Bitcoin Hard Fork là gì? Cách hoạt động của các Fork | Coinvn
Có thể bạn đã nghe về Hard Fork hay Soft Fork nhưng vẫn mơ hồ về các khái niệm này. Đã có một số Hard Fork khá quan trọng trong lịch sử tiền mã hóa và Blockchain. Vậy chính xác thì Bitcoin hard fork là gì và chúng hoạt động như thế nào? Hãy cùng Coinvn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Bitcoin Hard Fork là gì?
Hard Fork là một sự thay đổi cơ bản đối với giao thức của mạng làm cho các khối và giao dịch không hợp lệ trước đây trở nên hợp lệ hoặc ngược lại. Nó là một bản cập nhật phần mềm mới được thực hiện bởi các Blockchain hoặc mạng lưới tiền mã hóa không tương thích với giao thức Blockchain hiện tại. Hard Fork gây ra sự chia tách vĩnh viễn thành hai mạng lưới riêng biệt chạy song song.
Hard Fork là gì?
Không giống như Soft Fork, về cơ bản là các bản cập nhật tương thích ngược, Hard Fork thiết lập sự thay đổi vĩnh viễn trong các quy tắc của giao thức Blockchain, với mỗi phiên bản đều có các giao dịch và khối riêng của nó.
Do các quy tắc xung đột của các mạng này, các nút của Blockchain triển khai phần mềm được nâng cấp sẽ ngừng sử dụng phiên bản trước đó, gây ra các vấn đề không tương thích. Một đợt Hard Fork yêu cầu tất cả các nút hoặc người dùng phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Điều này buộc các thợ đào phải lựa chọn giữa cập nhật lên phiên bản mới và tuân thủ các quy tắc của nó hoặc tiếp tục trên một phần mềm cũ đã lỗi thời.
Giao thức Blockchain là gì?
Mỗi Blockchain được điều chỉnh bởi một tập hợp các quy tắc khác nhau mà những người tham gia mạng lưới phải tuân theo. Các quy tắc này tạo ra các thông số và tiêu chuẩn nhất định cho khai thác, đặt cược, kết nối nút, chi tiết giao dịch cụ thể mà tất cả những người tham gia phải tuân theo.
Vậy tại sao chúng ta lại cần cập nhật giao thức này? Chúng tôi đã tổng hợp 3 lý do cơ bản nhất dưới đây.
Để khắc phục các lỗ hổng bảo mật quan trọng được phát hiện trong các phiên bản cũ
Vì tiền mã hóa là một phát minh tương đối mới, nên gần đây nó mới bước vào thời kỳ phát triển. Có thể so sánh với loại tiền tệ thông thường phải mất nhiều năm thay đổi phiên bản giấy, màu sắc, phông chữ, các lớp phủ bảo mật để phát triển đồng USD hay Euro mà chúng ta biết ngày nay.
Hiện nay, muốn làm giả tiền giấy phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Tương tự như vậy, sẽ mất một khoảng thời gian để tìm ra tất cả các rủi ro bảo mật tiền mã hóa để khắc phục chúng.
Để thêm các chức năng mới
Windows 10.
Ví dụ trên thực tế là hệ điều hành Microsoft Windows, về cơ bản có nghĩa là Windows đầu tiên đã phải trải qua vô số các cuộc cải tiến để chúng ta có Windows 10 ngày hôm nay. Mã Blockchain cũng vậy, nó được nâng cấp từ năm này sang năm khác.
Vì là sự phát triển các mã nguồn mở, các nhà phát triển trên toàn thế giới sẽ đề xuất những cải tiến của họ cho cộng đồng. Nếu một tính năng đủ tốt và được chấp nhận rộng rãi, nó sẽ được thêm vào phiên bản tiếp theo.
Để đảo ngược các giao dịch
Chúng ta có thể lấy ví dụ những đồng USD giả. Chính phủ có thể tống những kẻ lừa đảo vào tù nhưng rất khó có thể hoàn trả cho tất cả những người đã dùng nó như tiền thật. Trong thế giới tiền mã hóa, bạn thực sự có thể giảm thiểu các thiệt hại rủi ro. Khi cộng đồng phát hiện ra có bất kỳ vi phạm bảo mật nào thật sự nghiêm trọng, họ có thể tuyên bố tất cả các giao dịch được thực hiện từ một ngày cụ thể nào đó không còn tồn tại, tất cả như chưa có chuyện gì xảy ra.
So sánh Hard Fork và Soft Fork
Hard Fork và Soft Fork về cơ bản giống nhau, nghĩa là khi mã hiện tại của nền tảng tiền mã hóa được thay đổi, một phiên bản cũ vẫn còn trên mạng lưới trong khi phiên bản mới được tạo.
Cách hoạt động của Soft Fork
Như đã đề cập ở phía trên, Soft Fork là một sự thay đổi về giao thức, nhưng có khả năng tương thích ngược.
Lấy các quy tắc giao thông làm ví dụ. Ở Mỹ, khi lái xe trên đường cao tốc, tốc độ cho phép tối thiểu là 48 km/h và tối đa không được vượt quá 96 km/h. Một ngày nào đó, chính phủ quyết định rằng, từ bây giờ, mức tối thiểu là 64 km/h và tối đa là 112 km/h.
Vậy điều gì sẽ xảy ra? Hầu hết với các tài xế thường lái với vận tốc trung bình khoảng 80 km/h thì sẽ coi như không có gì xảy ra. Họ vẫn đủ điều kiện lái xe và không vi phạm mức tối thiểu mới. Nhưng đối với những người hay lái ở mức 48km/h thì phải thay đổi bằng cách tăng tốc lên.
