Biện pháp so sánh là gì? Ví dụ & bài tập chi tiết
So sánh là một trong những biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng nhiều và phổ biến trong văn học nói chung và cả trong giao tiếp. Vậy biện pháp so sánh là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng phép tu từ này sẽ được giuphoctot.com giải thích chi tiết trong bài viết này.
Khái niệm biện pháp so sánh là gì
a – Khái niệm phép so sánh
Biện pháp so sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác và giữa chúng nét tương đồng giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, câu thơ.
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì biện pháp so sánh là phép so sánh sự khác nhau giữa hai sự vật với nhau.
b – Cấu tạo phép tu từ so sánh
Phép tu từ so sánh thường có 3 loại cấu tạo chính gồm:
1. Cấu tạo A là B
Có nghĩa là so sánh vế A bằng vế B với từ so sánh “là”
-
Ví dụ 1: Quê hương
là
chùm khế ngọt. So sánh quê hương với chùm khế ngọt.
-
Ví dụ 2: Con trâu
là
đầu cơ nghiệp. So sánh con trâu là công cụ, là tài sản quan trọng của người nông dân.
-
Ví dụ 3: Người ta
là
hoa của đất. So sánh một người có tài năng như một loài hoa.
2. Cấu tạo A như B
Đây là cấu tạo biện pháp so sánh phổ biến và dễ phân biệt nhất, so sánh vế A như vế B và giữa hai vế là từ “như”
-
Ví dụ 1: Anh bỗng nhớ em
như
đông về nhớ rét – Tình yêu ta
như
cánh kiến hoa vàng
-
Ví dụ 2: Tình yêu
như
liều thuốc đắng.
-
Ví dụ 3: Tháng giêng ngon
như
một cặp môi gần ( Vội vàng – Xuân Diệu).
3. Cấu tạo kiểu so sánh bao nhiêu … bấy nhiêu…
Kiểu so sánh này có thể ít phổ biến và ít gặp trong các kỳ thi kiểm tra nhưng các em cần ghi nhớ nếu gặp trường hợp này nha.
-
Ví dụ 1: Còn
bao nhiêu
nước nghĩa tình
bấy nhiêu
.
-
Ví dụ 2: Qua đình ngả nón trông đình – Đình
bao nhiêu
ngói thương mình
bấy nhiêu
c – Tác dụng của phép so sánh
-
Tác dụng chính của phép tu từ so sánh là làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn, câu thơ.
-
Tác dụng với việc mô tả sự vật, sự việc: Phép so sánh giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được tác giả hay người nói miêu tả.
-
Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Phép so sánh giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng tình cảm của người viết, người nghe.
d – Ví dụ phép so sánh
Thường thì biện pháp so sánh thường được sử dụng nhiều trong tục ngữ – ca dao, trong thơ ca và tiểu thuyết.
Ví dụ phép so sánh trong thơ ca:
Ví dụ 1: Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua – Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Các cụm từ được so sánh là tới – qua, non – già.
Ví dụ 2:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say. ( Tống biệt hành – Thâm Tâm)
Các cụm từ được so sánh là: mẹ – chiếc lá bay, chị – hạt bụi, Em – hơi rượu say.
Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ
Ví dụ 1:
Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Các cụm từ so sánh là công cha – Thái Sơn, nghĩa mẹ – nước trong nguồn.
Ví dụ 2: Thân em như chẽn lúa đồng – Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cụm từ so sánh là thân em – chẽn lúa đồng.
Ví dụ phép so sánh trong giao tiếp
-
Ví dụ 1: Mặt trăng sáng
như
ánh đèn.
-
Ví dụ 2: Hôm nay, tâm trạng tôi vui
như
ngày tết.
Phân loại các phép so sánh
Biện pháp so sánh trong tiếng Việt được chia thành 2 loại gồm phép so sánh theo mức độ và phép so sánh theo đối tượng.
1 – Phép so sánh phân loại theo mức độ
Phép so sánh theo mức độ được chia thành 2 loại nhỏ hơn gồm phép so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Phép so sánh ngang bằng: là kiểu so sánh hai vế ngang bằng nhau về ý nghĩa và giữa hai vế có các từ so sánh như “là, như, y như, giống như, như là, tựa như…”
-
Ví dụ 1: Người là cha, là bác, là anh. Ta thấy trong câu này thì tác giả đã so sánh người ( Hồ Chí Minh) như là một người cha, một người anh trong gia đình.
-
Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân. Nghĩa của câu này là so sánh tình anh em như một bộ phận trên cơ thể, không thể tách rời nhau.
Phép so sánh không ngang bằng: giữa hai vế trong phép so sánh này có thể không bằng nhau, chênh lệch nhau, một vế có ý nghĩa hơn vế còn lại. Giữa hai vế phép so sánh không ngang bằng gồm các từ như “hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng, không bằng…”
-
Ví dụ: Con đi đánh giặc mười năm – Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi.
2 – Phép so sánh theo đối tượng
Phép so sánh này được chia thành 3 loại sau:
So sánh cùng loại: Là hai vế A/B trong phép so sánh này có cùng một loại từ như danh từ, động từ, tính từ…Các từ dùng để so sánh hai vế là “như, như là…”
-
Ví dụ 1: Cô giáo như mẹ hiền. Hai cụm từ được so sánh là “cô giáo” và “mẹ hiền” đều là danh từ chỉ người.
-
Ví dụ 2: Nhanh như chớp. Hai từ “nhanh, chớp” đều là động từ.
So sánh khác loại: giữa hai vế phép so sánh này có thể khác loại từ vựng với nhau, có thể vế A là danh từ, vế B là động từ.
-
Ví dụ 1: Tình mẹ bao la như biển Thái Bình.
-
Ví dụ 2: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta – Như dòng sông chảy nặng phù sa.
So sánh giữa cái cái trừu tượng và cái cụ thể và ngược lại
Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn. Cái cụ thể là công cha, còn cái trừu tượng là núi Thái Sơn.
Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh trong tiếng Việt
Các em cần lưu ý và phân biệt giữa phép so sánh tu từ và phép so sánh thông thường.
Phép so sánh thông thường: chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm, gợi hình.
Ví dụ: Phương cao hơn Yến. Ta thấy phép so sánh này chỉ đơn giản là so sánh chiều cao của 2 bạn Phương, Yến và không có bất kỳ tác dụng nghệ thuật nào.
Phép so sánh tu từ: Có tác dụng là làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm hơn.
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Ta thấy trong câu trên tác giả sử dụng phép so sánh tiếng suối như tiếng hát của một thiếu nữ, tạo giá trị gợi hình cao.
Trong một số trường hợp thì từ chỉ phương tiện so sánh và từ chỉ so sánh có thể bị lược bớt.
Giữa hai vế so sánh A và B có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Bài tập biện pháp tu từ so sánh
Bài tập 1: Hãy tìm phép so sánh trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Đáp án bài tập 1:
Những câu có sử dụng biện pháp so sánh là:
-
Nước ầm ầm đổ ra … như thác…
-
rừng đước dựng lên … như hai dãy trường thành…
Tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn trên giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3- 5 câu về chủ đề mùa xuân và trong đoạn văn này có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Đáp án bài tập 2:
Trời đã bớt lạnh giá, không gian chỉ còn se se lạnh. Những nụ đào chúm chím như nụ cười của em bé đang từ từ hé nở. Chim chóc trong vườn đua nhau hót véo von. Mùa xuân thật sự đang đến ngày một gần.
Kết luận: Đây là những kiến thức về biện pháp so sánh, phân loại, cách nhận biết và sử dụng chi tiết nhất mà các em cần nắm vững nha.