Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao | Huggies

Nuôi con, mẹ không thực sự cần phải theo một chuẩn mực hay gò bó theo một tiêu chuẩn của bất kỳ biểu đồ theo dõi tăng trưởng của trẻ nào. Nhưng biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh cung cấp một tài liệu tham khảo tiêu chuẩn cho sự phát triển của trẻ và được tin tưởng bởi các bác sĩ nhi khoa. Mời mẹ tìm hiểu biểu đồ tăng trưởng, phát triển của trẻ theo chuẩn WHO ngay trong bài viết này nhé!

Biểu đồ tăng trưởng

là gì?

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Trước đây, các bác sĩ sử dụng mẫu biểu đồ của Trung tâm liên hiệp quốc về kiểm soát bệnh tật (trước đây là Trung tâm quốc gia thống kê sức khoẻ). Hiện nay được gọi là bảng xếp hạng phần trăm của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh dịch). Nhưng gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra biểu đồ tăng trưởng riêng phản ánh chính xác hơn sự tăng trưởng của trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do trẻ bú mẹ có xu hướng tăng cân khác với trẻ bú sữa công thức.

Tham khảo: Tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ sẽ tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu và những tháng sau đó thì quá trình tăng cân ổn định lại. Trong khi trẻ uống sữa công thức thì tăng cân đều đặn hơn. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng cách các chuyên gia sức khoẻ đọc biểu đồ tăng trưởng của bé. Khi thấy quá trình tăng cân ổn định ở trẻ bú mẹ, thay vì bình thường hoá chuyện này thì mọi người lại ép bé bú nhiều hơn. Biểu đồ phát triển của trẻ từ WHO cũng có thể áp dụng cho trẻ uống sữa công thức.

Biểu đồ tăng trưởng giúp các bác sĩ và phụ huynh theo dõi được sức khỏe và phát triển của trẻ.

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại biểu đồ được in trên 2 mặt của 1 tờ biểu đồ và được theo dõi song song là biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi. Với trẻ dưới 24 tháng tuổi, chiều cao của được đo nằm trên thước đo nằm và với trẻ trên 24 tháng tuổi, chiều cao sẽ được do bằng thước đo đứng. Biểu đồ tăng trưởng màu hồng dành cho bé gái và màu xanh dành cho bé trai.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Biểu đồ tăng trưởng đã

thay đổi ra sao?

Lúc trước, biểu đổ phát triển của trẻ chủ yếu tập trung vào dinh dưỡng. Nhưng thời gian gần đây, biểu đồ này còn hiệu quả trong việc xác định nguy cơ thừa cân hoặc béo phì của bé. Biểu đồ tăng trưởng có thể dùng chung với biểu đồ phần trăm chỉ số khối cơ thể theo tuổi. Và còn nhiều cách khác để theo dõi biểu đồ tăng trưởng sức khoẻ của bé.

Biểu đồ tăng trưởng còn là cách tốt để chính phủ đánh giá sức khoẻ và phúc lợi của dân số.

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

Tại sao phải dùng biểu đồ tăng trưởng cho bé?

Làm cha mẹ luôn muốn biết con mình phát triển đến đâu để có thể làm mọi thứ hỗ trợ cho bé khi cần. Biểu đồ tăng trưởng là cách tốt để kiểm tra mọi thứ diễn ra thế nào.

Biểu đồ tăng trưởng thường cho giá trị trung bình: sự phát triển bình quân của bé cùng tuổi cùng giới, ở cùng quốc gia có cùng cách sống và nguồn dinh dưỡng. Mục tiêu của biểu đồ tăng trưởng là cung cấp phương tiện đánh giá chính xác mỗi bé tăng trưởng có phù hợp giới tính và lứa tuổi hay không. Mặc dù mỗi bé là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng vẫn cần theo một tốc độ phát triển phù hợp. Biểu đồ tăng trưởng cũng cho thấy quá trình chuyển tiếp từ tình trạng phụ thuộc qua tình trạng tự lập hơn.

