách Khoa Hà Nội để chiếm vị trí thứ hai trong các nhóm trường Việt Nam.
Năm trường đại học còn lại bao gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội (vị trí 1.549 thế giới), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (1.550), Đại học Y Hà Nội (2.061), Đại học Cần thơ (2.285) và Đại học Sư phạm Hà Nội (2.467).
STT
Tên trường đại học
Năm 2017 – 2018
Năm 2018 – 2019
1
Đại học Quốc gia Hà Nội
1253
1211
2
Đại học Tôn Đức Thắng
1893
1422
3
Đại học Bách Khoa Hà Nội
1649
1549
4
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1652
1550
5
Đại học Y Hà Nội
2061
6
Đại học Cần Thơ
2305
2285
7
Đại học Sư phạm Hà Nội
2495
2467
Vị trí các trường đại học của Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng của URAP giai đoạn 2017 – 2019. Nguồn: URAP.
Đứng đầu bảng xếp hạng của URAP là Đại học Harvard (Mỹ). Các vị trí tiếp theo lần lượt là Đại học Toronto (Canada), Đại học Oxford (Anh) và Đại học Stanford (Mỹ).
URAP là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Đại học Kỹ thuật Trung Đông (METU) của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2009. Bản thân METU đứng trong khoảng từ 601 – 800 trong bảng xếp hạng các đại học xuất sắc nhất thế giới của Times Higher Education (THE) năm nay.
Mục tiêu chính của URAP là phát triển một hệ thống xếp hạng cho các trường đại học trên thế giới dựa vào những chỉ số thành tích học thuật – phản ánh chất lượng và số lượng công bố các ấn phẩm học thuật của họ. Bảng xếp hạng của URAP là ấn phẩm thường niên, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2010.
URAP xếp hạng các trường đại học trên thế giới dựa trên 6 tiêu chí chính và trọng số cho điểm như sau: (1) Số lượng bài báo được công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao trong năm gần nhất (21%), (2) Số lượng trích dẫn các bài báo đăng trên những tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao trong 5 năm gần nhất (21%), (3) Số lượng công trình nghiên cứu được công bố quốc tế trong 5 năm gần nhất (10%), (4) Tổng tác động của các bài báo (18%), (5) Tổng tác động trích dẫn (18%), hợp tác quốc tế (15%). Dữ liệu được dùng để xếp hạng là Web of Science (ISI) – cơ sở dữ liệu khoa học hàng đầu thế giới.
Chỉ số
Ý nghĩa
Thời gian lấy dữ liệu
Bài báo
Năng suất khoa học hiện tại
2017
Trích dẫn
Tác động nghiên cứu
2013-2017
Tổng số bài báo
Năng suất khoa học
2013-2017
Tổng tác động của các bài báo
Chất lượng nghiên cứu
2013-2017
Tổng tác động trích dẫn
Chất lượng nghiên cứu
2013-2017
Hợp tác quốc tế
Cộng tác với đại học nước ngoài
2013-2017
Các chỉ số đánh giá của URAP trong bảng xếp hạng năm 2018 – 2019
Đánh giá về mức độ uy tín của bảng xếp hạng URAP, TS Lê Văn Út – Trưởng phòng Quản lý phát triển khoa học và công nghệ Đại học Tôn Đức Thắng – chia sẻ với báo Khoa học và Phát triển: “Trong bảng xếp hạng của URAP, cả chất lượng, số lượng bài báo công bố và hiệu suất hợp tác nghiên cứu quốc tế đều được sử dụng làm chỉ số đánh giá. Việc sử dụng dữ liệu được biết đến rộng rãi và đáng tin cậy như Web of Science đã góp phần vào tính khách quan của hệ thống xếp hạng này. Ngoài ra, đơn vị thực hiện xếp hạng là khoa trắc lượng thông tin của METU chuyên về khoa học dữ liệu”.
Theo: khoahocphattrien.vn