Theo cách tương tự, bạn không cần phải nâng cấp ngay phiên bản Blockchain của mình lên phiên bản Soft Fork và bạn có thể hoạt động chính xác như những gì bạn đã làm trước đây, trừ khi bạn muốn làm điều gì đó chống lại giao thức mới.
Cách hoạt động của Soft Fork. Nguồn: Cointelegraph.
Cách hoạt động của Hard Fork
Nếu chúng ta tiếp tục với ví dụ về giao thông, Hard Fork về cơ bản là tạo ra một vũ trụ song song mới với đường cao tốc riêng, trình điều khiển và vận tốc lái xe mới.
Hãy quay lại với thuật ngữ tiền mã hóa. Với Hard Fork, cả Blockchain cũ và mới đều tồn tại song song với nhau, có nghĩa là phần mềm phải được cập nhật để hoạt động theo các quy tắc mới.
Sau một đợt Hard Fork, phiên bản trước đó và phiên bản mới hoàn toàn được tách ra, không có tùy chọn giao dịch hoặc liên lạc giữa hai phiên bản. Thông thường, phiên bản mới kế thừa tất cả các lịch sử giao dịch trước đó và kể từ bây giờ, mỗi phiên bản sẽ có lịch sử giao dịch riêng.
Cách hoạt động của Hard Fork. Nguồn: Cointelegraph.
Tại sao lại xảy ra Hard Fork?
Có một số lý do tại sao các nhà phát triển có thể thực hiện một đợt Hard Fork, chẳng hạn như sửa chữa các rủi ro bảo mật quan trọng được tìm thấy trong các phiên bản cũ hơn của phần mềm, để thêm chức năng mới hoặc để đảo ngược các giao dịch — chẳng hạn như khi chuỗi khối Ethereum tạo ra một đợt Hard Fork để đảo ngược vụ tấn công vào Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).
Các Hard Fork của tiền mã hóa có thể giúp vá các lỗ hổng bảo mật trong các giao thức, giới thiệu các tính năng mới hoặc chức năng tốt hơn và thay đổi phần thưởng khai thác hoặc phí giao dịch, cũng như tốc độ và quy mô mà tại đó các giao dịch của Blockchain được xác thực. Quan trọng là, Hard Fork có thể giúp các Blockchain nhỏ hơn đảo ngược các giao dịch độc hại trong đó những kẻ xấu đã tấn công hoặc lừa đảo người dùng rút tiền của họ.
Các sự kiện Hard Fork nổi bật
Sự kiện The DAO
The DAO.
Ví dụ đáng chú ý nhất đó là việc tạo ra chuỗi Ethereum mới sau khi chuỗi ban đầu, hiện được gọi là Ethereum Classic, bị một vụ hack kinh hoàng 150 triệu USD vào 20/07/2016 do các lỗ hổng bảo mật. Để khôi phục tiền của các nạn nhân, Ethereum Foundation đã triển khai một bản cập nhật mới giúp khôi phục các giao dịch bất hợp pháp tiếp theo.
Sau vụ hack, cộng đồng Ethereum gần như nhất trí bỏ phiếu ủng hộ một đợt Hard Fork để khôi phục các giao dịch đã lấy đi hàng chục triệu USD tiền kỹ thuật số của một hacker ẩn danh. Hard Fork cũng giúp chủ sở hữu mã thông báo DAO nhận được tiền Ether (ETH) của họ.
Đề xuất về một đợt Hard Fork không hoàn toàn xóa hẳn lịch sử giao dịch của mạng lưới. Thay vào đó, một hợp đồng thông minh mới được tạo ra để chuyển các quỹ gắn với DAO sang đó với mục đích duy nhất là cho phép các chủ sở hữu ban đầu rút tiền của họ.
Sự kiện Bitcoin Cash
Hard Fork nổi tiếng nhất vào 01/07/2017 của Bitcoin, nó đã tạo ra Bitcoin Cash.
Tất nhiên, không thể không nhắc đến đợt Hard Fork nổi tiếng nhất vào 01/07/2017 của Bitcoin, nó đã tạo ra Bitcoin Cash. Một cuộc tranh cãi cộng đồng kéo dài đã xảy ra khi các thợ đào Bitcoin Cash cập nhật lên phiên bản giao thức giúp tăng kích thước của khối từ 1MB lên 8MB. Sự khác biệt của Bitcoin Cash so với Bitcoin ban đầu là tốc độ giao dịch cao hơn và ít phân cấp hơn.
Sau Hard Fork, Bitcoin Cash trở thành một loại tiền tệ mới, riêng biệt, tất cả những ai có Bitcoin trước Hard Fork đều nhận được số tiền như nhau trong ví Bitcoin Cash. Do đó, Bitcoin và Bitcoin Cash hiện tồn tại dưới dạng hai Blockchain cực kỳ khác nhau, phục vụ cho các cộng đồng khác nhau với các quy tắc và mục tiêu riêng của họ.
Tổng kết
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù Fork, đặc biệt là Hard Fork, có thể gây ra nhiều gián đoạn, nhưng chúng rất cần thiết để khắc phục các vấn đề bảo mật để giúp mạng lưới tiền mã hóa hoạt động tốt hơn. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về Bitcoin Hard Fork. Hãy đón đọc các bài viết hữu ích tiếp theo nhé!