Biển báo cấm trong luật giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất
Biển báo cấm trong luật giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất đem đến với bạn kiến thức vê tất cả các loại biển báo cấm cần nhớ.
Mục lục bài viết
Biển báo cấm là gì?
– Đước quy định theo chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 do Bộ GTVT ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7 quy định nhiều loại biển cấm mà tài xế cần biết.
- Biển báo cấm là biển báo có tác dụng cấm tất cả những thứ có ghi hoặc để hình ảnh trên biển.
Xem thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô Hà Nội <<
Các loại biển báo Cấm trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm những gì?
Sau đây Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Nam Tiến sẽ cung cấp đến bạn kiến thức đẩy đủ nhất về tất cả các loại biển báo cấm mà bạn cần ghi nhớ trước khi tham gia giao thông.
– Đặc điểm nhận biết: là biển hình tròn có viền màu đỏ và có gạch chéo trước những hình ảnh màu đen bị cấm, vv.
Các loại biển báo cấm ở Việt Nam là:
1. Đường cấm: Biển báo đường cấm là biển báo cấm tất cả các phương tiện tham gia giao thông đi lại cả hai hướng, trừ xe ưu tiên theo luật quy định.
2. Cấm đi ngược chiều: là biển báo đường cấm tất cả các phương tiện tham gia giao thông đi vào theo chiều đặt biển.
3. Cấm ô tô ( Cấm cả xe mô tô 3 bánh): là biển báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả mô tô 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
4. Cấm ô tô rẽ phải: là biển báo đường cấm xe ô tô rẽ phải ( Kể cả xe mô tô ba bánh ) trừ các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
5. Cấm ô tô rẽ trái: là biển báo đường cấm xe ô tô rẽ trái và được phép quay đầu xe, trừ các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
6. Cấm xe máy ( Cấm mô tô 2 và 3 bánh): là biển báo đường cấm tất cả các loại xe máy và mô tô đi qua, trừ các loại xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
7. Cấm mô tô và ô tô: là biển báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe mô tô đi qua trừ xe gắn máy và xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
8. Cấm ô tô tải: là biển báo đường cấm tất cả các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ, hiệu lực cấm với kẻ xe máy kéo và xe máy chuyên dùng.
9. Cấm ô tô tải theo trọng lượng: là biển đường cấm trọng lượng của xe ô tô tải được tính theo tấn ghi trên biển đi vào.
10. Cấm ô tô tải chở hàng nguy hiểm: Biển báo 9 cấm tất cả các loại xe ô tô tải chở hàng nguy hiểm.
11. Cấm ô tô khách và ô tô tải: là biển báo đường cấm ô tô khách và các loại xe ô tô tải kể cả máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua, trừ các loại xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
12. Cấm ô tô khách: là biển báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm xe buýt.
13. Cấm xe Taxi: là biển báo đường cấm ô tô taxi đi lại. Trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi cấm giờ.
14. Cấm ô tô kéo rơ moóc: là biển báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kéo theo rơ moóc kể cả xe mô tô, máy kéo, xe ô tô khách kéo theo rơ moóc đi qua, trừ các loại xe ô tô sơ mi rơ moóc và các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ ( có kéo theo rơ moóc ).
15. Cấm xe sơ- mi- rơ- moóc: là biển báo đường cấm các loại xe sơ- mi- rơ- moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên ( có dạng xe sơ- mi- rơ- moóc hoặc có kéo theo rơ- moóc) theo quy định.
16. Cấm máy kéo: là biển báo đường cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.
17. Cấm xe đạp: là biến báo đường cấm xe đạp đi qua. Biết này không có giá trị cấm tất cả những người dắt xe đạp đi qua.
18. Cấm xe đạp thồ: là biển báo đường cấm xe đạp thồ đi qua. Biển này không có giá trị cấm người dắt loại xe này.
19. Cấm xe gắn máy: là biển báo đường cấm xe gắn máy dưới 50 cm3 đi qua. Biển không có giá trị cấm đối với xe đạp, xe máy, moto và các xe ô tô cùng với các xe ưu tiên.
20. Cấm xe ba bánh loại có động cơ: là biển báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy v.v… đi vào.
21. Biển cấm các loại xe kéo: là biển báo đường cấm tất cả các xe gắn máy hai bánh kéo thêm bất cứ thứ gì ở đằng sau và có hiệu lực cấm cả xe ba bánh có động cơ đi vào.
