Biện pháp nhân hóa là gì? Ví dụ & bài tập chi tiết
Nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng Việt có giá trị nghệ thuật cao nhất. Hãy cùng giuphoctot.com tìm hiểu thế nào làm biện pháp tu từ nhân hóa? Phân loại, tác dụng, ví dụ về các phép nhân hóa phổ biến trong thơ ca, tục ngữ Việt Nam.
Mục lục bài viết
Khái niệm biện pháp nhân hóa là gì?
a – Khái niệm phép nhân hóa
Nhân hóa là biện pháp tu từ từ vựng bằng cách sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, trạng thái, suy nghĩ, tên gọi, hình dáng, phẩm chất, đặc điểm… vốn chỉ dành để xưng hô, để gọi cho con người để miêu tả các đồ vật, con vật, sự vật, cây cối và khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi và có hồn hơn.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì biện pháp nhân hóa là cách biến hóa một vật không phải người thành một phần của cơ thể con người như suy nghĩ, hành động…
b – Những tác dụng của phép nhân hóa trong tiếng Việt
-
Tác dụng chính của biện pháp nhân hóa là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, câu thơ và giúp thổi hồn vào những vật vô tri, vô giác thành những hình ảnh sống động, chân thực.
-
Về phía người viết, người nói thì phép nhân hóa giúp diễn đạt, mô phỏng hay phóng đại sự vật, hiện tượng thêm sức sống mới.
-
Về phía người nghe thì phép nhân hóa giúp người đọc, người nghe cảm nhận sâu sắc nhất về nội dung và ý nghĩa của câu văn, đoạn văn.
c – Dấu hiệu nhận biết phép nhân hóa
-
Nếu các em thấy những từ ngữ thường để chỉ, để gọi tên người như anh, chị, cô, chú, em, bác, cha, me.. mà dùng để chỉ vật thì đó là phép nhân hóa.
-
Hoặc các từ dùng để chỉ bộ phận của con người như tay, chân, mắt, miệng, tóc, tai… mà dùng để mô tả cho sự vật thì đó cũng là phép nhân hóa.
-
Các từ dùng để mô tả trạng thái, suy nghĩ, tính cách của con người như cười, khóc, ngủ, hiền thành, dữ tợn, mạnh mẽ… mà để nói về sự vật thì đó chắc chắn là sử dụng phép tu từ nhân hóa.
d – Ví dụ phép nhân hóa
Trong kho tàng ca dao – tục ngữ – thành ngữ hay trong thơ ca Việt Nam có rất nhiều phép nhân hóa được sử dụng. Các em có thể tham khảo một số ví dụ sau nha.
Ví dụ phép nhân hóa trong ca dao – tục ngữ
-
Ví dụ 1: Núi cao bởi có đất bồi – Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ? Câu ca dao trên lấy hai danh từ “núi, đất” để nói về cách ứng nhân xử thế trong cuộc sống.
-
Ví dụ 2: Trâu ơi ta bảo trâu này – Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta. Người nông dân đang nói chuyện với con trâu như nói chuyện với một người bạn, một người đồng hành với mình trong công việc đồng áng.
-
Ví dụ 3: Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. Từ “ơi” thường được sử dụng để gọi tên người nhưng trong câu ca dao được nhân hóa lên thành tiếng gọi dành cho ngọn núi.
Ví dụ phép nhân hóa trong thơ ca
Các nhà thơ rất thích sử dụng biện pháp nhân hóa để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.
-
Ví dụ 1: Trăng vào cửa sổ đòi thơ – Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Trăng mà biết đòi thơ na? Đây là cách nhân hóa mà Hồ Chí Minh đã sử dụng để nói về vẻ đẹp của ánh trăng.
-
Ví dụ 2: Thân gầy guộc, lá mong manh – Mà sao nên lũy nên thành tre ơi! Cách gọi cây tre như một người bạn tâm giao.
Tham khảo thêm các phép tu từ khác:
Phân loại các phép tu từ nhân hóa
Trong ngữ pháp tiếng Việt thì biện pháp nhân hóa được chia thành 3 loại gồm:
1 – Phép nhân hóa dùng những từ vốn để gọi người để gọi sự vật
Các từ vốn để gọi người là những từ mà chúng ta thường xuyên sử dụng để giao tiếp, xưng hô trong cuộc sống như chào, thưa, dạ, anh, chị, chú, bác, ông, bà…
-
Ví dụ 1: Cháu vẽ
ông mặt trời
– miệng ông cười thật tươi. Mặt trời được nhân hóa thành ông.