Nếu bé sinh non, tuổi thai và tuổi điều chỉnh của bé cũng được ghi nhận vào biểu đồ. Biểu đồ tăng trưởng dành cho ba mẹ, bác sĩ, điều dưỡng và các chuyên gia sức khoẻ sử dụng. Mỗi bé đều có biểu đồ riêng theo dõi từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thông tin chi tiết và hình ảnh biểu đồ tăng trưởng của bé trai và bé gái

Hướng dẫn đọc biểu đồ tăng trưởng của bé chính xác

Hướng dẫn đọc biểu đồ tăng trưởng của bé chính xác

< -3SD: Suy dinh dưỡng nặng
< -2SD: Suy dinh dưỡng vừa
-2SD – +2SD: Bình thường
> +2SD: Thừa cân

Đối với biểu đồ cân nặng

  • Màu vàng: cân nặng cao hơn so với tuổi

  • Xanh nhạt: Cân nặng bình thường.

  • Cam nhạt: suy dinh dưỡng vừa

  • Cam đậm: suy dinh dưỡng nặng

    Đối với biểu đồ chiều cao, chiều dài

  • Màu vàng: chiều dài đứng, chiều cao đứng cao hơn tuổi
  • Xanh nhạt: chiều dài đứng, chiều cao đứng cao bình thường
  • Cam nhạt: thấp còi độ 1

  • Cam đậm: thấp còi độ 2

  • Biểu đồ cân nặng của bé gái

    Biểu đồ cân nặng của bé gái

    Biểu đồ phát triển chiều cao của bé gái

    Biểu đồ phát triển chiều cao của bé gái

    Biểu đồ cân nặng của bé trai

    Biểu đồ cân nặng của bé trai

    Biểu đồ phát triển chiều cao của bé trai

    Biểu đồ phát triển chiều cao của bé trai

    Biểu đồ tăng trưởng được dùng như thế nào?

    • Sự tăng trưởng của bé được đo định kì và ghi lại trong biểu đồ tăng trưởng.
    • Cân nặng, chiều cao và vòng đầu là 3 yếu tố để đánh giá.
    • Mỗi yếu tố trên sẽ được đánh dấu trong biểu đồ liên quan.
    • Mỗi số đo riêng lẻ không quan trọng bằng đường cong hoặc biểu đồ phát triển theo thời gian.
    • Không nên đánh giá từng giá trị đo riêng lẻ, mà phải tìm mối liên quan với giá trị trước đó.
    • Nếu đường cong lõm xuống hoặc bằng phẳng, bé có thể chậm tăng trưởng.
    • Nếu được thì nên dùng cùng 1 chiếc cân để đo cho các bé.
    • Cân nặng chính xác để đánh giá là cân nặng không có quần áo. Tương tự với chiều cao. Ước lượng cân nặng của quần áo và tả thật ra không chính xác.
    • Đừng dùng biểu đồ tăng trưởng như là phương tiện duy nhất để đánh giá. Bạn còn nên dựa thêm vào bé hoạt động và phát triển như thế nào

    Những yếu tố ảnh hưởng sự tăng trưởng của bé

    Tuổi thai là yếu tố quan trọng trong biểu đồ tăng trưởng. Rõ ràng bé sinh non sẽ nhẹ cân hơn bé sinh đủ tháng (38-42 tuần). Nhưng bé sinh nhẹ cân đôi khi có tốc độ tăng cân tốt hơn bé sinh đủ cân. Nguyên là vì cân nặng lúc sinh thật ra chỉ liên quan đến điều kiện trong tử cung hơn là các yếu tố di truyền.

    Yếu tố chính ảnh hưởng sự tăng trưởng là giới tính (bé trai có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn bé gái), gen, môi trường, sức khoẻ tổng quát, dinh dưỡng và các yếu tố tăng trưởng cá nhân. So sánh giữa các bé thì không giúp ích gì nhưng khi dùng biểu đồ tăng trưởng, người ta xu hướng thoải mái hơn. Bởi vì dù bé có là cá nhân riêng biệt và sẽ tăng trưởng với tốc độ riêng thì vẫn có thể so sánh với tốc độ tăng trưởng của các bé cùng tuổi và giới.

    Cân nặng lúc sinh có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai của bé không?

    Mẹ thân mến, thực tế, cân nặng khi sinh không mang tính quyết định trong việc phát triển của bé. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của con trong tương lai chính là:

    Di truyền: Theo các nhà nghiên cứu, trẻ được thừa hưởng hầu hết gen của bố và mẹ. Vì vậy, di truyền được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ.
    Chế độ dinh dưỡng: Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. 

    • Môi trường sống:

      Khí hậu ô nhiễm, ít được tổng hợp vitamin D từ nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé.