22. Cấm xe ba bánh loại không có động cơ: là biển báo đường cấm các loại xe ba bánh, kể cả xe tự chế thô sơ loại không có động cơ như xích lô, xe lôi đạp v.v… không được phép đi vào.
23. Cấm người đi bộ: là biển báo đường cấm người đi bộ đi qua lại.
24. Cấm xe người kéo, đẩy: là biển báo đường cấm xe người kéo đẩy đi qua. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của những người khuyết tật ( Xe lăn).
25. Cấm xe súc vật kéo: là biển báo đường cấm xe súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo hay trở trên lưng đi qua.
26. Hạn chế trọng lượng xe: là biển báo đường cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ có trọng lượng toàn bộ ( cả xe và hàng) vượt quá chỉ số ghi trên biển tính bằng tấn đi qua.
27. Hạn chế trọng lượng trên trục xe: là biển báo đường cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ có trọng lượng toàn bộ( cả xe và hàng) phân bố trên 1 trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển tính bằng tấn đi qua.
28. Hạn chế chiều cao: Biển này có hiệu lực cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ có chiều cao ( tính đến điểm cao nhất cả xe và hàng hóa) vượt quá chỉ số ghi trên biển tính bằng mét đi qua.
29. Hạn chế chiều ngang: Biển này có hiệu lực cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ có chiều ngang ( cả xe và hàng hóa) vượt quá chỉ số ghi trên biển tính bằng mét đi qua.
30. Hạn chế chiều dài của ô tô: là biển báo đường cấm tất cả các loại xe ( cơ giới và thô sơ), kể cả các loại xe được ư tiên theo luật giao thông đường bộ, có độ dài toàn bộ ( cả xe và hàng ) vượt quá trị số ghi trên biển tính bằng mét đi qua.
31. Hạn chế chiều dài ô tô kéo moóc: là biển báo đường cấm các loại phương tiện giao thông đường bộ kéo theo rơ moóc kể cả ô tô sơ mi rơ moóc và các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ kéo theo rơ moóc có độ dài toàn bộ ( cả xe, rơ moóc và hàng ) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
32. Cự ly tối thiểu giữa hai xe: là biển báo xe ô tô phải đi cách nhau 1 khoảng tối thiểu. Biển này có hiệu lực cấm các xe ô tô không được đi cách nhau với cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển tính bằng mét, kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
33. Dừng lại: là biển báo đường buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người lái xe chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông.
34. Cấm rẽ trái: là biển báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái ở những vị trí đường giao nhau trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
35. Cấm rẽ phải: là biển báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái ở những vị trí đường giao nhau trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
36. Cấm quay xe đầu xe: Có tác dụng cấm các loại xe cơ giới và thô sơ quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm các phương tiện rẽ trái.
37. Cấm rẽ trái và quay đầu xe: là biển báo đường cấm các loại xe rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu, trừ các loại xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
38. Cấm rẽ phải và quay đầu xe: là biển báo đường cấm các loại xe rẽ phải và đồng thời cấm quay đầu, trừ các loại xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
39. Cấm ô tô quay đầu xe: là biển báo đường cấm xe ô tô và mô tô 3 bánh quay đầu (theo kiểu chữ U), trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm rẽ trái.
40. Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe: là biển báo cấm ô tô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu sang phải, trừ các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
41. Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe: là biển báo cấm ô tô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu sang trái, trừ các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
42. Cấm vượt: là biển cấm đường có hiệu lực cấm tất cả các xe cơ giới vượt nhau, kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ. Biển này cho phép vượt các xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
43. Cấm ô tô tải vượt: là biển báo đường có hiệu lực cấm các loại ô tô tải có khối lượng chuyên chở ( theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ) lớn hơn 3.500kg ( 3,5 tấn) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Biển này cho phép vượt xe máy 2 bánh và xe gắn máy. Biển này không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt xe ô tô tải.
44. Tốc độ tối đa cho phép: là biển báo đường có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đường bộ chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển ( tính bằng km/h) trừ các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ.
45. Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm: là biển cấm đường có hiệu lực cấm tất cả các xe cơ giới đường bộ chạy vào ban đêm với tốc đa và không vượt quá giá trị trên biển ( tính bằng km/h), trừ một số trường hợp ưu tiên được quy định. biển này chỉ áp dụng cấm theo thời gian bắt đầu và kết thúc ghi trên biển.