-
Ví dụ 2:
Chị ong
nâu nâu nâu nâu – Chị bay đi đâu đi đâu? Con ong được nhân hóa thành chị.
-
Ví dụ 3: Chị hồng nhung tươi cười với gió. Nhân hóa bông hoa hồng đang tươi cười.
2 – Phép nhân hóa dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật
Những hoạt động của con người như khóc, cười, giận hờn, buồn, vui, mừng, nhảy, múa, chém, đánh… Đây thường là những động từ hay tính từ
-
Ví dụ 1: Sông Hương vui tươi hẳn lên … Sông hương trở nên dịu dàng và say đắm. Tính từ “dịu dàng, vui tươi” được sử dụng để nhân hóa tính cách sông Hương.
-
Ví dụ 2: Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Biện pháp nhân hóa khẩu súng ( một vật vô tri, vô giác ) thành biết ngửi như con người.
-
Ví dụ 3: Những đám mây đang dạo chơi trên bầu trời. Nhân hóa đám mây đi dạo chơi như con người.
3 – Phép nhân hóa trò chuyện với vật như con người
Con vật chắc chắn không biết nói nhưng với phép nhân hóa sẽ mô tả con vật có thể trò chuyện, giao tiếp với con người như những người bạn với nhau.
-
Ví dụ 1: Trâu ơi ta bảo trâu này. Cách trò chuyện giữa vật với người như một người bạn với nhau.
-
Ví dụ 2: Chị trăng ơi! Có chú cuội trên đó không?
4 – Cách đặt câu có phép nhân hóa
Việc sử dụng và đặt những câu văn, đoạn văn có biện pháp nhân hóa tương đối đơn giản, các em có thể áp dụng các phương pháp như:
-
Cách 1: Hãy gọi các sự bằng những từ ngữ để gọi tên con người như chú gà trống, chú voi con, chú chó con…
-
Cách 2: Dùng các từ chỉ các bộ phận, hoạt động, trạng thái, tính cách của con người đề mô tả con vật, đồ vật, cây cối…
-
Cách 3: Sử dụng cách xưng hô thân mật với con vật như con người.
Bài tập biện pháp tu từ nhân hóa
Bài tập 1: Đọc các câu dưới đây và cho biết câu nào sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh.
a ) quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy
b ) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dòn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
c ) Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại càng dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lịm.
Đáp án bài tập 1:
Câu a: Sử dụng biện pháp nhân hóa mô tả quả sim như một con trâu mộng.
Câu b: Sử dụng phép tu từ nhân hóa cây nhãn như một người mẹ. Sử dụng pháp tu từ so sánh để so sánh cây nhãn như người mẹ.
Câu c: Sử dụng phép nhân hóa quả nhãn như sữa mẹ.
Bài tập 2: Hãy tìm những câu có hình ảnh nhân hóa trong các câu dưới đây
a ) Căn biệt thự như một tòa lâu đài khổng lồ.
b ) Chú gà trống vươn cổ gáy một hồi thật dõng dạc.
c ) Chiếc cặp đã trở thành bạn thân của em.
Đáp án bài tập 2:
-
Câu a không có từ nào sử dụng phép nhân hóa.
-
Câu b: Có sử dụng phép nhân hóa là chú gà trống.
-
Câu c: Từ nhân hóa là chiếc cặp như bạn thân.
Bài tập 3: Hãy đặt một vài câu có sử dụng phép nhân hóa dùng để gọi tên vật, hoạt động của con người.
Đáp án bài tập 3:
-
Bác mặt trời tỏa ánh nắng chói chang.
-
Mấy chị ong đang bay đi tìm mật,
-
Anh bút chì chăm chỉ học tập cùng em.
-
Cô mèo nhà em đủng đỉnh lắm.
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về biện pháp nhân hóa trong tiếng Việt mà giuphoctot.com muốn giúp các em có thể hiểu và phân biệt với các phép tu từ khác.