    • Bệnh lý mãn tính

      : Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.

    • Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ:

      Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé cũng xuất phát từ mặt “sức khỏe tinh thần”. Những bé được ba mẹ gần gũi chăm sóc sẽ phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hơn.

    • Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú:

      Trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ bầu bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết như: sắt, axit folic, canxi, DHA,… thì con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe tinh thần, lẫn trí tuệ và kỹ năng vận động.

    • Vận động thể chất:

      Với trẻ dưới 1 tuổi, các hoạt động thể chất sẽ không nhiều. Nhưng đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao – cân năng của bé không thể không kể đến.

    • Chất lượng giấc ngủ:

      Trong quá trình bé ngủ sâu, các hormones phát triển cơ xương vẫn tiếp tục làm việc năng nổ, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, giúp bé đạt chiều cao lý tưởng.

    Tham khảo: Cách giúp bé ngủ ngon

    Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được dùng như thế nào?

    Khi nào bạn cần lo lắng về biểu đồ tăng trưởng của bé?

    Bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để hỏi thăm bé tăng trưởng như thế nào. Cân nặng thường không cố định ở trẻ em mà thay đổi mỗi ngày mỗi tuần. Bạn nên nhớ sự phát triển theo thời gian mới là quan trọng,một hai con số đo chiều cao hay cân nặng không nói lên được gì.

    Dấu hiệu tăng trưởng

    của bé

    Bình thường, bé sẽ mất khoảng 2 tuần sau sinh để đạt lại cân nặng lúc sinh. Thỉnh thoảng, điều này không đúng nhất là khi bé sinh non hoặc bé bệnh hoặc khó cho bú.

    Các dấu hiệu chứng tỏ bé đang tăng trưởng:

    • Mặc đồ chật. Chân và tay bé không còn vừa những quần áo đang mặc và bạn phải mua đồ lớn hơn.

    • Da căng chắc. Em bé có da nhão và nhăn nheo do không đủ lớp mỡ dưới da.

    • Bé uống sữa không đủ sẽ có vẻ mặt trông giống ông cụ non và nhìn già hơn tuổi thật của bé. Bé nhìn cũng có vẻ lo lắng và nhăn nhó.

    • Bé có vẻ tỉnh táo, năng động, đáp ứng tốt và nét mặt sáng sủa mỗi khi bé thức.

    • Bé cần được đánh thức để cho bú, có dấu hiệu khi đói và ngủ yên vài giờ sau khi bú xong.

    • Đi tiêu tiểu thường xuyên. Bé cần tiểu ít nhất 6 lần mỗi ngày. Bé có thể đi tiêu không thường xuyên nhất những bé lớn còn bú mẹ nhưng phân của bé thì phải mềm.

    • Bé nên tăng cân, chiều cao và vòng đầu đều đặn.

    • Bé đạt được những mốc phát triển quan trọng. Những cột mốc này sẽ khác nhau ở mỗi bé.

    Cân nặng bình quân 12 tháng đầu đời của trẻ

    Lúc mới sinh đến 3 tháng: tăng 150-200 gram mỗi tuần.

    3 tháng – 6 tháng tuổi: tăng 100-150 gram mỗi tuần.

    6 tháng – 12 tháng: tăng 70-90 gram mỗi tuần.

    Khi bé ở trong vùng phần trăm thấp lúc mới sinh, nhất là đứng ở hạng 3 hoặc 10, nên theo dõi sát sự tăng trưởng của bé. Giảm từ mức phần trăm này xuống mức khác hoặc qua hơn 2 mức phần trăm là dấu hiệu cảnh báo. Cần phải xem xét kỹ hơn sự tăng trưởng của bé.

    Biểu đồ tăng trưởng có thể dự đoán chiều cao và cân nặng của bé lúc trưởng thành miễn là tốc độ tăng trưởng của bé ổn định. Nếu có sự thay đổi tốc độ tăng trưởng, đột ngột giảm hoặc tăng, thì mẹ nên xem xét lại xem bé có vấn đề gì không. Nếu mẹ có gì lo lắng về sự tăng trưởng của bé, hay phát hiện dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đến gặp bác sĩ tư vấn thêm.

    Tham khảo: Cách chăm sóc bé

    Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có cái nhìn tổng quát về biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu mẹ còn những thắc mắc về quá trình phát triển của bé, đừng ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia Huggies để được giải đáp nhé.