46. Tốc độ tối đa trên từng làn đường: Đây là biển ghép quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường và không vượt quá tốc độ ghi trên biển.
47. Biển hết hạn chế tốc độ tối đa: Đây là biển hết hạn chế tốc độ tối đa theo biển.
48. Cấm bóp còi: đây là biển báo đường cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi khi di chuyển.
49. Kiểm Tra: Biển báo này giúp thông báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông biết nơi có đặt trạm kiểm tra, các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định.
50. Cấm dừng và đỗ xe: là biển cấm có hiệu lực cấm tất cả các xe cơ giới đừng bộ dừng lại và đỗ lại ở đường nơi đặt biển.
51. Cấm đỗ xe: Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở đường nơi có đặt biển bất kể ngày nào.
52. Cấm đỗ xe ngày lẻ: Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở đường nơi có đặt biển vào những ngày lẻ.
53. Cấm đỗ xe ngày chẵn: Cấm các loại xe cơ giới đỗ ở đường nơi có đặt biển vào những ngày chẵn.
54. Nhường đường cho xe ngược chiều đi qua đường hẹp: là biển báo cho các loại phương tiện giao thông đường bộ ( cơ giới và thô sơ ), kể cả các xe được ưu tiên theo luật giao thông đường bộ đi theo chiều nhìn thấy biển phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đi theo chiều ngược lại khi đi qua các đoạn đường và cầu hẹp.
55. Hết cấm vượt: Đây là biển thông báo cho người lái xe hết hiệu lực cấm vượt nhau ở biển 41 và 42, dành cho cả ô tô, xe tải và các xe ưu tiên đều có thể vượt.
56. Hết hạn chế tốc độ tối đa: Biết này thông báo cho người lái xe biết hết hiểu lực của biển (44) tốc độ tối đa cho phép đã hết tác dụng. Người lái xe có thể lái xe tốc độ tối đa cho phép theo quy định của luật giao thông đường bộ.
57. Hết toàn bộ lệnh cấm: Thông báo hết hiệu lực đối với các biển ( cự ly tối thiểu giữa hai xe) và từ biển 42 đến biển 52 đặt trước đó cũng hết tác dụng.
58. Cấm đi thẳng: đây là biển báo đường đặt trước nơi giao nhau và có hiệu lực cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ ( cơ giới và thô sơ ) đi thẳng ở nơi đường giao nhau.
59. Cấm rẽ trái và phải: đây là biển báo đường đặt trước nơi giao nhau và có hiệu lực cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ ( cơ giới và thô sơ ) rẽ trái và phải ở nơi đường giao nhau.
60. Cấm đi thẳng và rẽ trái: Có tác dụng khi đặt trước nơi giao nhau và có hiệu lực cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ ( cơ giới và thô sơ ) đi thẳng và rẽ trái ở nơi đường giao nhau.
61. Cấm đi thẳng và rẽ Phải: Có tác dụng khi đặt trước nơi giao nhau và có hiệu lực cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ ( cơ giới và thô sơ ) đi thẳng và rẽ phải ở nơi đường giao nhau.
62. Biển cấm xe công nông và các loại xe tương tự: Có tác dụng cấm tất cả các loại xe công nông và các loại xe tương tự đi qua.
63. Biển cấm theo giờ: Có tác dụng cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ theo giờ trong thành phố, thị xã thì phải đặt biển phụ 63 và 64 dưới biển cấm, và có chú thích bằng tiếng việt, phụ đề tiếng anh trong biển này nếu cần.
64. Cấm theo giờ: Khi cần báo hiệu cấm tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ theo giờ trong thành phố, thị xã thì phải đặt biển phụ 63 và 64 dưới biển cấm, và có chú thích bằng tiếng việt, phụ đề tiếng anh trong biển này nếu cần.
Biển báo giao thông gồm những dạng biển nào?
Biển báo giao thông bao gồm:
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển báo hiệu lệnh.
+ Biển báo chỉ dẫn.
+ Biển báo phụ.
+ Vạch kẻ đường.
+ Hotline 0927.679.222 Liên hệ: Zalo hoặc facebook.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Trung tâm đào tạo lái xe Nam Tiến. Nếu các bạn có nhu cầu học lái xe hãy liên hệ với chúng tôi một cách nhanh chóng nhất để được tư vấn và được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các bạn.